Cuộc sống của xã hội hiện đại luôn chứa đựng nhiều sự căng thẳng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống của nhiều người. Một số người thậm chí không thể có được giấc ngủ ngon. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khô miệng vào bam đêm.
Tình trạng này thường xảy ra vào nửa sau của buổi đêm và có thể khiến người mắc phải cảm thấy rất khó chịu. Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào đó. Dưới đây là 8 vấn đề sức khỏe có thể là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị khô miệng giữa đêm.
1. Vấn đề tiêu hóa
Nếu bạn ăn những thực phẩm gây kích thích dạ dày trước khi đi ngủ, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bạn. Những thực phẩm này sẽ hấp thụ nước của cơ thể, đồng thời làm tăng huyết áp và lượng chất béo trong cơ thể.
Nếu ăn những món này trước khi đi ngủ, bạn sẽ bị khô miệng khi ngủ. Trong khi đó, thức ăn vẫn đang tiêu hóa bên trong cơ thể và hấp thụ nước.
2. Bệnh gan
Gan có chức năng giải độc cho cơ thể. Khi gan bị tổn thương, chất độc và chất thải không thể được thải ra khỏi cơ thể đủ nhanh và dẫn đến những tác hại khôn lường. Nếu bạn bị khô miệng vào ban đêm khi ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang bị viêm do tổn thương.
Nếu tình trạng này không biến mất sau một thời gian, hãy gặp bác sĩ và kiểm tra sức khỏe gan của mình.
3. Mất nước
Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ bị mất nước. Khi thở và khi cơ thể hoạt động, bạn sẽ đều gặp phải tình trạng mất nước. Tuy nhiên ngay cả khi bạn ngủ, tất cả các quá trình diễn ra trong cơ thể đều cần nước. Nếu cơ thể không đủ nước, miệng của bạn sẽ bị khô. Do vậy, cần phải uống nước thường xuyên.
4. Bệnh răng miệng
Nếu bạn bị viêm nha chu, viêm lợi, hoặc các bệnh về nướu, sẽ có rất nhiều vi khuẩn và virus sinh sống trong miệng của bạn. Nếu miệng của bạn không được chăm sóc và làm sạch cẩn thận, vi khuẩn và virus sẽ tiếp tục sinh sản và phát triển. Điều này có thể dẫn đến viêm và khô miệng vào ban đêm.
5. Tiểu đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường xuyên cảm thấy khô miệng và miệng có vị đắng vào ban đêm. Điều này xảy ra do lượng đường trong máu tăng lên và tiếp tục tích tụ. Sau đó, thận và gan sẽ chuyển hóa đường, khiến tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn. Điều này khiến miệng bạn bị khô khi ngủ.
6. Trào ngược dịch mật
Chức năng gan suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết dịch mật. Điều này sẽ gây ra tình trạng trào ngược dịch mật, dẫn đến các vấn đề như lá lách và dạ dày hoạt động kém và khó tiêu. Khi bị trào ngược dịch mật, bạn có thể bị khô miệng vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
7. Sốt
Nếu bị nhiễm lạnh, bạn có thể sẽ bị sốt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, người bệnh sẽ bị mất nước và khô miệng vào ban đêm, đồng thời thấy nóng trong miệng. Bạn có thể làm giảm các triệu chứng này bằng cách hạ nhiệt cơ thể hoặc dùng thuốc.
8. Cường giáp
Cường giáp khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng tốc và các dây thần kinh giao cảm trở nên hưng phấn hơn, điều này làm cho tình trạng khô miệng trở nên rõ ràng hơn.
Đây là một trong những lý do tại sao bạn cảm thấy khô miệng vào ban đêm. Nếu tình trạng này có liên quan đến thói quen ăn uống kém lành mạnh, bạn cần điều chỉnh và giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Nếu là do bệnh lý, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bình luận