Thực hiện chiến dịch cải cách kinh tế, duy trì chiến dịch chống tham nhũng và tránh một cuộc xung đột với Nhật Bản là ba thách thức với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Năm 2013 được coi là khoảng thời gian để Chủ tịch Tập xây dựng chương trình nghị sự nhằm củng cố quyền lực. Tuy nhiên, giới quan sát nhìn nhận, 2014 sẽ là một năm hứa hẹn đầy trông gai được thể hiện rõ nét thông qua ba thử thách chính, mà ông Tập cần vượt qua.
Việc thực hiện gói cải cách kinh tế sẽ là khó khăn đầu tiên trong năm 2014 đối với nhà cầm quyền họ Tập. Theo quan điểm của các chuyên gia phân tích, gói cải cách này làm dấy lên một sự phấn khích, song cũng thể hiện thái độ hoài nghi của các quan chức Trung Quốc kể từ sau khi nó được công bố lần đầu giữa tháng 10/2013.
Việc thực hiện gói cải cách kinh tế sẽ là khó khăn đầu tiên trong năm 2014 đối với nhà cầm quyền họ Tập. Theo quan điểm của các chuyên gia phân tích, gói cải cách này làm dấy lên một sự phấn khích, song cũng thể hiện thái độ hoài nghi của các quan chức Trung Quốc kể từ sau khi nó được công bố lần đầu giữa tháng 10/2013.
Chủ tịch Tập Cập Bình |
Chủ tịch Tập Cập Bình sẽ giải quyết ba vấn đề lớn trên ra sao để chứng minh vị thế của mình?
Những người lạc quan cho rằng, các mục tiêu đầy tham vọng của các gói cải cách sẽ là bằng chứng thiết thực thể hiện rõ cam kết của ông Tập trong vấn đề cải cách thể chế nền kinh tế. Trong khi đó, các nhà phê bình lại bày tỏ những điểm thiếu sót và không rõ ràng làm cơ sở cho sự thận trọng của họ.
Thứ nhất, ngay từ những ngày đầu năm 2014 này, Chủ tịch Tập sẽ phải thực thi một số chính sách cải cách hành chính, điển hình cải cách ruộng đất, cấp giấy phép hoạt động cho các ngân hàng tư nhân, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách dỡ bỏ rào cản thông thương, tự do hóa lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, cũng như mở rộng quyền cư trú cho các lao động nhập cư ở các thành phố.
Thứ hai, đó là việc duy trì chiến dịch chống tham nhũng. Theo đó, việc huy động đông đảo tầng lớp trong dân chúng đóng tham gia hỗ trợ thực hiện các kế hoạch cải cách góp phần không nhỏ giúp ông Tập thực hiện các mục tiêu trong cuộc chiến chống tham nhũng, vốn là một nạn “nhức nhối” tồn tại từ lâu trong đội ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ khó thực thi bởi chiến dịch chủ yếu nhắm tới số lượng lớn các quan chức này sẽ báo hiệu một khả năng dẫn đến sự tha hóa, bất mãn và phân chia bè phái giữa các tầng lớp cầm quyền.
Thứ ba là tìm mọi cách để tránh một cuộc xung đột không cần thiết với Nhật Bản. Theo đó, tuyên bố đơn phương của Bắc Kinh về việc lập ra Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) cùng chuyến thăm tới ngôi đền chiến tranh Yakusuni của Thủ tướng Shinzo Abe là hai “ngòi nổ” cho một xung đột tiềm tàng khiến mối quan hệ hai nước vốn ở mưc thấp nhất trong vòng 40 năm qua, tiếp tục xấu đi.
Ông Tập cùng các đồng sự không nên mù quáng tin vào niềm tin ảo tưởng rằng, cuộc xung đột với Nhật Bản sẽ thúc đẩy vị thể của họ trong lòng công chúng.
TheoThanh Nga/Kiến thức
Bình luận