Theo đó, để đạt được tăng trưởng kinh tế như mục đích đề ra, bên cạnh giải pháp dài hạn (như tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân...), trước mắt cơ quan quản lý cần tập trung giải pháp chính sách tài chính tiền tệ.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế của Học viện Chính sách và phát triển, chính sách tài chính tiền tệ đang đi đúng hướng nhưng độ trễ còn lớn, làm cho chính sách chậm đi vào cuộc sống. Chính điều này, yêu cầu cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả điều hành, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu
Hơn nữa, áp lực tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm rất lớn. Chính sách kiểm soát tỷ giá từ nhiều năm nay của ngân hàng nhà nước phù hợp với thực tiễn nền kinh tế. Nếu Việt Nam không kiểm soát và để tỷ giá tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Thời gian tới, áp lực tăng tỷ giá lớn bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, chính sách điều chỉnh thuế biên giới của Mỹ, áp lực tăng lãi suất VND. Vì vậy, cơ quan quản lý cần tiếp tục kiểm soát tỷ giá trong biên độ phù hợp, từ 2-3% để ổn định tiền tệ.
Việc Ngân hàng Nhà nước giảm mức lãi suất điều hành 0,25% và 0,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng của một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 7/7/2017) rất tích cực.
Đây không phải là nới lỏng chính sách tiền tệ mà chỉ nhằm mục đích tạo cho ngân hàng thương mại cơ hội giảm lãi suất cho vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, trong phạm vi tác động của chính sách tài chính tiền tệ tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng. Mức cung tiền quyết định ổn định và kiểm soát lạm phát.
Đánh giá về thị trường tiền tệ 6 tháng đầu năm 2017, TS Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường đào tạo cán bộ ngân hàng BIDV cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, nhất quán và lực chọn giải pháp phù hợp gắn liền với mục tiêu đặt ra và điều kiện thị trường cụ thể.
Thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định mặc dù chịu áp lực tăng vào đầu năm. Thị trường ngoại hối ổn định trở lại sau một số biến động trong 2 tháng cuối năm 2016. Tín dụng tăng trưởng khá, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
“Tái cơ cấu nền kinh tế chậm, việc xử lý nợ xấu còn khó khăn đã ảnh hưởng đến mục tiêu hạ lãi suất cho vay và lành mạnh hệ thống tài chính tín dụng. Hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn về vốn và các gói tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế”, TS Lực nhận định.
Video: 'Vay nợ lãi suất rẻ của Trung Quốc rồi kiện đòi lãnh thổ có được không?'
Dự báo thị trường tài chính tiền tệ 6 tháng cuối năm 2017, ông Lực cho rằng, rủi ro tài chính tiền tệ ở mức cao do tác động của thế giới. Như việc FED có thể tăng lãi suất thêm 1 lần nữa vào năm 2017 và 2 lần năm 2018.
Với tình hình trong nước, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ở mức cao trong ngắn hạn và thiếu các động lực tăng trưởng bền vững sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính ngân hàng trong dài hạn. Tiến trình xử lý nợ xấu còn nhiều thách thức.
Trước tình hình trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần triển khai các giải pháp hỗ trợ như mở rộng tăng trưởng cung tiền và tín dụng ở mức hợp lý (16-18%) trong năm 2017. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tài chính tín dụng và triển khai Nghị Quyết xử lý nợ xấu.
Bình luận