1. Lòng lợn
Lòng lợn là món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt làm nam giới. Bộ phận này của lợn gồm lòng non, lòng già có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo lòng, lòng xào dưa, lòng rán…
Tuy nhiên, lòng lợn có nhiều ký sinh trùng như giun, sán…không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn lòng chưa nấu chín, lòng bị hỏng, những ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, tả, bệnh gan, thận….Vì vậy, cho dù yêu thích món ăn này thì chúng ta cũng hãy ăn một cách có chừng mực.
Các bác sĩ cũng khuyên các chị em khi chọn mua lòng nên chọn loại bé, ống ruột căng tròn, màu trắng hồng, chất dịch bên trong trắng sữa là loại lòng ngon, không bị đắng.
2. Chân giò
Chân giò hay còn gọi là móng giò chứa nhiều protetin, chất béo, canxi, sắt, vitamin A, B, C và chất keo protit. Tuy nhiên, chất béo có trong móng gió lại không tốt cho cơ thể, ăn nhiều khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, làm cholesterol tăng cao…
3. Gan lợn
Tất cả các thức ăn con lợn nạp vào đều phải thông qua gan để thải độc. Trong quá trình đó, gan lợn vô tình giữ lại nhiều chất độc như kim loại nặng, chất tăng trưởng trong thức ăn…Vì vậy, ăn nhiều gan lợn chính là hành động nạp thêm chất độc hại vào cơ thể. Người mắc bệnh tim mạch, người già yếu tốt nhất không nên ăn gan lợn.
4. Tiết canh lợn
Ở Việt Nam, 70% bệnh nhân mắc chứng liên cầu khuẩn lợn đều là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh thường bị xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não…với tỉ lệ tử vong khoảng 7%. Vì vậy, tiết lợn nếu đã nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống lại rất có hại.
5. Phổi lợn
Lợn là động vật có thói quen hít thở sát mặt đất nên lượng bụi bẩn hít vào mỗi ngày cực lớn. Phổi lợn có nhiều phế nang, dễ tích tụ và lắng đọng nhiều bụi. Khi ăn phổi lợn, chúng ta dễ dàng nạp vào cơ thể bụi bẩn, kim loại nặng. Vì vậy không nên ăn nhiều bộ phận này của lợn.
6. Óc lợn
Do chứa hàm lượng cholesterol cực cao nên óc lợn không tốt cho người già, người mắc bệnh tim mạch mặc dù óc lợn cũng là nơi chứa nhiều sắt, photpho và canxi.
7. Mỡ lợn
Mỡ của động vật nói chung là các axit béo bão hòa. Người già, người bị béo phì khi ăn mỡ lợn sẽ bị khó hấp thụ do men tiêu hóa mỡ trong cơ quan tiêu hóa đã bị giảm nhiều. Thậm chí mỡ lợn còn làm tăng cholesterol máu gây nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe.
8. Bì lợn
Protetin ở bì lợn chủ yếu được cấu tạo từ collagen và galetin. Chúng có vai trò làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, nhất là các bộ phận xương, sụn, da và các tổ chức liên kết trong cơ thể. Nhưng đây là loại protetin rất khó tiêu và hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải bóng bì bẩn.
Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết thêm, lớp mỡ gần da động vật chứa nhiều cholesterol xấu ảnh hưởng không tốt đến tim mạch, huyết áp…
Bình luận