Khi bạn đang ở trong một mối quan hệ, việc cố gắng hơn một chút vì người mình yêu là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên, ranh giới giữa tình yêu và sự thương hại là vô cùng mỏng manh. Nhiều người không thể phân biệt được hai điều này và rơi vào một quan hệ tình cảm đơn phương. Nếu bạn đang yêu một ai đó nhưng không chắc liệu anh ấy/cô ấy có yêu mình như vậy hay không, thì đây là bảy dấu hiệu có thể giúp bạn có thể xác định điều đó.
Mọi cuộc trò chuyện đều là một chiều
Khi bạn đang ở trong một mối quan hệ, giao tiếp là cách tốt nhất để duy trì ngọn lửa. Từ việc chia sẻ những diễn biến hàng ngày đến thảo luận về các vấn đề gia đình, đó là điều khiến hai bạn đến gần nhau hơn và giữ cho mối quan hệ bền chặt hơn. Tuy nhiên, nếu cuộc trò chuyện giữa bạn và người ấy luôn mang tính phiến diện, và bạn là người luôn khơi mào cuộc trò chuyện, thì đã đến lúc bạn cần xem xét lại mối quan hệ của mình.
Bạn xin lỗi vì mọi thứ
Bạn có phải luôn là người xin lỗi, ngay cả khi bạn không phải là người có lỗi hay không? Tình yêu là nơi để bạn cảm thấy được yêu thương và an ủi trong những lúc đau khổ, nhưng khi bạn ở trong một mối quan hệ đơn phương, đối phương sẽ khiến bạn cảm thấy có lỗi vì từng điều nhỏ nhặt mà bạn làm. Thay vì làm cho bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, người ấy thường sẽ yêu cầu bạn phải cứng rắn hơn và tự mình giải quyết vấn đề.
Bạn luôn phải bào chữa cho hành động của người ấy
Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ đơn phương, bạn thường sẽ phải phát ngôn thay cho người ấy. Đối với mọi sai lầm mà họ mắc phải, mọi tình huống khó xử mà họ tạo ra và mọi sự kiện gia đình mà họ bỏ lỡ, bạn phải đưa ra lời bào chữa và/hoặc biện minh cho hành động của họ. Bạn phải chịu mọi trách nhiệm để bảo vệ danh tiếng của người ấy và đôi khi lừa dối bản thân để tin tưởng vào tình yêu của họ. Chúng làm bạn không chỉ căng thẳng mà còn mệt mỏi.
Bạn bị xếp sau bạn bè của người ấy
Những sự ưu tiên tạo ra rất nhiều khác biệt trong một mối quan hệ. Nó có thể cho bạn biết nửa kia của bạn quan tâm tới bạn như thế nào. Nếu người ấy luôn lập kế hoạch mà không có bạn hoặc đặt bạn bè của họ lên trên bạn, thì chắc chắn bạn đang ở trong một mối quan hệ đơn phương. Mức độ ưu tiên của một người nói lên nhiều điều về người họ tôn trọng và yêu thương. Nếu bạn không phải là lựa chọn đầu tiên của họ thì hãy tìm một ai đó sẵn sàng đặt bạn vào vị trí thứ nhất mà bạn xứng đáng.
Người ta không bao giờ hỏi thăm bạn
Một câu đơn giản "Em/anh có khỏe không?" hoặc "Ngày hôm nay của em/anh thế nào?" có thể tạo ra rất nhiều khác biệt giữa các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở trong một mối tình đơn phương, đối phương sẽ hầu như không quan tâm đến hạnh phúc của bạn và sẽ không bao giờ dành thời gian để yêu cầu bạn điều tương tự. Anh ấy hoặc cô ấy sẽ không bao giờ nêu ra những lo lắng về các vấn đề của bạn hoặc quan tâm đến việc bạn có điều gì muốn chia sẻ với họ hay không.
Người ấy không bao giờ muốn giải quyết vấn đề
Các mối quan hệ không bao giờ là hoàn hảo. Có hàng trăm vấn đề nảy sinh mỗi ngày và bạn phải mất rất nhiều công sức để khắc phục chúng. Do đó, điều quan trọng là phải thảo luận và giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ đơn phương, đối phương sẽ hầu như không quan tâm đến những vấn đề đó. Họ sẽ không dành nhiều sức lực để khắc phục những vấn đề trong mối quan hệ, mà thay vào đó sẽ tìm cách chạy trốn khỏi chúng.
Bạn luôn bất an về mối quan hệ
Sự bất an nảy sinh từ nghi ngờ. Đôi khi, bạn biết rằng mình đang ở trong một mối quan hệ đơn phương nhưng không muốn tin vào điều đó. Bạn tránh xa các dấu hiệu và thường xuyên cảm thấy bất an về mối quan hệ của mình. Bạn tìm đến mọi người để xác nhận thay vì nói ra với chính người ấy. Điều này sẽ chỉ khiến bạn dày vò bản thân thêm mà thôi, đã đến lúc phải mạnh mẽ chấp nhận sự thật và được nhận những sự quan tâm xứng đáng.
Bình luận