Tên của liệt sĩ Trần Đức Thông đã được đặt cho 3 trường học ở xã Minh Hoà, gồm: Trường mẫu giáo, trường tiểu học và THCS.
“Đầu tháng 3 năm 1988, bố tôi được nghỉ phép tại nhà. Đó là cái tết đầu tiên bố tôi được ăn tết cùng gia đình. Ngay sau đó, bố tôi tạm biệt gia đình vào đơn vị nhận nhiệm vụ gấp. Trước khi đi, bố còn dặn hai chị em tôi, ở nhà phải chịu khó học bài, chăm sóc mẹ, chờ bố về.
Nhưng không ngờ đó là chuyến đi vĩnh biệt của bố” - đại úy Trần Thị Thu Hà (Đội phó đội Quản lý tài sản vật tư, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Công an tỉnh Hà Nam) nhớ về người cha yêu quý - liệt sĩ Gạc Ma Trần Đức Thông.
Liệt sĩ Trần Đức Thông sinh năm 1944 tại thôn Cộng Hòa, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Trước khi hy sinh, ông là trung tá, Lữ đoàn phó - Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, đồng thời là Phó Chủ tịch UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Ông cũng là người chỉ huy trực tiếp cao nhất tại Trường Sa trong sự kiện ngày 14.3.1988.
Chúng tôi về TP.Phủ Lý (Hà Nam) thăm gia đình liệt sĩ Trần Đức Thông. Ngôi nhà vẫn đơn sơ và vẹn nguyên như trước khi ông tạm biệt vợ con ra đi, nhưng vợ ông cũng đã mất. Gia đình chị Hà và gia đình em trai vẫn ở trên mảnh đất bố mẹ để lại.
Chị Hà kể: Tháng 3.2013, tôi được ra thăm đảo Trường Sa - nơi 25 năm trước - ngày 14.3.1988, trong trận chiến không cân sức, bố tôi và đồng đội đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tôi rất tự hào về bố tôi và những đồng đội của ông: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân” - đó là lời hô của thiếu uý Trần Văn Phương - người giữ Quốc kỳ Việt Nam trên đảo Gạc Ma trước lúc hy sinh.
Cũng nhờ chuyến đi đó, chị Hà mới biết thêm: “Trước khi xuống tàu ra đảo, bố còn gửi về cho mẹ con chúng tôi 50kg gạo và 140.000 đồng và tôi thật không ngờ thư tôi viết gửi bố, bố lại không nhận được. Hiện, lá thư đó được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam ở Hải Phòng”.
“26 năm qua rồi với nhiều lần mong mỏi, thế mà bố tôi không về với chúng tôi, dù một nắm xương. Máu của bố đã hoà vào biển cả, xương của bố đã khắc ghi thêm cho tổ quốc một dấu mốc biên cương giữa trùng khơi” - chị Hà xúc động.
Trước bàn thờ cha, hôm nay, đại úy Trần Thị Thu Hà có quyền tự hào khấn bố: “Bố anh dũng hy sinh chói ngời dũng khí/Con trưởng thành người chiến sĩ công an/Hai trận tuyến cha con cùng lý tưởng/Bảo vệ chủ quyền tổ quốc Việt Nam/Tiếp bước bố, con nguyện thề quyết tử/Biển đảo Việt Nam máu thịt con người”.
Ghi nhận công lao và sự hy sinh to lớn của liệt sĩ Trần Đức Thông, năm 2002, người dân thôn Cộng Hoà quê ông đã góp kinh phí xây đài tưởng niệm ngay đầu đình làng. Năm 2009, Bộ Tư lệnh Hải quân, Cty Hải Thành Hải quân đã xây nhà tưởng niệm ông tại thôn Cộng Hoà.
Và vinh dự hơn, tên của liệt sĩ Trần Đức Thông đã được đặt cho 3 trường học ở xã Minh Hoà, gồm: Trường mẫu giáo, trường tiểu học và THCS.
Liệt sĩ Trần Đức Thông đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 12 bằng và giấy khen.
Ngày 13.12.1989, liệt sĩ Trần Đức Thông đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tri ân những đóng góp của liệt sĩ Trần Đức Thông, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động và LĐLĐ tỉnh Hà Nam đã đến thăm, thắp hương và trao 5 triệu đồng tới gia đình - từ nguồn ủng hộ của CNVCLĐ và đồng bào cả nước qua chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Theo LĐ
Nhưng không ngờ đó là chuyến đi vĩnh biệt của bố” - đại úy Trần Thị Thu Hà (Đội phó đội Quản lý tài sản vật tư, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Công an tỉnh Hà Nam) nhớ về người cha yêu quý - liệt sĩ Gạc Ma Trần Đức Thông.
Liệt sĩ Trần Đức Thông sinh năm 1944 tại thôn Cộng Hòa, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Trước khi hy sinh, ông là trung tá, Lữ đoàn phó - Tham mưu trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, đồng thời là Phó Chủ tịch UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Ông cũng là người chỉ huy trực tiếp cao nhất tại Trường Sa trong sự kiện ngày 14.3.1988.
Chúng tôi về TP.Phủ Lý (Hà Nam) thăm gia đình liệt sĩ Trần Đức Thông. Ngôi nhà vẫn đơn sơ và vẹn nguyên như trước khi ông tạm biệt vợ con ra đi, nhưng vợ ông cũng đã mất. Gia đình chị Hà và gia đình em trai vẫn ở trên mảnh đất bố mẹ để lại.
26 năm sau trận hải chiến Gạc Ma, ký ức về người cha anh hùng vẫn vẹn nguyên trong đại úy Trần Thị Thu Hà |
Chị Hà kể: Tháng 3.2013, tôi được ra thăm đảo Trường Sa - nơi 25 năm trước - ngày 14.3.1988, trong trận chiến không cân sức, bố tôi và đồng đội đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tôi rất tự hào về bố tôi và những đồng đội của ông: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân” - đó là lời hô của thiếu uý Trần Văn Phương - người giữ Quốc kỳ Việt Nam trên đảo Gạc Ma trước lúc hy sinh.
Cũng nhờ chuyến đi đó, chị Hà mới biết thêm: “Trước khi xuống tàu ra đảo, bố còn gửi về cho mẹ con chúng tôi 50kg gạo và 140.000 đồng và tôi thật không ngờ thư tôi viết gửi bố, bố lại không nhận được. Hiện, lá thư đó được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam ở Hải Phòng”.
“26 năm qua rồi với nhiều lần mong mỏi, thế mà bố tôi không về với chúng tôi, dù một nắm xương. Máu của bố đã hoà vào biển cả, xương của bố đã khắc ghi thêm cho tổ quốc một dấu mốc biên cương giữa trùng khơi” - chị Hà xúc động.
Trước bàn thờ cha, hôm nay, đại úy Trần Thị Thu Hà có quyền tự hào khấn bố: “Bố anh dũng hy sinh chói ngời dũng khí/Con trưởng thành người chiến sĩ công an/Hai trận tuyến cha con cùng lý tưởng/Bảo vệ chủ quyền tổ quốc Việt Nam/Tiếp bước bố, con nguyện thề quyết tử/Biển đảo Việt Nam máu thịt con người”.
Ghi nhận công lao và sự hy sinh to lớn của liệt sĩ Trần Đức Thông, năm 2002, người dân thôn Cộng Hoà quê ông đã góp kinh phí xây đài tưởng niệm ngay đầu đình làng. Năm 2009, Bộ Tư lệnh Hải quân, Cty Hải Thành Hải quân đã xây nhà tưởng niệm ông tại thôn Cộng Hoà.
Và vinh dự hơn, tên của liệt sĩ Trần Đức Thông đã được đặt cho 3 trường học ở xã Minh Hoà, gồm: Trường mẫu giáo, trường tiểu học và THCS.
Liệt sĩ Trần Đức Thông đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 12 bằng và giấy khen.
Ngày 13.12.1989, liệt sĩ Trần Đức Thông đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tri ân những đóng góp của liệt sĩ Trần Đức Thông, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động và LĐLĐ tỉnh Hà Nam đã đến thăm, thắp hương và trao 5 triệu đồng tới gia đình - từ nguồn ủng hộ của CNVCLĐ và đồng bào cả nước qua chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Theo LĐ
Bình luận