Nếu là của mình không đi đâu mất, không phải của mình cố giữ cũng bằng không
Nơi đông giữ miệng, tránh họa vào thân; nơi loạn giữ tâm, tránh gặp sai lầm. Nơi thị phi giữ lời, tránh gặp phiền phức; ngẩng cao đầu làm người, cúi người làm việc.
Có một số người không nên đợi, có một số việc không nên tranh, nếu là của mình thì không đi đâu mất, nếu không phải của mình thì cố giữ cũng bằng không.
Làm tốt việc của mình, sống cuộc sống của chính bản thân mình; tu tốt tâm mình, lập đức cho thân.
Đầu nghĩ việc phú quý, tâm giữ điều thanh tịnh. Để cuộc sống thực tại, để kiếp người thanh tao; để cho người hạnh phúc, để cho mình thêm vui.
Sống ở đời, dành cho người khác một lối thoát chính là dành cho mình một lối đi, cho người khác cơ hội chính là cho mình hy vọng
Trong thế giới tự nhiên, muôn loài đều phải nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn, chúng đồng sinh đồng diệt, một cá thể phát triển thì toàn thể phát triển, một cá thể bị tổn thương thì toàn thể bị tổn thương.
Cho đi, đó là một niềm vui. Bởi lúc bạn cho đi, nó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi, mà ngược lại, nó lại là sự thu hoạch.
Cho đi, đó cũng là một loại hạnh phúc. Bởi khi bạn cho đi, chính là lúc bạn gieo mầm hạnh phúc cho tâm hồn mình.
Nhấc lên được sẽ buông xuống được
Đời người có 4 nỗi khổ. Một là nhìn không thấu, không thấy được sự yên vui gắn bó trong xã hội bon chen đấu đá. Hai là xả không được, không xả được chuyện vui đã qua. Hay nói cách khác, đó là không quên đi được những phút huy hoàng trong quá khứ.
Ba là bước không qua, không vượt qua được những nỗi buồn trong tình cảm của quá khứ, đắm chìm trong cảm xúc đau buồn của ngày hôm qua. Bốn là buông không được. Có câu nói rằng, ‘đời người như một bản tình ca, có lúc trầm lúc bổng’. Làm người thì cần phải nhấc lên được thì cũng buông xuống được.
Nhưng có nhiều người nhấc lên được nhưng mãi chẳng thể buông, buông không được những việc, những người đã qua trong quá khứ.
Thanh tỉnh, thản thành và thông minh, trí huệ
Nhìn thấy cái sai của người khác đó là Thanh, nhìn thấy cái sai của mình đó là Tỉnh. Có thể nhận mình sai đó là Thản (bộc lộ thẳng thắn), biết sai mà sửa đó là Thành. Thấy được ưu điểm của mình, đó là Thông, nhìn thấy được ưu điểm người khác đó là Minh. Học tập được ưu điểm của người khác, đó là Trí, dùng được ưu điểm của người khác, đó là Huệ.
Thanh tỉnh, thản thành mà làm người, đó là cần; thông minh, trí huệ mà làm việc, đó là thiết.
Quy tắc ứng xử giữa người với người
Một là không nên hiển thị bản thân khôn hơn người khác. Hai là để người khác làm chủ, bản thân mình tự nguyện làm phó. Ba là nếu sống mà xem thường người khác, trong mắt không có ai, thì sau cùng thân bại danh liệt. Bốn là nếu thường xuyên tranh luận đúng sai với người khác, vĩnh viễn khó mà thắng. Năm là kính người chính là kính mình.
Sống ở trên đời, tất cả cũng chỉ bởi chữ duyên, chữ tình, chữ tâm, chữ chân
Chạm vai nhau rồi bước qua, đó là người qua đường; không rời không bỏ, đó là người nhà; thường xuyên bên mình đó là bạn bè; sống chết bên mình, đó là người thân; nhìn nhau mà hiểu, đó là người yêu.
Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần "trong lạnh tặng lửa" là đủ rồi. Gió nhẹ trời xanh thì một câu thăm hỏi, những khi sóng gió thì an ủi động viên, gặp lúc cô đơn thì bờ vai vỗ nhẹ… Cứ nhẹ nhàng, bình dị vậy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa.
Biết người biết mặt nhưng không biết lòng
Vậy nên, làm người chừa lại cho người ba phần, lưu khẩu đức cho mình; Trách người không nên trách tận, chừa lại cho người ba phần, lưu lại cho mình chút độ lượng; Thành công không nên kiêu ngạo, chừa lại cho người ba phần, lưu lại cho mình một chút khiêm nhường.
Tâm hẹp thì việc nhỏ hóa thành lớn, tâm rộng mở thì việc lớn hoá nhỏ. Tâm bình, luận việc trời đất, tâm định, thuận theo trời đất mà biến.
Việc lớn, việc khó xem trách nhiệm; nghịch cảnh, thuận cảnh xem tâm trí. Có xả có đắc nhìn trí huệ, việc thành hay bại thấy kiên trì.
Bình luận