Đúng 71 năm trước, ngày 7 tháng 11 năm 1941, một cuộc diễu binh huyền thoại đã diễn ra trên đất nước Xô Viết, trong số đó có sáu người Việt Nam mang sắc phục Hồng quân.
Cuộc phản công kiên cường được bắt đầu làm cho đối phương choáng váng. Tới thời điểm đó, Đức quốc xã tưởng chừng sắp nắm gọn trong tay thủ đô của Liên Xô. Berlin đã chuẩn bị số lượng lớn các huân chương và huy chương.ư
Trong những lá thư gửi về nhà, binh lính Wehrmacht kể rằng sắp được ở trong những căn nhà ấm. Qua ống nhòm, giới tướng lĩnh ngắm mái vòm vàng của các nhà thờ thủ đô Nga cổ kính.
Nhưng người Đức đã tính lầm. Bình luận viên quân sự Viktor Baranets cho biết: “Trong những năm gần đây, tôi có cơ hội tiếp cận một số tài liệu lưu trữ của chính phủ và thư từ cá nhân. Ấn tượng của tôi là tâm trạng hứng khởi của những con người đến thẳng Hồng trường từ chiến hào, công sự, từ các vị trí tiền tiêu.
Hãy hình dung những khó khăn mà các chiến sĩ tăng đối đấu để bảo đảm cuộc diễu hành hoàn hảo trong điều kiện băng giá khắc nghiệt. Quân đội đã phô trương toàn bộ uy lực của mình. Cuộc diễu hành trên Quảng trường Đỏ trở thành chỗ dựa tinh thần không gì lay chuyển cho lực lượng Hồng quân đẩy lùi quân đội Đức khỏi Moscow”.
Những tiểu đoàn tăng từ Arkhangelsk nhập vào cuộc diễu binh. Nhà máy Chelyabinsk gửi tới thủ đô hàng chục xe tăng mới hạng nặng. Những cỗ xe chiến đấu ghê gớm còn chưa kịp được trang bị đầy đủ. Các công nhân cơ khí nhận và lắp ráp bộ khởi động trong quá trình đoàn tàu chạy. Gần 30 ngàn quân nhân và dân binh đã tham gia cuộc duyệt binh lịch sử, - ông Victor Baranets nói.
“Tất nhiên, tôi cũng nghiên cứu tài liệu lưu trữ, thư từ và chỉ thị của phía Đức. Hitler có cảm giác nặng nề khi biết tin về lễ duyệt binh trên Hồng trường. Người Đức nhận ra rằng Moscow không hề bị bóp nghẹt, quân đội Liên Xô vẫn đang hoạt động. Thậm chí, họ đều bước duyệt binh. Một sự kiện đã gieo rắc mối hoang mang. Trong một tài liệu ghi lại chỉ thị của Goebbels cương quyết cấm phổ biến thông tin về cuộc diễu binh Hồng quân trong quân đội Đức.”
Trong hàng ngũ Hồng quân tiến thẳng ra trận tuyến từ Quảng trường Đỏ có các chiến sĩ cộng sản quốc tế từ hàng chục quốc gia, ở đó có cả những người Việt Nam. Sau nhiều năm tìm kiếm, tập thể ban tiếng Việt đài Tiếng nói nước Nga đã xác định được họ tên sáu người Việt tham gia cuộc diễu binh năm 1941 và tìm hiểu về số phận của họ.
Sau khi quân đội Đức bị đẩy lùi khỏi Moscow, theo quyết định của ban lãnh đạo Liên xô ông Vương Thục Tình trở về nước với nhiệm vụ phát triển phong trào cách mạng. Nhưng trên đường đi qua Trung Quốc, vào cuối năm 1942 ông Vương Thục Tình bị quân Tưởng Giới Thạch bắt và thủ tiêu. Còn hai người khác là các ông Lý Tự Thông và Lý Văn Minh đã tiếp tục cầm súng chiến đấu chống phát xít Đức.
Nhiều phóng viên nước ngoài đã có mặt trên lễ đài quan sát buổi duyệt binh mùa thu 1941. Tin tức về sự kiện nhanh chóng được loan khắp thế giới. Cuộc diễu binh làm nức lòng người, Hồng quân giáng đòn chí mạng vào kẻ thù trên các mặt trận Mozhaisk, Volokolamsk và Maloyaroslavetsky.
57 chiến sĩ từng có mặt trong cuộc diễu binh cách đây hơn 7 thập kỷ hiện còn sống ở thủ đô Moscow.
Ngày mùng 7 tháng 11 năm nay, cùng với một ngàn cựu chiến binh Thế chiến thứ II, họ đã đứng trên lễ đài của Quảng trường Đỏ. Lễ diễu hành trang nghiêm được tổ chức.
Những chiến sĩ vệ binh Lữ đoàn cơ giới, các xe tăng từ bảo tàng và kỵ binh Trung Đoàn Cận vệ tổng tham gia tái dựng phút giây lịch sử hào hùng của cuộc diễu binh huyền thoại năm 1941.
Theo Tiền Phong
Bình luận