>>>Từ yêu, tôi chuyển sang ghét MU
>>> Tôi đã phải lòng MU như thế nào
1.Fan phong trào
Từ lâu, “Fan phong trào” (FPT) đã trở thành tên gọi chung của tập hợp những người rất ít xem hoặc thậm chí không hề biết gì về bóng đá, tuy nhiên khi được hỏi “bạn là Fan đội bóng nào” thì họ sẽ không ngần ngại trả lời: MU, Chelsea, Man City, Barca, Real…toàn tên các CLB nổi tiếng được các phương tiện truyền thông đưa tin hàng ngày.
Khi tự nhận mình là fan của các đội bóng lớn, họ có thể khá tự hào mà không hề biết rằng, chính những fan phong trào như họ đang làm hình ảnh của đội bóng càng ngày càng xấu đi trong mắt Anti fan.
Rất nhiều Fan phong trào tự nhận mình là fan mà có thể ngay đến tên đội bóng ấy họ cũng viết sai. Đừng cho là tôi đang nói quá nhằm mục đích nhấn mạnh, trên thực tế tôi đã lùng sục rất nhiều Fan Page của các CLB trên Facebook, và phát hiện không ít “Fan ruột” viết sai tên đội bóng, huấn luyện viên hay tên cầu thủ.
Ngay đến một người đã nổi đình nổi đám trong làng bóng đá thế giới, đến nỗi người ta đã gắn chữ “sir” để tỏ lòng tôn kính: Sir Alex Ferguson, cũng bị khá nhiều Fan Mu viết nhầm thành Six Alex, Alex Feguson…
2. Fan phong trào chỉ là bước chạy đà, chớ vội tăng tốc !
Tôi vẫn còn nhớ vào mùa giải 2004-2005, Manchester United đang trình diễn một lối đá cưc kì ấn tượng, dĩ nhiên là vì thế Fan Mu trở nên rất đông và cuồng nhiệt. Nhưng cũng chính sự cuồng nhiệt đến phát cuồng của đại đa số Fan Mu mà tôi-một người vốn dị ứng với tâm lý đám đông-dần dần có ác cảm với MU, và tôi lựa chọn cổ vũ Chelsea như một sự chống đối !
Ban đầu, tôi cũng là một Fan phong trào đích thực, tôi xem Chelsea đá một cách rất hời hợt và không mấy quan tâm đến kết quả trận đấu. Nhưng càng ngày, khi chứng kiến lối đá vừa mạnh mẽ vừa hoa mỹ của các cầu thủ áo xanh, tôi dường như bị ngấm luôn màu xanh vào máu.
Khoảng tháng 5 năm đó, Chelsea có một trận đấu quyết định với chính đối thủ cạnh tranh Manchester United, tôi đã nghẹn lại khi chứng kiến Chelsea phải chịu bàn thua từ rất sớm, và vỡ òa khi các chàng trai áo xanh có một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, 3-1 và chức vô địch cho The Blues sau thời gian dài chờ đợi. Từ đó tôi đã thực sự yêu Chelsea, một tình yêu âm thầm nhưng mãnh liệt.
Tới đây, rất nhiều người sẽ đưa ra quan điểm giống nhau, chẳng phải ai cũng như vậy sao, vì ấn tượng với những danh hiệu mà đội bóng đạt được nên mới thích, như vậy ai cũng từng là một Fan phong trào, rồi dần dần mới trở thành Fan chân chính!
Đồng ý Fan phong trào là bước khởi đầu của quá trình trở thành Fan đích thực, nhưng trước khi dành đủ tình yêu cho đội bóng thì đừng bao giờ vỗ ngực tự xưng là Fan.
Giống như việc bạn mới làm quen được với một cô gái mà đã vỗ ngực tự nhận cô ấy là người yêu, điều đó đương nhiên sẽ làm cô gái và những người xung quanh cảm thấy rất khó chịu.
3. Fan phong trào và số phận những chiếc áo đấu
Sau khi giành được chiếc cup danh giá nhất Châu Âu, những chiếc áo màu xanh của Chelsea đang trở thành mốt mới trên thị trường đồ thể thao.
Khắp mọi nơi trên phố, đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp những “Torres”, “Terry”, “A.Cole”… chạy tung tăng. Thật đáng buồn thay khi nhìn vào độ tuổi của những đứa bé, chúng hoàn toàn chưa hình thành ý thức hệ về tình yêu bóng đá cũng như tình yêu CLB. Chỉ đơn thuần khi nghe được tin Chelsea vô địch trên các chương trình TV và hôm sau sẽ diện bộ “Torres” mới mua ra đường để khoe với bạn bè.
Cứ thế, một lượng lớn “Fan Chelsea” hình thành, họ luôn miệng khen Chelsea đá hay mà chưa hề xem qua cách Chelsea đoạt ngôi vô địch, đó là nỗ lực không biết mệt mỏi của cả một tập thể cộng thêm sự giúp sức của Thần May Mắn.
Và thật thương cảm thay, nếu mùa giải năm nay Chelsea không giành được thêm một danh hiệu, chắc chắn những chiếc áo đẹp đẽ kia sẽ bị tống vào góc tủ hoặc thậm chí bị quăng vào sọt rác một cách không thương tiếc, để nhường chỗ cho áo của một nhà vô địch mới.
Trước Chelsea, chiếc áo truyền thống sọc xanh tím của Barcelona cũng đã vô tình trở thành nạn nhân của rất rất nhiều Fan phong trào tại Việt Nam.
4.Anti Fan không anti đội bóng, họ chỉ anti Fan phong trào!!!
Sự tất yếu theo quy tắc hai mặt của một vấn đề, có Fan, cũng sẽ có anti fan. Và hầu hết những Fan chân chính đều có chung một tâm sự: “giá như có ít Fan phong trào hơn thì đội bóng sẽ có ít anti fan hơn!”
Nhiều anti fan MU cho biết: “thực ra chúng tôi chỉ ghét những Fan cuồng MU, các bạn luôn tự nhận là Manucian rồi đem ra khoe cúp…”.
“MU đã từng thể hiện lối đá rất đẹp và Fan của họ cũng cổ vũ một cách rất lịch sự, nhưng càng ngày tôi càng ghét MU bởi họ có quá nhiều Fan phong trào chuyên đi so sánh MU với các đội bóng khác!”.
Như vậy có thể thấy, Fan phong trào đang trở thành nguyên nhân chính khiến cho anti fan hình thành sự thành kiến với CLB.
Đương nhiên yêu thích hay mặc áo đấu của một CLB nào đó là quyền tự do của mỗi người, nhưng nên nhớ cho một điều, khi khoác lên mình những bộ áo giáp thì bạn đã là những chiến binh.
Chiếc áo truyền thống không chỉ đơn thuần là một bộ trang phục mà nó còn mang ý nghĩa cao cả giống như linh hồn và là niềm tự hào của cả một CLB. Vì vậy, bạn có quyền mặc nó, có quyền tự hào vì nó, nhưng xin đừng làm vấy bẩn những chiếc áo ấy bằng hành động không đẹp.
Bạn đã biết vì sao Logo của CLB luôn được may bên trái chiếc áo đấu chưa??? Đó chính là nơi gần trái tim của bạn nhất !!!
Trường Giang
* Bài viết nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Bóng đá: Tôi yêu&Tôi ghét" do VTC News phối hợp cùng Alpha Books tổ chức.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không thể hiện quan điểm của tòa báo.
>>> Tôi đã phải lòng MU như thế nào
1.Fan phong trào
Từ lâu, “Fan phong trào” (FPT) đã trở thành tên gọi chung của tập hợp những người rất ít xem hoặc thậm chí không hề biết gì về bóng đá, tuy nhiên khi được hỏi “bạn là Fan đội bóng nào” thì họ sẽ không ngần ngại trả lời: MU, Chelsea, Man City, Barca, Real…toàn tên các CLB nổi tiếng được các phương tiện truyền thông đưa tin hàng ngày.
Các fan thỉnh thoảng cũng viết sai tên CLB mình ưa thích? |
Khi tự nhận mình là fan của các đội bóng lớn, họ có thể khá tự hào mà không hề biết rằng, chính những fan phong trào như họ đang làm hình ảnh của đội bóng càng ngày càng xấu đi trong mắt Anti fan.
Rất nhiều Fan phong trào tự nhận mình là fan mà có thể ngay đến tên đội bóng ấy họ cũng viết sai. Đừng cho là tôi đang nói quá nhằm mục đích nhấn mạnh, trên thực tế tôi đã lùng sục rất nhiều Fan Page của các CLB trên Facebook, và phát hiện không ít “Fan ruột” viết sai tên đội bóng, huấn luyện viên hay tên cầu thủ.
Ngay đến một người đã nổi đình nổi đám trong làng bóng đá thế giới, đến nỗi người ta đã gắn chữ “sir” để tỏ lòng tôn kính: Sir Alex Ferguson, cũng bị khá nhiều Fan Mu viết nhầm thành Six Alex, Alex Feguson…
2. Fan phong trào chỉ là bước chạy đà, chớ vội tăng tốc !
Tôi vẫn còn nhớ vào mùa giải 2004-2005, Manchester United đang trình diễn một lối đá cưc kì ấn tượng, dĩ nhiên là vì thế Fan Mu trở nên rất đông và cuồng nhiệt. Nhưng cũng chính sự cuồng nhiệt đến phát cuồng của đại đa số Fan Mu mà tôi-một người vốn dị ứng với tâm lý đám đông-dần dần có ác cảm với MU, và tôi lựa chọn cổ vũ Chelsea như một sự chống đối !
|
Khoảng tháng 5 năm đó, Chelsea có một trận đấu quyết định với chính đối thủ cạnh tranh Manchester United, tôi đã nghẹn lại khi chứng kiến Chelsea phải chịu bàn thua từ rất sớm, và vỡ òa khi các chàng trai áo xanh có một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, 3-1 và chức vô địch cho The Blues sau thời gian dài chờ đợi. Từ đó tôi đã thực sự yêu Chelsea, một tình yêu âm thầm nhưng mãnh liệt.
Tới đây, rất nhiều người sẽ đưa ra quan điểm giống nhau, chẳng phải ai cũng như vậy sao, vì ấn tượng với những danh hiệu mà đội bóng đạt được nên mới thích, như vậy ai cũng từng là một Fan phong trào, rồi dần dần mới trở thành Fan chân chính!
Đồng ý Fan phong trào là bước khởi đầu của quá trình trở thành Fan đích thực, nhưng trước khi dành đủ tình yêu cho đội bóng thì đừng bao giờ vỗ ngực tự xưng là Fan.
Giống như việc bạn mới làm quen được với một cô gái mà đã vỗ ngực tự nhận cô ấy là người yêu, điều đó đương nhiên sẽ làm cô gái và những người xung quanh cảm thấy rất khó chịu.
3. Fan phong trào và số phận những chiếc áo đấu
Sau khi giành được chiếc cup danh giá nhất Châu Âu, những chiếc áo màu xanh của Chelsea đang trở thành mốt mới trên thị trường đồ thể thao.
Khắp mọi nơi trên phố, đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp những “Torres”, “Terry”, “A.Cole”… chạy tung tăng. Thật đáng buồn thay khi nhìn vào độ tuổi của những đứa bé, chúng hoàn toàn chưa hình thành ý thức hệ về tình yêu bóng đá cũng như tình yêu CLB. Chỉ đơn thuần khi nghe được tin Chelsea vô địch trên các chương trình TV và hôm sau sẽ diện bộ “Torres” mới mua ra đường để khoe với bạn bè.
Cứ thế, một lượng lớn “Fan Chelsea” hình thành, họ luôn miệng khen Chelsea đá hay mà chưa hề xem qua cách Chelsea đoạt ngôi vô địch, đó là nỗ lực không biết mệt mỏi của cả một tập thể cộng thêm sự giúp sức của Thần May Mắn.
Và thật thương cảm thay, nếu mùa giải năm nay Chelsea không giành được thêm một danh hiệu, chắc chắn những chiếc áo đẹp đẽ kia sẽ bị tống vào góc tủ hoặc thậm chí bị quăng vào sọt rác một cách không thương tiếc, để nhường chỗ cho áo của một nhà vô địch mới.
Trước Chelsea, chiếc áo truyền thống sọc xanh tím của Barcelona cũng đã vô tình trở thành nạn nhân của rất rất nhiều Fan phong trào tại Việt Nam.
4.Anti Fan không anti đội bóng, họ chỉ anti Fan phong trào!!!
Sự tất yếu theo quy tắc hai mặt của một vấn đề, có Fan, cũng sẽ có anti fan. Và hầu hết những Fan chân chính đều có chung một tâm sự: “giá như có ít Fan phong trào hơn thì đội bóng sẽ có ít anti fan hơn!”
Nhiều anti fan MU cho biết: “thực ra chúng tôi chỉ ghét những Fan cuồng MU, các bạn luôn tự nhận là Manucian rồi đem ra khoe cúp…”.
“MU đã từng thể hiện lối đá rất đẹp và Fan của họ cũng cổ vũ một cách rất lịch sự, nhưng càng ngày tôi càng ghét MU bởi họ có quá nhiều Fan phong trào chuyên đi so sánh MU với các đội bóng khác!”.
Lượng Anti Fan đông đảo nhất có lẽ thuộc về MU |
Như vậy có thể thấy, Fan phong trào đang trở thành nguyên nhân chính khiến cho anti fan hình thành sự thành kiến với CLB.
Đương nhiên yêu thích hay mặc áo đấu của một CLB nào đó là quyền tự do của mỗi người, nhưng nên nhớ cho một điều, khi khoác lên mình những bộ áo giáp thì bạn đã là những chiến binh.
Chiếc áo truyền thống không chỉ đơn thuần là một bộ trang phục mà nó còn mang ý nghĩa cao cả giống như linh hồn và là niềm tự hào của cả một CLB. Vì vậy, bạn có quyền mặc nó, có quyền tự hào vì nó, nhưng xin đừng làm vấy bẩn những chiếc áo ấy bằng hành động không đẹp.
Bạn đã biết vì sao Logo của CLB luôn được may bên trái chiếc áo đấu chưa??? Đó chính là nơi gần trái tim của bạn nhất !!!
Trường Giang
* Bài viết nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Bóng đá: Tôi yêu&Tôi ghét" do VTC News phối hợp cùng Alpha Books tổ chức.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không thể hiện quan điểm của tòa báo.
Bình luận