• Zalo

5 bệnh nguy hiểm mà trẻ thường mắc vào mùa hè

Tư vấnThứ Hai, 05/04/2021 10:18:00 +07:00Google News

Tiêu chảy cấp, thủy đậu, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp, chân tay miệng là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng trẻ có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc.

Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua khoảng 10-20 ngày ủ bệnh thì mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,… Trên da trẻ có thể xuất hiện hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày sẽ xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

5 bệnh nguy hiểm mà trẻ thường mắc vào mùa hè - 1

Các nốt ban xuất hiện trên người trẻ nhỏ bị thủy đậu (Ảnh: dizigon.vn)

Nhiễm khuẩn hô hấp

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh nguy hiểm và rất dễ dẫn đến các ca bệnh nặng, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi.

Triệu chứng của bệnh thay đổi từ ho và cảm lạnh nhẹ, có thể kèm sốt hoặc không cho đến đau tai và thậm chí đến viêm phổi và nguy cơ tử vong cao.

Khi mắc bệnh, trẻ thường có các triệu chứng sau: Sốt cao, ho, khó thở và thở nhanh. Trong một số trường hợp, khi trẻ hít vào, dưới lồng ngực lõm vào trong, đây là dấu hiệu trẻ bị rút lõm lồng ngực, báo động viêm phổi nặng cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Muỗi vằn chính là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh qua các vết muỗi đốt.

Bệnh xảy ra với các triệu chứng chính như: Sốt cao, đau đầu, nhức mỏi, mệt mỏi toàn thân, sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện các hiện tượng xuất huyết, nổi các chấm đỏ trên da gây ngứa.

Bệnh chân tay miệng

Là bệnh do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người.

Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Những vết loét đỏ như vết lở miệng sẽ xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi…

Nếu trẻ sốt hơn 39 độ C, bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc, ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để bệnh trở nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khoảng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là do vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…), virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột.

Biểu hiện của trẻ là bị mất nước nặng, nôn nhiều, không uống được hoặc đi ngoài rất nhiều. Việc sử dụng kháng sinh và men tiêu hóa vi sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

Ngô Xuyến(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn