• Zalo

6 tác dụng tốt như 'vàng mười' của trái khế với sức khoẻ

Tư vấnThứ Năm, 24/08/2023 16:26:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Khế là loại quả dân dã được nhiều người yêu thích, vậy trái khế có tác dụng gì?

Khế là loại quả vị chua ngọt, hình dáng như một ngôi sao năm cánh rất đặc trưng. Trái khế có tác dụng gì? Ngoài là món ăn vặt trái khế cũng được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Vậy, trái khế có tác dụng gì?

Thành phần dinh dưỡng của trái khế

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, trái khế là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng - đặc biệt là chất xơ và vitamin C rất dồi dào. Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong một quả khế cỡ trung bình (91 gam):

  • Chất xơ: 3 gam
  • Chất đạm: 1 gam
  • Vitamin C: 52% khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo (RDI)
  • Vitamin B5: 4% RDI
  • Folate: 3% RDI
  • Đồng: 6% RDI
  • Kali: 3% RDI
  • Magiê: 2% RDI

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trên có vẻ không quá cao, nhưng khẩu phần này chỉ có 28 calo và 6 gam carb. Điều này đồng nghĩa với việc, so với trọng lượng thì quả khế rất nhiều chất dinh dưỡng..

Trái khế có tác dụng gì?

Trái khế có tác dụng gì là băn khoăn của không ít người. Dưới đây là những tác dụng của trái khế đối với sức khoẻ đã được chứng minh:

Giúp cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất

Báo Lao động dẫn nguồn Tờ Stylecraze cho biết, sự hiện diện của Vitamin -B riboflavin và axit folic trong khế giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Cây khế mang đến nhiều tác dụng với sức khoẻ

Cây khế mang đến nhiều tác dụng với sức khoẻ

Giải độc cơ thể

Quả khế có đặc tính lợi tiểu giúp tống lượng nước dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể, giúp làm sạch gan và thận.

Đặc tính chống loét

Trong y học cổ truyền như Ayurveda, các chất chiết xuất từ ​​khế đã được sử dụng để điều trị loét dạ dày. Chiết xuất của nó chứa terpenoit, flavonoit và chất nhầy giúp điều trị loét. Sự hiện diện của vitamin C, axit gallic và epicatechin giúp điều trị loét miệng. Đặc tính làm mát và chống viêm của khế cũng rất hữu ích trong việc giảm đau mắt.

Chữa cảm, viêm họng, kháng khuẩn

Từ lâu, quả khế đã được dùng rộng rãi trên thế giới để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Lá cây khế cũng được dùng để trị viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, ung nhọt, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ em rất tốt.

Quả khế chứa một tác nhân kháng khuẩn có thể “chiến đấu” với các loại khuẩn như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus…

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Quả khế có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là kali và natri là những chất điện giải cần thiết giúp điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch.

Cải thiện giấc ngủ

Trong khế chứa rất nhiều magie, loại kháng chất này giúp kích hoạt axit Gamma-aminobutyric (GABA) tác dụng thúc đẩy giấc ngủ.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khế

Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng từ cây khế được đăng trên Báo Sức khoẻ & Đời sống:

- Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100 g sao thơm, nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 20 - 40 g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Chữa lở sơn, mày đay: Lá khế khoảng 20 g rửa sạch cho vào nồi nấu nước uống. Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch giã lấy nước cốt đặp lên vùng da bị tổn thương.

- Chữa cảm cúm: Đau người, hắt hơi sổ mũi, ho. Dùng 3 quả khế nướng vắt nước cốt hòa 50 ml rượu để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.

- Chữa đái dắt, đái buốt: Dùng lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40 g. Cho 500 ml nước đun nhỏ lửa còn 150 ml nước, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 3 thang, sau đó tái khám. Mỗi liền trình có thể dùng 10 - 15 thang. Hoặc khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, uống lúc còn ấm nóng.

- Chữa viêm họng: Lá khế 40 g rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ vắt nước cốt ngậm, ngày nhiều lần.

- Chữa ho do lạnh có đờm: Hoa khế 20 g sao qua, sau đó tẩm nước gừng đem sao tiếp. Sắc lấy nước uống. Có thể thêm cam thảo nam 12 g, tía tô 8 - 10 g, kinh giới 8 - 10 g. Cho 750 ml nước, đun còn 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 6 ngày.

- Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g, rễ cây quả giun 20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.

- Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Trái khế có tác dụng gì?". Hãy thường xuyên bổ sung quả khế trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé.

Hạ An(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn