(VTC News) - Châu Thanh Vũ – chàng trai 9X đoạt 8 học bổng tiến sĩ ở Mỹ đã chia sẻ về những quyết định của bản thân khi đứng trước những sự lựa chọn vô cùng khó khăn.
Trước khi đến với buổi nói chuyện với chủ đề "Lựa chọn tiên phong", Châu Thanh Vũ (Nghiên cứu sinh tiến sĩ - Đại học Harvard, Mỹ) đã chuẩn bị cho mình một bài thuyết trình được ghi lại cẩn thận trong giấy. Tuy nhiên, đứng trước hàng trăm bạn trẻ, Châu Thanh Vũ đã quyết định bỏ lại bài phát biểu được chuẩn bị công phu để “nói vo” và chia sẻ thật về chính câu chuyện của mình. Ngay lập tức, hàng trăm bạn trẻ ở dưới hội trường đã vỗ tay ủng hộ cho quyết định của Vũ.
Vũ cho biết được nói lên những suy nghĩ về quãng đường đã đi, chia sẻ những quyết định đã đưa ra từ trước tới giờ với các bạn.
“Mình thấy mình chưa có làm được gì hết”, Châu Thanh Vũ nói khi bắt đầu bài phát biểu của mình.
Sau đây là toàn bộ bài nói chuyện ấn tượng của Châu Thanh Vũ”
3 giá trị
Mình có viết một bài blog, cũng có một vài bạn theo dõi. Mình có viết một bài mà mình rất tâm đắc, có tên là: Giá trị danh nghĩa, giá trị thực và giá trị có điều kiện. Mình xem mọi thứ trong đời, mình phân loại làm 3 thứ.
Những thứ giá trị danh nghĩa là những thứ chỉ có cái tên mà thôi. Những thứ có giá trị thực như những sản phẩm văn nghệ của Aiden, hay những sản phẩm thời trang của anh Việt Anh, những thứ đó là những thứ có giá trị thực.
Những thứ có giá trị có điều kiện là gì? Là những thứ mà hiện giờ nó chưa có ý nghĩa gì hết, và nó có giá trị hay không là tuỳ thuộc ở mình, thì cái đó là cái mà mình xếp cái con đường học vấn của mình vào.
Hiện giờ, mình vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, đi Mỹ 7 năm rồi mà vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc đến năm thứ 12 mới xong.
Hồi xưa những bạn du học sinh gọi nhau thường kêu tên cộng với tên trường. Hồi xưa, gọi nhau là “Ủa sao cái thằng Vũ Princeton nó mập quá vậy?”, thì có đôi khi mình rất là buồn khi những bạn đó gọi mình là Vũ Princeton. Bởi vì, thật ra mình thấy, một con người không nên được định nghĩa bằng cái trường mà mình đi học ở đó. Mình thấy đi học trường nào thì cái chuyện đó nó có giá trị hay không nó phụ thuộc vào cái việc mình làm sau khi mình học ở trường đó.
Cho nên, cho tới bây giờ, mình mới chỉ có một vài bài nghiên cứu thôi, thì cũng chưa có thể nào khẳng định với các bạn rằng, những lựa chọn trước đây của mình là đúng.
Có những nỗ lực mình đưa ra và mình biết là tạm thời bây giờ mình chưa sai, nhưng những cái đó có giá trị thực hay không? Thì còn phải chờ. Cho nên, rất là vinh hạnh được mời đến đây để nói chuyện về lựa chọn, ước mơ.
Ngã rẽ từ tin học sang kinh tế
Đầu tiên là, mình xin nói một chút về quá trình của mình. Mình học tin học rất là lâu, nhưng năm lớp 5 vô tình thắng được một cái giải quốc gia. Thì lúc đó đối với mình, cái giải đó như từ trên trời rơi xuống. Và mình nghĩ sau này mọi thứ cũng dễ dàng như thế 3 năm tiếp theo, lớp 6,7,8, mình cũng thi cùng một cuộc thi đó.
Và thực tế là mình đã trượt 3 năm liên tiếp. Cứ mỗi lần đi thi giải toàn quốc, cả nhà lại kéo nhau ra Nha Trang, Hà Nội... để dẫn mình đi thi. Khi ngồi nghe trao giải, không thấy tên trong giải khuyến khích. Mình biết mình làm bài rất tệ. Không có tên trong giải khuyến khích thì cầu có tên giải ba. Khi giải ba không có mình, thì nghĩ được giải nhì rồi. Giải nhì ra rồi thì nghĩ, chẳng lẽ được giải nhất hay sao trời? Nhưng cuối cùng, ba năm liên tiếp đi thi đều bị rớt.
Và ở nhà đôi khi cũng mất hy vọng, ví dụ ba mẹ hay nói là: "Sao hồi đó con giỏi, mà sao bây giờ con dở quá vậy?". Ba mẹ nói thật như thế.
Nói chung, có những lúc mình cũng thất bại, nhưng cũng thành công trở lại. Lớp 9 mình được giải Nhất và được đề cử đi thi Quốc gia. Rồi mình đậu Phổ thông năng khiếu và rồi là giải Nhì Tin học quốc gia.
Con đường tin học của mình, không phải là thứ sớm nở tối tàn. Đó là một quá trình đi rất là lâu, cũng có thất bại, cũng có thành công, và mồ hôi nước mắt. Một thời gian rất lâu, mình nghĩ mình đã đam mê cái môn Tin học đó rồi.
Sau đó mình đi học ở trường liên kết thế giới trong 2 năm. Khi học ở đây, nó có 1 đặc điểm là: Trường chỉ có 200 học sinh thôi. Nhưng 200 học sinh này đến từ 90 nước, được tuyển chọn từ chính nước của họ. Những bạn bè của mình lúc đó, đều là những người dám nghĩ dám làm. Họ thích cái gì là họ làm cái đó. Lúc đó mình mới nghĩ, từ xưa giờ, có bao giờ mình làm cái gì mà mình thích, mình canh cánh trong lòng chưa? Mình mới nhận ra là mình chưa có. Và hai năm đó là hai năm mình bắt đầu đi tìm xem thật sự mình đam mê cái gì.
Và mình nhớ về nguồn gốc của mình một xíu. Đó là mình lớn lên ở Phan Rang, Ninh thuận - nắng như rang, gió như phan. Một nơi rất là khó sống, có thể nói là sa mạc của Việt Nam vậy đó.
Mình sinh ra trong một cái làng cá. Bà con có cá thì có ăn, không có cá thì rất là khổ. Mình có những người em họ - gia đình nghèo quá nên ba mẹ phải gửi con đi ở đợ, không cho đi học.
Khi học cấp 1, cấp 2, một số bạn học của mình giữa chừng đang học thì bị bố mẹ bắt nghỉ, để đi làm. Lớn lên trong một môi trường như vậy, lúc nào mình cũng thấy canh cánh ở trong lòng là chẳng lẽ mình không làm được gì. Tại sao đi bao nhiêu rồi mà Tỉnh mình vẫn vậy, không thấy khá hơn, phát triển hơn là bao.
Hai năm đó, mình bắt đầu suy nghĩ lại về nguồn gốc đó. Mình nhớ lại lúc mình còn bé thì mình cũng ở trong tình cảnh tương tự. Lúc đó, bố mình là kỹ sư lắp đặt điện thoại đi làm ở ngoài cả ngày. Nhưng bố mình vẫn ráng vào Sài Gòn để học cho được một tấm bằng vì hồi xưa đậu Bách Khoa nhưng nghèo quá nên không có tiền đi học. Sinh mình ra rồi mới bắt đầu đi học. Ba không có ở nhà, nên mẹ phải đi làm rửa chén thuê trong khách sạn. Mình bắt đầu nhớ lại những chi tiết đó và nghĩ rằng, sau này cũng có những đứa trẻ lớn lên như vậy hay sao?
Có rất nhiều tâm trạng mà hồi xưa giờ, mình bỏ qua. Chỉ nghĩ Tin học là môn vô tình mình giỏi, và mình thích, có vẻ là hơi thành công một xíu. Rồi mình nghĩ sâu xa hơn một xíu. Bắt đầu từ lúc mình viết đơn xin học bổng vào đại học, mình phải viết một bài luận cá nhân.
Mình ngồi xuống mình viết. Đầu tiên, mình cứ cố gắng viết về Công nghệ thông tin, về cái con đường mình đi hồi đó, vì nó rất là logic. Những giải thưởng mình có được cũng là về IT. Nhưng không thể nào mình viết được cái bài đó. Thấy hơi bị khiên cưỡng. Ngay cả khi nộp đơn vào MIT, khi được hỏi là em định học cái gì? Mình mới nói là muốn học cả hai ngành: CNTT và Kinh tế. Lúc đó mình mới bắt đầu viết những luận văn mình đã có, chèn môn kinh tế vào đó nhưng chưa dám nói với gia đình. Vô tình đậu được 7 trường.
Trong đó mình cân nhắc giữa Học viện công nghệ quốc gia Massachusetts - Thánh địa của IT và Princeton - một trường mạnh về kinh tế.
Như đã kể, mình có nói chuyện với gia đình và bố mẹ. Bố và cả mình đều nổi nóng. Mình nói xin lỗi bố, có gì nói chuyện sau khi hết nổi nóng. 15p sau, bố gửi thư và nói là giao cho con quyền quyết định. Cuối cùng mình đã đưa ra quyết định là đi học Kinh tế.
Vấn đề mình muốn nói là gì? Mình rất thích quyết định này của mình, bởi vì để tìm ra được nó, mình phải đi rất xa, từ những gốc gác cơ bản nhất của mình. Mình tìm ra đam mê thật sự của mình, thì mới có thể theo đuổi được.
Ngay cả khi qua Mỹ mình cũng chứng kiến cảnh người ta xếp hàng từ rất sớm và rất nhiều để mua những chiếc điện thoại iphone mới nhất, trong khi đó những người lao động, những người dân nhập cư có mức lương tối thiểu, chỉ vừa đủ sống thôi mà vẫn không biết nộp đơn kế hoạch trả thuế lại như thế nào nữa. Thì mình thấy xã hội này có nhiều góc nhìn rất là mâu thuẫn và mình rất muốn được nghiên cứu về những vấn đề này và tìm ra những giải pháp để cải thiện tình hình, không chỉ ở Việt Nam, ở tỉnh của mình mà ngay cả ở Mỹ cũng có nhiều vấn đề đã đưa mình đến với môn kinh tế.
Đó là lý do môn Kinh tế đã hấp dẫn mình đến như vậy. Nó rất là khó, không chỉ nặng về toán, mà nó còn có yếu tố con người như mình nói hồi nãy là tất cả mọi vấn đề đều có liên quan đến việc muốn giúp đỡ một ai đó nên đó là lý do mình đến với môn Kinh tế.
Mình nói như thế không phải mình bảo là tất cả những bạn nào đang học Tin học ở đây phải chuyển sang học Kinh tế vì nó giúp con người. Mà thực ra, lựa chọn của bạn nên dựa theo cái đam mê của bạn và mỗi người đều không giống nhau.
Được phép thử và sai
Nếu như có bạn hỏi mình là, anh ơi tại sao để phát hiện ra đam mê của mình, thì đó là câu hỏi mà hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang phân vân. Mình may mắn tìm được, còn các bạn chưa may mắn tìm được, thì câu nói mình muốn đưa ra cho các bạn đó là: Các em năm nay bao nhiêu tuổi? Chỉ mười mấy tuổi thì vẫn còn thời gian, hãy thử và sai, phải biết va chạm nhiều thì mình mới tìm được cái đam mê thật sự của mình.
Bản thân mình từ nhỏ cũng vậy, cứ thấy môn nào học giỏi là thích, nhưng mà đối với một số người may mắn thì cái môn đó cũng chính là cái môn mà người ta đam mê. Nhưng mà với hơn 90% số người còn lại thì đó là cái mà bản thân người ta không thể đam mê. Vậy thì cuối cùng chỉ có một câu để tìm ra đam mê thật sự của mình, đó là thử và sai và va chạm thật nhiều.
Bây giờ bản thân mình cũng đang áp dụng theo công thức đó cho cuộc đời sắp tới của mình. Cứ mỗi năm khi mà mình đi học, đến mùa hè là mình cố gắng đi va chạm, mình làm một cái gì đó ở một cái chỗ nào đó, nó phải khác với môi trường mà mình đang theo học và đang nghiên cứu.
Năm đầu tiên mình đi nghiên cứu về Kinh tế Chính trị Nhật Bản thì đi học ở Đại học Tokyo, rồi sau đó đi nghiên cúu tiếp về phát triển ở Thái Lan trong hai tháng. Năm thứ hai, mình không muốn nghiên cứu về phát triển nữa mà chuyển sang đi làm cho tổ chức Nông Ngư thế giới ở Ý trong hai tháng. Năm thứ ba mình đi làm thử ở mức độ quốc gia thì như thế nào, thế là mình đến làm việc cho ngân hàng đầu tư ở Nam Phi và nghiên cứu ở đó 1 tháng.
Tại sao mình đi hết tất cả ở những chỗ này? Bởi vì mình biết sau này nếu ra trường thì mình sẽ cần phải biết là mình thích làm ở đâu. Nếu không đi thì sau này mình sẽ chẳng biết mình thích thích hợp làm ở chỗ nào. Phải đi nhiều nơi và va chạm nhiều thứ và trong 3 chỗ đó mình đã ghét hết 2 chỗ rồi. Cho nên nếu không có sự va chạm như thế thì mình đã không biết được điều đó.
Ngay cả giáo sư là trưởng khoa Kinh tế của đại học Harvard của mình cũng hay nói chuyện với lại sinh viên là "tao dạy tụi mày tới đây là xong rồi đó. Qua được 5 năm tiến sĩ là phải có kế hoạch. Và thầy cũng nói, các em Tiến sĩ ĐH Harvard có một cái bệnh đó là các em rất là tham vọng, lúc nào cũng muốn cái gì của mình cũng đều phải tuyệt hảo hết. Các em luôn muốn cái bài nghiên cứu đầu tiên của các em phải tuyệt hảo hết. Nhưng mà để thầy nói cho các em biết một thứ, cái bài nghiên cứu đầu tiên đó của đứa nào cũng tệ hết. Cho nên các em phải viết cái bài đó cho nhanh lên. Nhiều bạn cứ hay chờ, chờ để học được nhiều thứ rồi để viết cho nhiều hơn. Nhưng đó không phải là một công thức đúng. Nên ai lần đầu cũng phải sai, ai lần đầu cũng sẽ thấy bại, thì làm sao mình phải viết cái đó cho nhanh lên rồi bỏ, rồi sau đó mình sẽ mở ra được một cái gì đó thật giá trị.
Nếu như bản thân mình chưa biết được thích gì thì cứ thử nhiều thứ, đời người cho phép thử rồi sai, thử rồi lại sai.
Mà quan trọng là mình phải vượt qua những điều đó cho thật nhanh thì càng tốt thì mình sẽ phát hiện ra đam mê của mình.
Đối với mình khi chuyển sang học ngành Kinh tế, thì mình không chỉ xác định đó là cái đam mê mà mình mong muốn mà mình còn phải xem lại tính thực tiễn của nó nữa. Mình phải tự hỏi là "nếu như chuyển từ Tin học qua Kinh tế như vậy, bạn có thấy phí 8 năm trời học ở đó hả? Nếu như qua học Kinh tế thì mới biết mình học không được thì sao?
Đó chính là những rủi ro trong tương lai mà mình không thể nào biết trước được. Nhưng mà đánh giá tính thực tiễn là một sự cần thiết, đối với mình chỉ có 1 thứ thôi, là mình tin bản thân mình.
Hồi xưa đến giờ, lý thuyết của mình là nếu bạn mơ cái gì đó trong ngưỡng an toàn của mình quá, bạn sẽ đạt được 90% hoặc 100% thì không nên mơ. Bởi vì những thứ đó an toàn quá thì sẽ không giúp bạn phát triển được.
Còn nếu bạn mơ cái gì đó viễn vông quá, nó vượt quá khả năng của bạn thì cũng không được vì bạn sẽ không làm được, không thực hiện được những điều đó. Điều quan trọng ở một người thành công đó là xác định được điểm cân bằng giữa hai cái đó. Biết được cái gì đó vượt ngoài khả năng của mình một chút, nhưng nếu mà mình cố gắng thì mình sẽ đạt được. Từ trước đến giờ mình luôn sống theo phương châm đó.
Hồi cấp 2 của mình đâu có biết được mình sẽ học được ĐH Harvard, mà mình chỉ ước làm sao vào được TP.HCM để học trường Năng Khiếu, lúc đó đã là một mục đích rất là khó, nhưng mình có thể đạt được.
Vào Năng Khiếu rồi mình lại mơ có thể đi du học ở một trường nào đó ở một trường tốt. Rồi sau đó đi du học phổ thông rồi, mình mơ vào một trường đại học nào đó thật thực tế, cứ thế đi lên... Không hề có một giấc mơ viễn vông hay xa vời nào cả.
Mình nhớ trước khi đi du học, cô bạn của mình có nói với mình một câu là "Vũ à, hãy mơ thật cao, nhưng mà tôi khuyên bạn, lúc nào cũng phải giữ mình ở dưới đất. Nó rất là quan trọng để biết là mình đang đứng ở đâu, mình có thể đi đâu. Nếu mà bạn viễn vông quá thì nó cũng là một sự viễn vông phí sức của bạn mà thôi.
Có nhiều em bữa nay đến hỏi mình, "Anh ơi, anh truyền cảm hứng cho em rất nhiều. Bây giờ em chỉ là học sinh trung bình khá ở Việt Nam thôi, nhưng mà vài năm sau, em cố gắng vào đại học Harvard học thì được không anh?"
Thì mình rất là nghiêm túc khi mình nói và các bạn đó lại hỏi tiếp mình một câu là "Anh ơi, nếu mà mình cố gắng hết sức, thì cái gì mình cũng có thể đạt được phải không anh?" Thì lúc đầu tiên, mình cũng rất bất ngờ vì mình chưa biết hết được về vấn đề này.
Ngay cả bản thân mình cũng không chắc chắn, nhưng mà sau này, sau khi nghĩ lại hết, thì mình xin hỏi em ấy một câu này: " Anh tin, nếu như em thích một cái gì đó thật lòng, và em cố gắng hết sức để thực hiện thì em sẽ đạt được đúng những gì mà mình vẫn tin. Mỗi người đều có một giới hạn, không phải ai cũng là siêu nhân. Bởi vì mình không biết giới hạn của mình ở đâu, nên mình không được phép cho mình dừng lại".
Nhưng mà câu hỏi đúng hơn mình cần phải hỏi đó là, "nếu như bạn đó có một ước mơ thật cao và một xuất phát điểm rất thấp, thì quãng đường đi của các bạn nó dài hơn những người khác. Bạn ấy phải cố gắng gấp 10 lần người khác để đi đến cùng mục tiêu đó. Thì câu hỏi mà bạn đó phải hỏi mình đó phải là "liệu các bạn đó có đủ sự bền bỉ để mà đi một quãng đường dài như thế hay không?
Liệu mình có đủ sức, đủ lòng, đủ độ bền để đi quãng đường đó hay không?" Thì lúc nào mình cũng nói với các em tại sao các em không nói câu đó? Ngay cả bản thân mình cũng hay nói mình câu đó. Cho nên khi nào mà mình nghĩ ra những kế hoạch cho tương lai thì mình cố gắng hỏi nó nhiều hơn một chút xíu để biết mình đang đứng ở đâu?
Rồi sau khi mình đổi qua học Kinh tế thì mình biết nó là đam mê rồi, nó đã thực tiễn rồi thì mình nghĩ cái bước tiếp theo và bước cuối cùng để thực hiện những hành động và quyết định đó là mình phải trung thành với quyết định đó. Với nhiều bạn và ngay bản thân mình đôi khi cũng quyết định xong rồi lại muốn bỏ.
Thực ra nhiều lần mình cũng băn khoăn không biết bản thân đã đi đúng đường hay chưa? Nhưng quyết định thì mình chỉ đưa ra 1 lần và ở một thời điểm nào đó thôi. Và rồi quyết định đó sẽ còn được thử một lần nữa, suốt một khoảng thời gian dài sau đó. Đó là bản chất của một quyết định nào đó.
Lời khuyên mình muốn đưa ra cho các bạn đó là khi đã đưa ra quyết định nào thì hãy trung thành với quyết định đó. Mình phải trung thành với quyết định của mình.
Một tuần trước khi kết thúc hạn nộp bài nghiên cứu ở trường, thì cuối cùng mình đã tìm ra được sự đột phá và cuối cùng bài đó trở thành bài luận án xuất sắc nhất của trường năm đó. Và mình chỉ làm bài đó trong vòng 1 tuần cuối khi mình học phổ thông.
Cuối cùng mình cũng chỉ chốt lại khi nói về quyết định thì chỉ có 3 ý. Thứ nhất phải xác định đó là đam mê, thứ hai phải xác định tính thực tiễn của nó và thứ ba là phải trung thành với quyết định đó của mình.
Một câu chuyện nhỏ mà mình muốn chia sẻ trước khi kết thúc đó là hồi ngày 4 tháng 11 năm 2011, là ngày hạn chót mà mình phải trả lời cho các trường là mình sẽ nhận lời học ở trường nào. 5h chiều hạn chót, nhưng tới 4h 30 phút mình mới bật cái máy tính lên, trái tim mình mách bảo là sẽ phải đi theo con đường đó. Đến lúc đó mà vẫn chưa dám quyết định thì lúc đó mình không biết phải làm sao.
Lúc đó có một chị bạn mới bảo là thôi em hãy tung viên xí ngầu đi và mình đã làm như thế. Thật ra quyết định quan trọng nhất của cuộc đời mình lại được quyết định bởi viên xí ngầu.
Người ta cứ nói là quyết định thường rất là khó khăn. Không ngờ cuối cùng mình lại quyết định bằng cách ném xí ngầu, nghe rất là mâu thuẫn đúng không các bạn? Thực ra mình chưa nói hết, câu chuyện nó là như thế này. Chị ấy bảo là ném xì ngầu đi, thì mình cũng lấy cục xì ngầu ra mình ném, mà lúc đó cục xí ngầu nó bay lên trời làm mình lo lắng.
Mình cầu mong không rơi vào công nghệ. Lúc đó mình mới nhận ra thật ra là trong tim mình rất là rất là thích đi theo Kinh tế.
Cái mình muốn nói với các bạn trong cuộc sống khi mà muốn mình thích một cái gì đó rất là khó, nhưng quan điểm của mình khi chọn bất cứ một cái gì đó. Ví dụ như khi mình chọn giữa bất cứ cái gì, thì mình luôn nghĩ không biết là mình có nuối tiếc khi không chọn qua hay không nhưng mà đã chọn qua rồi thì biết chắc là mình sẽ nuối tiếc vì không làm điều đó. Đó là cách mà mình chọn vào trường đại học cũng như vậy."
Phạm Thịnh (ghi)
Trước khi đến với buổi nói chuyện với chủ đề "Lựa chọn tiên phong", Châu Thanh Vũ (Nghiên cứu sinh tiến sĩ - Đại học Harvard, Mỹ) đã chuẩn bị cho mình một bài thuyết trình được ghi lại cẩn thận trong giấy. Tuy nhiên, đứng trước hàng trăm bạn trẻ, Châu Thanh Vũ đã quyết định bỏ lại bài phát biểu được chuẩn bị công phu để “nói vo” và chia sẻ thật về chính câu chuyện của mình. Ngay lập tức, hàng trăm bạn trẻ ở dưới hội trường đã vỗ tay ủng hộ cho quyết định của Vũ.
Vũ cho biết được nói lên những suy nghĩ về quãng đường đã đi, chia sẻ những quyết định đã đưa ra từ trước tới giờ với các bạn.
“Mình thấy mình chưa có làm được gì hết”, Châu Thanh Vũ nói khi bắt đầu bài phát biểu của mình.
Sau đây là toàn bộ bài nói chuyện ấn tượng của Châu Thanh Vũ”
Châu Thanh Vũ đã chuẩn bị bài phát biểu được ghi cẩn thận trong giấy nhưng quyết định không dùng (Ảnh: Phạm Thịnh) |
3 giá trị
Mình có viết một bài blog, cũng có một vài bạn theo dõi. Mình có viết một bài mà mình rất tâm đắc, có tên là: Giá trị danh nghĩa, giá trị thực và giá trị có điều kiện. Mình xem mọi thứ trong đời, mình phân loại làm 3 thứ.
Những thứ giá trị danh nghĩa là những thứ chỉ có cái tên mà thôi. Những thứ có giá trị thực như những sản phẩm văn nghệ của Aiden, hay những sản phẩm thời trang của anh Việt Anh, những thứ đó là những thứ có giá trị thực.
Những thứ có giá trị có điều kiện là gì? Là những thứ mà hiện giờ nó chưa có ý nghĩa gì hết, và nó có giá trị hay không là tuỳ thuộc ở mình, thì cái đó là cái mà mình xếp cái con đường học vấn của mình vào.
Hiện giờ, mình vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, đi Mỹ 7 năm rồi mà vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc đến năm thứ 12 mới xong.
Hồi xưa những bạn du học sinh gọi nhau thường kêu tên cộng với tên trường. Hồi xưa, gọi nhau là “Ủa sao cái thằng Vũ Princeton nó mập quá vậy?”, thì có đôi khi mình rất là buồn khi những bạn đó gọi mình là Vũ Princeton. Bởi vì, thật ra mình thấy, một con người không nên được định nghĩa bằng cái trường mà mình đi học ở đó. Mình thấy đi học trường nào thì cái chuyện đó nó có giá trị hay không nó phụ thuộc vào cái việc mình làm sau khi mình học ở trường đó.
Cho nên, cho tới bây giờ, mình mới chỉ có một vài bài nghiên cứu thôi, thì cũng chưa có thể nào khẳng định với các bạn rằng, những lựa chọn trước đây của mình là đúng.
Có những nỗ lực mình đưa ra và mình biết là tạm thời bây giờ mình chưa sai, nhưng những cái đó có giá trị thực hay không? Thì còn phải chờ. Cho nên, rất là vinh hạnh được mời đến đây để nói chuyện về lựa chọn, ước mơ.
Châu Thanh Vũ phát biểu trước hàng trăm bạn trẻ |
Ngã rẽ từ tin học sang kinh tế
Đầu tiên là, mình xin nói một chút về quá trình của mình. Mình học tin học rất là lâu, nhưng năm lớp 5 vô tình thắng được một cái giải quốc gia. Thì lúc đó đối với mình, cái giải đó như từ trên trời rơi xuống. Và mình nghĩ sau này mọi thứ cũng dễ dàng như thế 3 năm tiếp theo, lớp 6,7,8, mình cũng thi cùng một cuộc thi đó.
Và thực tế là mình đã trượt 3 năm liên tiếp. Cứ mỗi lần đi thi giải toàn quốc, cả nhà lại kéo nhau ra Nha Trang, Hà Nội... để dẫn mình đi thi. Khi ngồi nghe trao giải, không thấy tên trong giải khuyến khích. Mình biết mình làm bài rất tệ. Không có tên trong giải khuyến khích thì cầu có tên giải ba. Khi giải ba không có mình, thì nghĩ được giải nhì rồi. Giải nhì ra rồi thì nghĩ, chẳng lẽ được giải nhất hay sao trời? Nhưng cuối cùng, ba năm liên tiếp đi thi đều bị rớt.
Và ở nhà đôi khi cũng mất hy vọng, ví dụ ba mẹ hay nói là: "Sao hồi đó con giỏi, mà sao bây giờ con dở quá vậy?". Ba mẹ nói thật như thế.
Nói chung, có những lúc mình cũng thất bại, nhưng cũng thành công trở lại. Lớp 9 mình được giải Nhất và được đề cử đi thi Quốc gia. Rồi mình đậu Phổ thông năng khiếu và rồi là giải Nhì Tin học quốc gia.
Con đường tin học của mình, không phải là thứ sớm nở tối tàn. Đó là một quá trình đi rất là lâu, cũng có thất bại, cũng có thành công, và mồ hôi nước mắt. Một thời gian rất lâu, mình nghĩ mình đã đam mê cái môn Tin học đó rồi.
Sau đó mình đi học ở trường liên kết thế giới trong 2 năm. Khi học ở đây, nó có 1 đặc điểm là: Trường chỉ có 200 học sinh thôi. Nhưng 200 học sinh này đến từ 90 nước, được tuyển chọn từ chính nước của họ. Những bạn bè của mình lúc đó, đều là những người dám nghĩ dám làm. Họ thích cái gì là họ làm cái đó. Lúc đó mình mới nghĩ, từ xưa giờ, có bao giờ mình làm cái gì mà mình thích, mình canh cánh trong lòng chưa? Mình mới nhận ra là mình chưa có. Và hai năm đó là hai năm mình bắt đầu đi tìm xem thật sự mình đam mê cái gì.
Và mình nhớ về nguồn gốc của mình một xíu. Đó là mình lớn lên ở Phan Rang, Ninh thuận - nắng như rang, gió như phan. Một nơi rất là khó sống, có thể nói là sa mạc của Việt Nam vậy đó.
Mình sinh ra trong một cái làng cá. Bà con có cá thì có ăn, không có cá thì rất là khổ. Mình có những người em họ - gia đình nghèo quá nên ba mẹ phải gửi con đi ở đợ, không cho đi học.
Khi học cấp 1, cấp 2, một số bạn học của mình giữa chừng đang học thì bị bố mẹ bắt nghỉ, để đi làm. Lớn lên trong một môi trường như vậy, lúc nào mình cũng thấy canh cánh ở trong lòng là chẳng lẽ mình không làm được gì. Tại sao đi bao nhiêu rồi mà Tỉnh mình vẫn vậy, không thấy khá hơn, phát triển hơn là bao.
Hai năm đó, mình bắt đầu suy nghĩ lại về nguồn gốc đó. Mình nhớ lại lúc mình còn bé thì mình cũng ở trong tình cảnh tương tự. Lúc đó, bố mình là kỹ sư lắp đặt điện thoại đi làm ở ngoài cả ngày. Nhưng bố mình vẫn ráng vào Sài Gòn để học cho được một tấm bằng vì hồi xưa đậu Bách Khoa nhưng nghèo quá nên không có tiền đi học. Sinh mình ra rồi mới bắt đầu đi học. Ba không có ở nhà, nên mẹ phải đi làm rửa chén thuê trong khách sạn. Mình bắt đầu nhớ lại những chi tiết đó và nghĩ rằng, sau này cũng có những đứa trẻ lớn lên như vậy hay sao?
Có rất nhiều tâm trạng mà hồi xưa giờ, mình bỏ qua. Chỉ nghĩ Tin học là môn vô tình mình giỏi, và mình thích, có vẻ là hơi thành công một xíu. Rồi mình nghĩ sâu xa hơn một xíu. Bắt đầu từ lúc mình viết đơn xin học bổng vào đại học, mình phải viết một bài luận cá nhân.
Mình ngồi xuống mình viết. Đầu tiên, mình cứ cố gắng viết về Công nghệ thông tin, về cái con đường mình đi hồi đó, vì nó rất là logic. Những giải thưởng mình có được cũng là về IT. Nhưng không thể nào mình viết được cái bài đó. Thấy hơi bị khiên cưỡng. Ngay cả khi nộp đơn vào MIT, khi được hỏi là em định học cái gì? Mình mới nói là muốn học cả hai ngành: CNTT và Kinh tế. Lúc đó mình mới bắt đầu viết những luận văn mình đã có, chèn môn kinh tế vào đó nhưng chưa dám nói với gia đình. Vô tình đậu được 7 trường.
Trong đó mình cân nhắc giữa Học viện công nghệ quốc gia Massachusetts - Thánh địa của IT và Princeton - một trường mạnh về kinh tế.
Như đã kể, mình có nói chuyện với gia đình và bố mẹ. Bố và cả mình đều nổi nóng. Mình nói xin lỗi bố, có gì nói chuyện sau khi hết nổi nóng. 15p sau, bố gửi thư và nói là giao cho con quyền quyết định. Cuối cùng mình đã đưa ra quyết định là đi học Kinh tế.
Vấn đề mình muốn nói là gì? Mình rất thích quyết định này của mình, bởi vì để tìm ra được nó, mình phải đi rất xa, từ những gốc gác cơ bản nhất của mình. Mình tìm ra đam mê thật sự của mình, thì mới có thể theo đuổi được.
Ngay cả khi qua Mỹ mình cũng chứng kiến cảnh người ta xếp hàng từ rất sớm và rất nhiều để mua những chiếc điện thoại iphone mới nhất, trong khi đó những người lao động, những người dân nhập cư có mức lương tối thiểu, chỉ vừa đủ sống thôi mà vẫn không biết nộp đơn kế hoạch trả thuế lại như thế nào nữa. Thì mình thấy xã hội này có nhiều góc nhìn rất là mâu thuẫn và mình rất muốn được nghiên cứu về những vấn đề này và tìm ra những giải pháp để cải thiện tình hình, không chỉ ở Việt Nam, ở tỉnh của mình mà ngay cả ở Mỹ cũng có nhiều vấn đề đã đưa mình đến với môn kinh tế.
Đó là lý do môn Kinh tế đã hấp dẫn mình đến như vậy. Nó rất là khó, không chỉ nặng về toán, mà nó còn có yếu tố con người như mình nói hồi nãy là tất cả mọi vấn đề đều có liên quan đến việc muốn giúp đỡ một ai đó nên đó là lý do mình đến với môn Kinh tế.
Mình nói như thế không phải mình bảo là tất cả những bạn nào đang học Tin học ở đây phải chuyển sang học Kinh tế vì nó giúp con người. Mà thực ra, lựa chọn của bạn nên dựa theo cái đam mê của bạn và mỗi người đều không giống nhau.
Châu Thanh Vũ cho rằng các bạn trẻ được phép thử và sai |
Được phép thử và sai
Nếu như có bạn hỏi mình là, anh ơi tại sao để phát hiện ra đam mê của mình, thì đó là câu hỏi mà hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang phân vân. Mình may mắn tìm được, còn các bạn chưa may mắn tìm được, thì câu nói mình muốn đưa ra cho các bạn đó là: Các em năm nay bao nhiêu tuổi? Chỉ mười mấy tuổi thì vẫn còn thời gian, hãy thử và sai, phải biết va chạm nhiều thì mình mới tìm được cái đam mê thật sự của mình.
Bản thân mình từ nhỏ cũng vậy, cứ thấy môn nào học giỏi là thích, nhưng mà đối với một số người may mắn thì cái môn đó cũng chính là cái môn mà người ta đam mê. Nhưng mà với hơn 90% số người còn lại thì đó là cái mà bản thân người ta không thể đam mê. Vậy thì cuối cùng chỉ có một câu để tìm ra đam mê thật sự của mình, đó là thử và sai và va chạm thật nhiều.
Bây giờ bản thân mình cũng đang áp dụng theo công thức đó cho cuộc đời sắp tới của mình. Cứ mỗi năm khi mà mình đi học, đến mùa hè là mình cố gắng đi va chạm, mình làm một cái gì đó ở một cái chỗ nào đó, nó phải khác với môi trường mà mình đang theo học và đang nghiên cứu.
Năm đầu tiên mình đi nghiên cứu về Kinh tế Chính trị Nhật Bản thì đi học ở Đại học Tokyo, rồi sau đó đi nghiên cúu tiếp về phát triển ở Thái Lan trong hai tháng. Năm thứ hai, mình không muốn nghiên cứu về phát triển nữa mà chuyển sang đi làm cho tổ chức Nông Ngư thế giới ở Ý trong hai tháng. Năm thứ ba mình đi làm thử ở mức độ quốc gia thì như thế nào, thế là mình đến làm việc cho ngân hàng đầu tư ở Nam Phi và nghiên cứu ở đó 1 tháng.
Tại sao mình đi hết tất cả ở những chỗ này? Bởi vì mình biết sau này nếu ra trường thì mình sẽ cần phải biết là mình thích làm ở đâu. Nếu không đi thì sau này mình sẽ chẳng biết mình thích thích hợp làm ở chỗ nào. Phải đi nhiều nơi và va chạm nhiều thứ và trong 3 chỗ đó mình đã ghét hết 2 chỗ rồi. Cho nên nếu không có sự va chạm như thế thì mình đã không biết được điều đó.
Châu Thanh Vũ, Nghiên cứu sinh tiến sĩ - Đại học Harvard, Mỹ |
Ngay cả giáo sư là trưởng khoa Kinh tế của đại học Harvard của mình cũng hay nói chuyện với lại sinh viên là "tao dạy tụi mày tới đây là xong rồi đó. Qua được 5 năm tiến sĩ là phải có kế hoạch. Và thầy cũng nói, các em Tiến sĩ ĐH Harvard có một cái bệnh đó là các em rất là tham vọng, lúc nào cũng muốn cái gì của mình cũng đều phải tuyệt hảo hết. Các em luôn muốn cái bài nghiên cứu đầu tiên của các em phải tuyệt hảo hết. Nhưng mà để thầy nói cho các em biết một thứ, cái bài nghiên cứu đầu tiên đó của đứa nào cũng tệ hết. Cho nên các em phải viết cái bài đó cho nhanh lên. Nhiều bạn cứ hay chờ, chờ để học được nhiều thứ rồi để viết cho nhiều hơn. Nhưng đó không phải là một công thức đúng. Nên ai lần đầu cũng phải sai, ai lần đầu cũng sẽ thấy bại, thì làm sao mình phải viết cái đó cho nhanh lên rồi bỏ, rồi sau đó mình sẽ mở ra được một cái gì đó thật giá trị.
Nếu như bản thân mình chưa biết được thích gì thì cứ thử nhiều thứ, đời người cho phép thử rồi sai, thử rồi lại sai.
Mà quan trọng là mình phải vượt qua những điều đó cho thật nhanh thì càng tốt thì mình sẽ phát hiện ra đam mê của mình.
Đối với mình khi chuyển sang học ngành Kinh tế, thì mình không chỉ xác định đó là cái đam mê mà mình mong muốn mà mình còn phải xem lại tính thực tiễn của nó nữa. Mình phải tự hỏi là "nếu như chuyển từ Tin học qua Kinh tế như vậy, bạn có thấy phí 8 năm trời học ở đó hả? Nếu như qua học Kinh tế thì mới biết mình học không được thì sao?
Đó chính là những rủi ro trong tương lai mà mình không thể nào biết trước được. Nhưng mà đánh giá tính thực tiễn là một sự cần thiết, đối với mình chỉ có 1 thứ thôi, là mình tin bản thân mình.
Hồi xưa đến giờ, lý thuyết của mình là nếu bạn mơ cái gì đó trong ngưỡng an toàn của mình quá, bạn sẽ đạt được 90% hoặc 100% thì không nên mơ. Bởi vì những thứ đó an toàn quá thì sẽ không giúp bạn phát triển được.
Còn nếu bạn mơ cái gì đó viễn vông quá, nó vượt quá khả năng của bạn thì cũng không được vì bạn sẽ không làm được, không thực hiện được những điều đó. Điều quan trọng ở một người thành công đó là xác định được điểm cân bằng giữa hai cái đó. Biết được cái gì đó vượt ngoài khả năng của mình một chút, nhưng nếu mà mình cố gắng thì mình sẽ đạt được. Từ trước đến giờ mình luôn sống theo phương châm đó.
Hồi cấp 2 của mình đâu có biết được mình sẽ học được ĐH Harvard, mà mình chỉ ước làm sao vào được TP.HCM để học trường Năng Khiếu, lúc đó đã là một mục đích rất là khó, nhưng mình có thể đạt được.
Vào Năng Khiếu rồi mình lại mơ có thể đi du học ở một trường nào đó ở một trường tốt. Rồi sau đó đi du học phổ thông rồi, mình mơ vào một trường đại học nào đó thật thực tế, cứ thế đi lên... Không hề có một giấc mơ viễn vông hay xa vời nào cả.
Châu Thanh Vũ (giữa) cùng bạn tại sân trường ĐH Harvard. |
Mình nhớ trước khi đi du học, cô bạn của mình có nói với mình một câu là "Vũ à, hãy mơ thật cao, nhưng mà tôi khuyên bạn, lúc nào cũng phải giữ mình ở dưới đất. Nó rất là quan trọng để biết là mình đang đứng ở đâu, mình có thể đi đâu. Nếu mà bạn viễn vông quá thì nó cũng là một sự viễn vông phí sức của bạn mà thôi.
Có nhiều em bữa nay đến hỏi mình, "Anh ơi, anh truyền cảm hứng cho em rất nhiều. Bây giờ em chỉ là học sinh trung bình khá ở Việt Nam thôi, nhưng mà vài năm sau, em cố gắng vào đại học Harvard học thì được không anh?"
Thì mình rất là nghiêm túc khi mình nói và các bạn đó lại hỏi tiếp mình một câu là "Anh ơi, nếu mà mình cố gắng hết sức, thì cái gì mình cũng có thể đạt được phải không anh?" Thì lúc đầu tiên, mình cũng rất bất ngờ vì mình chưa biết hết được về vấn đề này.
Ngay cả bản thân mình cũng không chắc chắn, nhưng mà sau này, sau khi nghĩ lại hết, thì mình xin hỏi em ấy một câu này: " Anh tin, nếu như em thích một cái gì đó thật lòng, và em cố gắng hết sức để thực hiện thì em sẽ đạt được đúng những gì mà mình vẫn tin. Mỗi người đều có một giới hạn, không phải ai cũng là siêu nhân. Bởi vì mình không biết giới hạn của mình ở đâu, nên mình không được phép cho mình dừng lại".
Nhưng mà câu hỏi đúng hơn mình cần phải hỏi đó là, "nếu như bạn đó có một ước mơ thật cao và một xuất phát điểm rất thấp, thì quãng đường đi của các bạn nó dài hơn những người khác. Bạn ấy phải cố gắng gấp 10 lần người khác để đi đến cùng mục tiêu đó. Thì câu hỏi mà bạn đó phải hỏi mình đó phải là "liệu các bạn đó có đủ sự bền bỉ để mà đi một quãng đường dài như thế hay không?
Liệu mình có đủ sức, đủ lòng, đủ độ bền để đi quãng đường đó hay không?" Thì lúc nào mình cũng nói với các em tại sao các em không nói câu đó? Ngay cả bản thân mình cũng hay nói mình câu đó. Cho nên khi nào mà mình nghĩ ra những kế hoạch cho tương lai thì mình cố gắng hỏi nó nhiều hơn một chút xíu để biết mình đang đứng ở đâu?
Rồi sau khi mình đổi qua học Kinh tế thì mình biết nó là đam mê rồi, nó đã thực tiễn rồi thì mình nghĩ cái bước tiếp theo và bước cuối cùng để thực hiện những hành động và quyết định đó là mình phải trung thành với quyết định đó. Với nhiều bạn và ngay bản thân mình đôi khi cũng quyết định xong rồi lại muốn bỏ.
Thực ra nhiều lần mình cũng băn khoăn không biết bản thân đã đi đúng đường hay chưa? Nhưng quyết định thì mình chỉ đưa ra 1 lần và ở một thời điểm nào đó thôi. Và rồi quyết định đó sẽ còn được thử một lần nữa, suốt một khoảng thời gian dài sau đó. Đó là bản chất của một quyết định nào đó.
Lời khuyên mình muốn đưa ra cho các bạn đó là khi đã đưa ra quyết định nào thì hãy trung thành với quyết định đó. Mình phải trung thành với quyết định của mình.
Một tuần trước khi kết thúc hạn nộp bài nghiên cứu ở trường, thì cuối cùng mình đã tìm ra được sự đột phá và cuối cùng bài đó trở thành bài luận án xuất sắc nhất của trường năm đó. Và mình chỉ làm bài đó trong vòng 1 tuần cuối khi mình học phổ thông.
Cuối cùng mình cũng chỉ chốt lại khi nói về quyết định thì chỉ có 3 ý. Thứ nhất phải xác định đó là đam mê, thứ hai phải xác định tính thực tiễn của nó và thứ ba là phải trung thành với quyết định đó của mình.
Một câu chuyện nhỏ mà mình muốn chia sẻ trước khi kết thúc đó là hồi ngày 4 tháng 11 năm 2011, là ngày hạn chót mà mình phải trả lời cho các trường là mình sẽ nhận lời học ở trường nào. 5h chiều hạn chót, nhưng tới 4h 30 phút mình mới bật cái máy tính lên, trái tim mình mách bảo là sẽ phải đi theo con đường đó. Đến lúc đó mà vẫn chưa dám quyết định thì lúc đó mình không biết phải làm sao.
Lúc đó có một chị bạn mới bảo là thôi em hãy tung viên xí ngầu đi và mình đã làm như thế. Thật ra quyết định quan trọng nhất của cuộc đời mình lại được quyết định bởi viên xí ngầu.
Người ta cứ nói là quyết định thường rất là khó khăn. Không ngờ cuối cùng mình lại quyết định bằng cách ném xí ngầu, nghe rất là mâu thuẫn đúng không các bạn? Thực ra mình chưa nói hết, câu chuyện nó là như thế này. Chị ấy bảo là ném xì ngầu đi, thì mình cũng lấy cục xì ngầu ra mình ném, mà lúc đó cục xí ngầu nó bay lên trời làm mình lo lắng.
Mình cầu mong không rơi vào công nghệ. Lúc đó mình mới nhận ra thật ra là trong tim mình rất là rất là thích đi theo Kinh tế.
Cái mình muốn nói với các bạn trong cuộc sống khi mà muốn mình thích một cái gì đó rất là khó, nhưng quan điểm của mình khi chọn bất cứ một cái gì đó. Ví dụ như khi mình chọn giữa bất cứ cái gì, thì mình luôn nghĩ không biết là mình có nuối tiếc khi không chọn qua hay không nhưng mà đã chọn qua rồi thì biết chắc là mình sẽ nuối tiếc vì không làm điều đó. Đó là cách mà mình chọn vào trường đại học cũng như vậy."
Phạm Thịnh (ghi)
Bình luận