• Zalo

Ai mang cái lạnh chết chóc phủ trắng Châu Âu?

Thế giớiChủ Nhật, 05/02/2012 04:16:00 +07:00Google News

(VTC News) - Các nhà nghiên cứu thời tiết cho rằng có một mối liên quan giữa sự tan băng Bắc cực với những cơn gió lạnh lẽo và chết chóc vừa quét qua Châu Âu.

(VTC News) - Các nhà nghiên cứu thời tiết cho rằng có một mối liên quan giữa sự tan băng Bắc cực với những cơn gió lạnh lẽo và chết chóc vừa quét qua Châu Âu.

>> Ảnh: Châu Âu 'đóng băng' dưới cái lạnh khủng khiếp
>> Rét khủng khiếp, Anh huy động quân đội đối phó
>> Đông Âu rét khủng khiếp, gần 100 người chết

>> Nơi lạnh nhất thế giới: Dân sống thế nào?

Theo các nhà khoa học, thời tiết lạnh giá tại Anh và một số nước Châu Âu hiện nay có mối liên quan mật thiết đến sự tan chảy băng Bắc cực, hay nói cách khác chính là sự nóng lên toàn cầu. Những vùng biển băng Barents và Kara miền bắc nước Nga đã bị tan chảy rất nhiều là câu trả lời cho những cơn gió chết chóc đã cướp đi 221 sinh mạng trong tuần qua.

Hiện tại nơi chịu hậu quả nặng nề nhất vẫn là Ukraine, đa số những người thiệt mạng tại đây đều là người vô gia cư và phải tá túc qua đêm trên đường phố. Những căn lều tạm cùng các trang thiết bị sưởi ấm và nhu yếu phẩm đã được cung cấp để hỗ trợ cho họ. Cũng thuộc khu vực này, ở Romani đã có 24 người chết và con số này tại Ba Lan là 17.
Các nghiên cứu khẳng định sự liên quan giữa việc tan băng ở Bắc cực và những cơn gió lạnh giá, chết chóc bất thường tại Châu Âu hiện nay. 

Các chuyên gia đang ngày càng tin rằng việc băng Bắc cực tan là yếu tố chủ đạo dẫn đến việc biến đổi các dòng hải lưu cũng như không khí di chuyển tại Châu Âu. Đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực có áp suất không khí cao tại miền bắc nước Nga. 

Tan băng dẫn đến những cơn gió lạnh và nguy hiểm đã xuất hiện, thổi từ vùng cực bắc và Siberia tới vùng Tây Âu và Vương quốc Anh. Nguyên nhân đằng sau đó là những con gió thổi ngược về phía Tây Bắc nước Nga sinh ra do băng vùng biển phía Bắc bị tan.
Một phụ nữ đang cố gắng ủ ấm cho chú chó của mình ở ngoại ô Kiev (Ucraina) hôm 4/2. Ảnh: AFP 

Theo Giáo sư Stefan Rahmstorf đến từ Viện Nghiên cứu khí hậu Potsdam, những biến đổi hiện nay hoàn toàn phù hợp với những gì máy tính đã mô tả về sự thay đổi của Trái Đất để thích nghi với việc băng Bắc cực tan do sự nóng lên toàn cầu.

Những vùng biển có băng bao phủ hoạt động như một vùng biển nóng và có nhiệt độ ấm hơn không khí bên trên, tạo ra những khu vực có áp suất cao tại biển Barents và điều tiết khí hậu Châu Âu. Năm nay băng tại biển Barents và Kara đã giảm, đồng thời nhiệt độ không khí trong khu vực lại tăng. Điều này đã làm biến đổi những dòng không khí thông thường, dẫn đến tình trạng lạnh giá kéo dài và khắc nghiệt như hiện nay.

Tùng Đinh


Bình luận
vtcnews.vn