Bạn có thể nghĩ bồn cầu là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà nhưng không phải vậy. Trên thực tế, nhiều món đồ khác còn bẩn hơn trong đó có khăn mặt của bạn.
Làm khô mặt bằng khăn có vẻ là điều nên làm nhưng việc này có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Gây mụn trứng cá
Chúng ta thường cất khăn trong phòng tắm, nơi có không khí ẩm ướt, tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn chà khăn lên mặt, bạn đang đưa tất cả những vi khuẩn trực tiếp lên da. Điều này cuối cùng dẫn đến nổi mụn và tắc nghẽn lỗ chân lông.
Có những người không giặt khăn hàng ngày, làm lượng vi khuẩn xâm nhập vào da tăng lên.
Lão hóa da nhanh hơn
Sử dụng khăn tắm bằng vải thô ráp tạo ra những vết xước nhỏ trên da, khiến da dễ bị nhiễm trùng và nhăn nheo. Khi bạn giặt khăn nhiều, vải bị sờn và tạo ra ma sát khi lau. Lúc này, khăn hoạt động như một chất tẩy tế bào chết quá mức, ảnh hưởng đến làn da.
Giảm hiệu quả mỹ phẩm chăm sóc da
Mặc dù làm khô da sau khi rửa mặt có vẻ là điều tự nhiên nhưng sẽ khiến làn da không tận dụng tối đa được các sản phẩm mà bạn đang thoa lên.
Kem dưỡng ẩm của bạn sẽ thẩm thấu vào da tốt hơn trước khi tất cả nước bốc hơi khỏi bề mặt. Bỏ qua việc lau khô bằng khăn sẽ cho phép các mỹ phẩm giữ lại độ ẩm cần thiết cho làn da trông trẻ trung và rạng rỡ.
Gây kích ứng da
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, sử dụng khăn không phải là lựa chọn hợp lý. Hầu hết các loại vải may khăn quá thô ráp với da, nên việc lau mặt dễ khiến da bị mẩn đỏ và kích ứng.
Làm cho da bị nhờn
Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng làm khô bằng khăn có thể khiến da nhờn hơn. Bởi vì khăn thô có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên mà da của bạn cần duy trì. Các tuyến bã nhờn sẽ phải sản xuất nhiều dầu hơn để cân bằng tình trạng khô da, dẫn đến da quá nhờn.
Cách lau khô mặt mà không cần khăn
Bạn hãy để da khô tự nhiên dù điều này sẽ cần nhiều thời gian hơn so với lau mặt bằng khăn. Các bước chăm sóc như sau:
- Rửa mặt
- Để da khô tự nhiên
- Dùng nước hoa hồng
- Bôi kem dưỡng ẩm yêu thích của bạn.
Bình luận