(VTC News) – Sau 8 năm gia nhập WTO, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần phải đánh giá chính xác Việt Nam đang tiến gần lại với sự phát triển các nước đi trước hay khoảng cách xa hơn?
Trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh: Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ 2007 đã tác động toàn diện đến mọi mặt phát triển của đất nước và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng đánh giá trên có phần chưa tương xứng với thành quả mà Việt Nam đã đạt được, nhiều thành tựu thể hiện rõ. Báo cáo đánh giá không lạc quan quá mức mà cần đánh giá đúng mức.
Số liệu trong Báo cáo giám sát cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm giai đoạn 2007-2014 (5,94%) thấp hơn so với giai đoạn 2001-2006 (7,27%). Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiếu bền vững là do vẫn chủ yếu dựa vào vốn và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng thấp hơn nhiều nước khác.
Tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn chiếm 52-53%, yếu tố lao động 19-20%, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm 28-29%; trong khi yếu tố TFP ở một số nước trong khu vực chiếm 35-40%.
Góp ý vào những nội dung báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn khi sau 8 năm ra nhập WTO thì “sự phát triển của nước ta có gần lại với sự phát triển các nước đi trước hay khoảng cách xa hơn?”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, bản báo cáo cần làm rõ giai đoạn sau khi gia nhập WTO phải phát triển tiếp tục như thế nào.
“Sắp tới chúng ta tiếp tục mở cửa nền kinh tế thì cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Bài học rút ra sau 8 năm vừa rồi có gì chưa sẵn sàng, có gì chậm sẵn sàng không. Có những việc đến giờ vẫn chưa sẵn sàng. Trong 10 năm tới, chúng ta phải làm gì?”, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.
Từ đó, Nghị quyết cần đưa vào chiều sâu. làm rõ chất lượng tăng trưởng kinh tế, các yếu tố cấu thành, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu làm chưa tốt thì khó giải quyết được bài toán tụt hậu.
Cũng có cùng quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng báo cáo này chưa đặt trong tổng thể các mối quan hệ kinh tế, xã hội, khoa học, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Một số đánh giá chưa toàn diện, chưa sâu.
“Các đánh giá tác động cần làm kỹ hơn với phát triển nông nghiệp, lao động, việc làm, khoa học công nghệ… Kết quả có đạt được mục tiêu kỳ vọng chúng ta đưa ra không?”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi.
“Kết quả phân tích có nhiều mặt tốt hơn nhưng có rút ngắn tụt hậu các nước không?. So sánh với trước khi hội nhập, nước chúng ta cách các nước hàng chục năm thì sau hội nhập thì còn lại mấy năm?”, bà Ngân nêu vấn đề.
Góp ý về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nêu ý kiến: “Nếu so với các nước trong khu vực và các nước khác, nhìn lại đánh giá của Đảng về nguy cơ tụt hậu thì chúng ta vượt qua được chưa?”.
Ông Uông Chu Lưu cũng cho rằng nhiều đánh giá về kết quả đạt được là hơi cao so với thực tế, nhất là việc hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, yếu tố con người chưa được đánh giá đúng mức, vì thể chế có hoàn thiện mà bộ máy, con người không đúng tầm thì khó đạt kết quả như mong muốn.
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội đề nghị phân tích kết quả đạt được sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã thực sự tương xứng với mục tiêu, kỳ vọng khi gia nhập hay chưa.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, các bộ ngành cũng như nhìn nhận rõ thách thức trong thời gian tới để sẵn sàng vượt qua.
Phạm Thịnh
Trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh: Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ 2007 đã tác động toàn diện đến mọi mặt phát triển của đất nước và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu đánh giá lại chính xác quá trình Việt Nam gia nhập WTO |
Số liệu trong Báo cáo giám sát cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm giai đoạn 2007-2014 (5,94%) thấp hơn so với giai đoạn 2001-2006 (7,27%). Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thiếu bền vững là do vẫn chủ yếu dựa vào vốn và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng thấp hơn nhiều nước khác.
Tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn chiếm 52-53%, yếu tố lao động 19-20%, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm 28-29%; trong khi yếu tố TFP ở một số nước trong khu vực chiếm 35-40%.
Góp ý vào những nội dung báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn khi sau 8 năm ra nhập WTO thì “sự phát triển của nước ta có gần lại với sự phát triển các nước đi trước hay khoảng cách xa hơn?”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, bản báo cáo cần làm rõ giai đoạn sau khi gia nhập WTO phải phát triển tiếp tục như thế nào.
“Sắp tới chúng ta tiếp tục mở cửa nền kinh tế thì cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Bài học rút ra sau 8 năm vừa rồi có gì chưa sẵn sàng, có gì chậm sẵn sàng không. Có những việc đến giờ vẫn chưa sẵn sàng. Trong 10 năm tới, chúng ta phải làm gì?”, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.
Từ đó, Nghị quyết cần đưa vào chiều sâu. làm rõ chất lượng tăng trưởng kinh tế, các yếu tố cấu thành, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu làm chưa tốt thì khó giải quyết được bài toán tụt hậu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: TTXVN) |
“Các đánh giá tác động cần làm kỹ hơn với phát triển nông nghiệp, lao động, việc làm, khoa học công nghệ… Kết quả có đạt được mục tiêu kỳ vọng chúng ta đưa ra không?”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi.
“Kết quả phân tích có nhiều mặt tốt hơn nhưng có rút ngắn tụt hậu các nước không?. So sánh với trước khi hội nhập, nước chúng ta cách các nước hàng chục năm thì sau hội nhập thì còn lại mấy năm?”, bà Ngân nêu vấn đề.
Góp ý về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nêu ý kiến: “Nếu so với các nước trong khu vực và các nước khác, nhìn lại đánh giá của Đảng về nguy cơ tụt hậu thì chúng ta vượt qua được chưa?”.
Ông Uông Chu Lưu cũng cho rằng nhiều đánh giá về kết quả đạt được là hơi cao so với thực tế, nhất là việc hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, yếu tố con người chưa được đánh giá đúng mức, vì thể chế có hoàn thiện mà bộ máy, con người không đúng tầm thì khó đạt kết quả như mong muốn.
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội đề nghị phân tích kết quả đạt được sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã thực sự tương xứng với mục tiêu, kỳ vọng khi gia nhập hay chưa.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, các bộ ngành cũng như nhìn nhận rõ thách thức trong thời gian tới để sẵn sàng vượt qua.
Phạm Thịnh
Bình luận