AEON Việt Nam tự tin chinh phục mục tiêu mới

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Hai, 03/04/2023 11:00:00 +07:00
(VTC News) -

Nhiều giải pháp đang được nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản triển khai nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trên 20%/năm trong năm 2023.

So với tình hình khó khăn chung của thị trường, AEON vẫn đang kinh doanh khá hiệu quả và tăng trưởng ổn định so với năm ngoái. Trong quý I/2023, công ty tăng trưởng 3-5% so với cùng kỳ năm 2022", ông Furusawa Yasuyuki, Tổng Giám đốc Công ty AEON Việt Nam, lạc quan chia sẻ.

AEON Việt Nam tự tin chinh phục mục tiêu mới - 1

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng Giám đốc Công ty AEON Việt Nam.

Tăng trưởng tốt nhờ chuẩn bị kỹ

Hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2022 gần như là kỷ lục của AEON Việt Nam, cao hơn cả  năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).

Đây là thành quả của quá trình đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng ngay trong giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh. Theo ông Furusawa Yasuyuki, trong 2 năm dịch bệnh, có sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp (DN) chỉ tập trung ứng phó với dịch bệnh và các doanh nghiệp vừa ứng phó dịch, vừa chuẩn bị để phát triển ngay khi bước qua thời điểm khó khăn đó.

Với AEON, trong thời điểm rất khó khăn đó, chúng tôi đồng thời nghiên cứu, phát triển sản phẩm, cùng với đó là cải tiến, thay đổi về sàn bán hàng để mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng: bố trí khu vực bán hàng chuyên biệt cho nhóm hàng nhãn riêng: My Closet (nhãn hàng thời trang và phụ kiện do AEON Việt Nam phát triển, hướng đến khách hàng nữ trong độ tuổi 16 - 25 với mức giá hợp lý); HÓME CÓORDY (nhãn hàng riêng chuyên cung cấp sản phẩm nội thất và gia dụng); sắp xếp lại không gian bán hàng chung…

Những kế hoạch được chuẩn bị trong giai đoạn COVID-19 được khách hàng đón nhận tích cực, các hoạt động được triển khai hiệu quả, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho 2022”, Tổng Giám đốc AEON Việt Nam nói về các giải pháp giúp tăng doanh số trong năm 2022. Một lý do quan trọng nữa, theo AEON Việt Nam, là kinh tế hồi phục nhanh hơn dự đoán đã góp phần thúc đẩy sức mua.

AEON Việt Nam tự tin chinh phục mục tiêu mới - 2

My Closet – Khu vực bán hàng chuyên biệt về các sản phẩm thời trang thuộc nhãn hàng riêng của AEON Việt Nam.

Phát huy lợi thế cạnh tranh

Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường hậu COVID-19 càng khiến cuộc đua giữa các nhà bán lẻ trở nên gay gắt hơn. Những doanh nghiệp lớn như AEON, Saigon Co.op, Central Retail, Thaco, Lotte Mart, Wincomerce… đều đang tập trung nguồn lực để phát triển, gia tăng thị phần.

Trong cuộc chiến với các đối thủ “nặng ký” mạnh về nguồn lực tài chính cùng nhiều lợi thế khác, AEON Việt Nam đang tăng cường nghiên cứu và phát triển, cho ra đời các sản phẩm nhãn hàng riêng phù hợp và cạnh tranh hơn nữa.

AEON Việt Nam tự tin chinh phục mục tiêu mới - 3

Nhãn hàng riêng HÓME CÓORDY với các sản phẩm thiết kế tối giản theo phong cách Nhật Bản.

Khách quan mà nói, năm nay DN bán lẻ phải đối diện với nhiều thách thức. Dù vậy, AEON Việt Nam kỳ vọng năm nay sẽ đạt kết quả bằng hoặc cao hơn năm ngoái trên cơ sở tiếp tục hoạt động cải tiến, làm mới không gian bán hàng, tăng trưởng nhãn hàng riêng và triển khai mạnh mẽ mảng thương mại điện tử…

Những hoạt động này cần được triển khai đúng kế hoạch và tiến độ để tạo nền tảng cho tăng trưởng. Ngoài ra, một trong những mục tiêu của năm nay là mở thành công mô hình kinh doanh mới, bảo đảm những điểm kinh doanh này hoạt động hiệu quả”, đại diện AEON Việt Nam thông tin.

Chúng tôi sẽ mở rộng mạng lưới để tăng điểm tiếp xúc với khách hàng, đẩy mạnh thương mại điện tử nhằm phục vụ xu hướng mua sắm trực tuyến đang tăng mạnh”.

AEON Việt Nam tự tin chinh phục mục tiêu mới - 4

Chuỗi siêu thị AEON MaxValu ở Hà Nội đáp ứng đầy đủ các nhu cầu hàng ngày của khách hàng.

AEON cũng sẽ tập trung vào các trung tâm mua sắm lớn với nhiều dịch vụ theo mô hình một điểm đến đa tiện ích cho khách hàng. Song song đó, doanh nghiệp sẽ thí điểm 2-3 siêu thị quy mô vừa, diện tích khoảng 5.000 m2, đồng thời tập trung đẩy mạnh mô hình siêu thị nhỏ để phục vụ tính tiện lợi cho khách hàng.

Trong đó, cân nhắc mở một số điểm bán ở nội thành TP.HCM, TP Thủ Đức và một số quận, huyện khác nếu có cơ hội phù hợp.

Quan trọng nhất, công ty mong muốn tiếp tục cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt với mức giá vừa phải, có đặc trưng riêng và mang lại các giá trị Nhật Bản (tiêu chuẩn, chất lượng, dịch vụ khách hàng…), hướng đến thực hiện sứ mệnh “Nâng tầm phong cách sống cho khách hàng” và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương như một công dân doanh nghiệp có trách nhiệm phục vụ xã hội tại mỗi nơi AEON hiện diện".

Theo các doanh nghiệp bán lẻ, thị trường Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Sẽ có những sự thay đổi lớn về mặt sản phẩm, nhu cầu với sản phẩm lẫn tương tác giữa doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh với khách hàng. Những doanh nghiệp có thể đón đầu và đáp ứng được những thay đổi của thị trường thì sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Năm 2023, dù còn nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến túi tiền lẫn hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Để thu hút khách hàng trong bối cảnh một bộ phận không nhỏ người dân bị giảm thu nhập, thắt chặt chi tiêu, AEON Việt Nam nỗ lực giữ ổn định về giá đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày.

Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chương trình EDLP (Everyday Low Price - giá tốt - giá thấp mỗi ngày) để mang đến các sản phẩm thiết yếu được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nhiều với mức giá phù hợp.

Đối với chương trình này, thông thường, khoảng 3 tháng 1 lần, AEON Việt Nam sẽ rà soát và thay đổi danh mục sản phẩm ưu đãi để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là 1 trong những chương trình mang lại hiệu quả thiết thực, được khách hàng yêu thích và đánh giá cao”, ông Furusawa Yasuyuki nói.

Bảo Anh
Bình luận
vtcnews.vn