Lễ cúng gia tiên trong Tết Đoan Ngọ phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Trong đó, mâm cúng phải có đủ hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và hoa quả.
Chọn giờ cúng Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là vào chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Vì vậy lễ cúng gia tiên phải từ 11h trưa đến 1h chiều.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì
Trong ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày giết sâu bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ thường gồm:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước.
- Rượu nếp.
- Các loại hoa quả:
+ Mận
+ Hồng xiêm
+ Dưa hấu
+ Vải
+ Chuối
+ Xôi, chè
+ Bánh ú tro
Bánh ú tro, người ta làm bánh bằng gạo nếp, đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô như cây vừng (mè) hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong. Bánh ú tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Video: Hoa quả, rượu nếp 'diệt sâu bọ' đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ
Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Văn khấn Tết Đoan Ngọ thường được sử dụng vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Dưới đây là văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:……………………………………………………………..
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
> > > Đọc thêm; Tết Đoan Ngọ: Vì sao ăn mận để giết sâu bọ?
Bình luận