Lá hẹ
Báo Phụ Nữ Việt Nam dẫn nguồn tờ World Health Ranking cho thấy, với người Nhật, lá hẹ là loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khoẻ rất tốt. Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, được mệnh danh là rau của thận, tốt cho "cánh mày râu" trong chuyện sinh lý. Nhờ chứa hợp chất chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh mà rau hẹ có thể sử dụng như một thực phẩm hàng ngày để trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ.
Lá hẹ cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Thường xuyên sử dụng lá hẹ vào mùa đông, xuân có thể giúp xua tan cảm lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được tình trạng thiếu dương khí.
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng song bạn không nên sử dụng lá hẹ quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hường đến đường tiêu hoá. Tốt nhất là nên ăn kiểm soát ở mức 100-200g/bữa.
Lưu ý khi chế biến lá hẹ cần cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.
Rau sam
Trong vườn nhà, có loại rau thường mọc dại như cỏ, sức sống mãnh liệt vô cùng, đó chính là rau sam. Mọc hoang và ngoại hình giản dị, nhưng rau sam chính là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh thông thường và cả bệnh mãn tính.
Y học cổ truyền Trung Quốc xem cây rau này là "vị thuốc trường thọ" và được sử dụng để chữa nhiều bệnh. Ở các nước châu Âu, rau sam cũng rất được yêu thích. Họ coi đây là loại rau chữa bệnh.
Khi ăn rau sam, người ta tìm thấy vị thanh dịu, chua nhẹ vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, điều đáng trân quý nhất của rau sam chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Báo Phụ Nữ Việt Nam dẫn lời lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, rau sam còn có tên gọi khác là mã xỉ hiện, mã xỉ thái. Trong Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng.
Đặc biệt, lợi ích của rau sam được y học cổ truyền phân tích như sau:
- Rau sam vị chua, vì vậy kích thích tiêu hóa hoạt động.
- Rau sam có khả năng thanh nhiệt, trị nóng do có tính hàn.
- Rau sam có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da...
- Rau sam có khả năng tiêu thũng nên có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da...
Rau dền
Bài viết trên Báo Giao thông cho thấy, tại Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp, rau rền rất được ưa chuộng, thậm chí còn được ca ngợi là loại rau "trường thọ" bởi công dụng đứng đầu bảng các nhóm rau.
Tại Nigeria, rau dền cơm còn được bào chế thành dịch truyền vào máu để thanh lọc máu. Một số trung tâm nghiên cứu trên thế giới còn bào chế rau dền cơm thành loại em bôi điều trị viêm nhiễm mắt, thuốc động kinh và thuốc chống co giật.
Bình luận