Không ít người ví von tình hình bóng đá nước nhà giống như câu chuyện đang được quan tâm về thủy điện sông Tranh ở Quảng Nam.
Nói là giống vì cả hai đều có khả năng…vỡ. Thủy điện sông Tranh với những vết nứt gần đây là những trận động đất nhẹ khiến người dân phía hạ lưu của thủy điện không khỏi lo lắng.
Lo lắng và sợ…vỡ cũng chính là cảm giác của nhiều quan chức và cầu thủ V.League lúc này. Những vết nứt có thể có thể coi là việc bầu Kiên bị khởi tố còn những cơn rung chấn chính là sự tháo chạy của nhiều nhà tài trợ, đặc biệt có gắn tới yếu tố ngân hàng như SHB, Navibank, Bắc Á hay Eximbank.
Liệu V.League có bị vỡ? Câu hỏi này không thấy lời giải đáp rõ ràng. Trong khi đó các chuyên gia trong quản lý bóng đá (giống như các chuyên gia trong câu chuyện sông Tranh) trấn an rằng: “Có đến đâu thì chơi đến đó”.
Những lời nói không mang đến quá nhiều niềm tin.
Chỉ có một động thái mới, đến từ VPF- công ty đứng ra tổ chức giải V.League đang được coi là nỗ lực để gia cố và giảm thiểu nguy cơ vỡ giải.
Đó là quyết định đưa ra gói cứu trợ lên tới gần 50 tỷ đã được ông Võ Quốc Thắng bật mí. Tất nhiên không phải là kiểu cứu trợ bơm tiền giữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng và đơn giản số tiền ấy nhằm tạo ra sự hấp dẫn và cạnh tranh trong thi đấu mùa sau. Chẳng hạn như việc nâng mức tiền thưởng cho các đội xếp thứ hạng cao và những đội ngoài Top có huy chương vẫn nhận được tiền- dù ít hơn.
50 tỷ trong lúc này là rất lớn nếu biết rằng tại Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Đồng Tâm do ông Võ Quốc Thắng làm chủ tịch, một bản kế hoạch được đưa ra và mức lãi ròng chỉ là 10 tỷ. Tức là chỉ bằng 1/5 gói cứu trợ mà VPF định trải thảm vào V.League.
Song, cũng như việc người ra chỉ có thể lấy vôi vữa trát vào những vết nứt trên thân thủy điện. Gói 50 tỷ ấy được dự tính là sẽ “rơi đánh tõm” vào nền bóng đá vốn là cái máy tiêu tiền bấy lâu nay.
Hiển nhiên, các CLB đừng quá nhiều kỳ vọng vào khoản tiền này. Gói cứu trợ chỉ tác dụng nếu nó kích thích quá trình sản xuất chứ không phải chuyện “bỗng nhiên” nhặt được một số tiền rồi mang ra…ăn.
Thậm chí phải có cam kết để nhận được cứu trợ, CLB phải tiến hành những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” một cách hà khắc ở thời điểm này.
Những giải pháp ban đầu là thống nhất giảm giá cầu thủ trên thị trường chuyển nhượng; căn cứ vào tình hình tài chính cụ thể của CLB để đưa ra chính sách lương thưởng phù hợp; đưa ra mức sàn số CĐV mỗi năm và coi đó như chỉ tiêu bắt buộc để các CLB phải có chiến lược thực hiện; biến mỗi trận đấu thành sản phẩm có thể kinh doanh…
50 tỷ hay 100 tỷ sẽ không bao giờ đủ cho một cuộc cứu trợ nếu chính các CLB không đưa ra chính sách cứu mình trước khi ngửa tay đi xin.
Nói là giống vì cả hai đều có khả năng…vỡ. Thủy điện sông Tranh với những vết nứt gần đây là những trận động đất nhẹ khiến người dân phía hạ lưu của thủy điện không khỏi lo lắng.
Lo lắng và sợ…vỡ cũng chính là cảm giác của nhiều quan chức và cầu thủ V.League lúc này. Những vết nứt có thể có thể coi là việc bầu Kiên bị khởi tố còn những cơn rung chấn chính là sự tháo chạy của nhiều nhà tài trợ, đặc biệt có gắn tới yếu tố ngân hàng như SHB, Navibank, Bắc Á hay Eximbank.
Liệu V.League có bị vỡ? Câu hỏi này không thấy lời giải đáp rõ ràng. Trong khi đó các chuyên gia trong quản lý bóng đá (giống như các chuyên gia trong câu chuyện sông Tranh) trấn an rằng: “Có đến đâu thì chơi đến đó”.
Những lời nói không mang đến quá nhiều niềm tin.
Bầu Thắng có đưa VPF qua được cơn khó khăn này? |
Chỉ có một động thái mới, đến từ VPF- công ty đứng ra tổ chức giải V.League đang được coi là nỗ lực để gia cố và giảm thiểu nguy cơ vỡ giải.
Đó là quyết định đưa ra gói cứu trợ lên tới gần 50 tỷ đã được ông Võ Quốc Thắng bật mí. Tất nhiên không phải là kiểu cứu trợ bơm tiền giữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng và đơn giản số tiền ấy nhằm tạo ra sự hấp dẫn và cạnh tranh trong thi đấu mùa sau. Chẳng hạn như việc nâng mức tiền thưởng cho các đội xếp thứ hạng cao và những đội ngoài Top có huy chương vẫn nhận được tiền- dù ít hơn.
50 tỷ trong lúc này là rất lớn nếu biết rằng tại Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Đồng Tâm do ông Võ Quốc Thắng làm chủ tịch, một bản kế hoạch được đưa ra và mức lãi ròng chỉ là 10 tỷ. Tức là chỉ bằng 1/5 gói cứu trợ mà VPF định trải thảm vào V.League.
Song, cũng như việc người ra chỉ có thể lấy vôi vữa trát vào những vết nứt trên thân thủy điện. Gói 50 tỷ ấy được dự tính là sẽ “rơi đánh tõm” vào nền bóng đá vốn là cái máy tiêu tiền bấy lâu nay.
Hiển nhiên, các CLB đừng quá nhiều kỳ vọng vào khoản tiền này. Gói cứu trợ chỉ tác dụng nếu nó kích thích quá trình sản xuất chứ không phải chuyện “bỗng nhiên” nhặt được một số tiền rồi mang ra…ăn.
Thậm chí phải có cam kết để nhận được cứu trợ, CLB phải tiến hành những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” một cách hà khắc ở thời điểm này.
Những giải pháp ban đầu là thống nhất giảm giá cầu thủ trên thị trường chuyển nhượng; căn cứ vào tình hình tài chính cụ thể của CLB để đưa ra chính sách lương thưởng phù hợp; đưa ra mức sàn số CĐV mỗi năm và coi đó như chỉ tiêu bắt buộc để các CLB phải có chiến lược thực hiện; biến mỗi trận đấu thành sản phẩm có thể kinh doanh…
50 tỷ hay 100 tỷ sẽ không bao giờ đủ cho một cuộc cứu trợ nếu chính các CLB không đưa ra chính sách cứu mình trước khi ngửa tay đi xin.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận