(VTC News) - Cuộc đời của nhà lãnh đạo Kim Jong-il gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử của nước CHDCND Triều Tiên trong suốt 20 năm ông cầm quyền.
2/2005: Bình Nhưỡng cho biết, họ sản xuất vũ khí hạt nhân để tự vệ.
9/2005: Vòng thứ 4 của cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã có hồi kết. Bắc Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí để đổi lấy viện trợ và đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, sau đó, họ yêu cầu dựng một lò phản ứng hạt nhân dân sự.
2/2006: Cuộc đàm phán cấp cao giữa Bắc Triều Tiên và Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức trở lại kể từ năm 2003 đã gặp thất bại do các bên không đồng nhất quan điểm về các vấn đề then chốt trong đó bao gồm cả số phận của những công dân Nhật Bản bị “bắt cóc” trong chiến tranh.
7/2006: Bắc Triều Tiên bắn thử nghiệm một tên lửa tầm xa và một vài tên lửa tầm trung tạo ra một phản ứng phản đối gay gắt của quốc tế.
10/2006: Bắc Triều Tiên lần đầu tiên tuyên bố thử nghiệp 1 vũ khí hạt nhân.
12/2007: Cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên được nối lại ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong một thoả thuận được đưa ra vào phút cuối, Bắc Triều Tiên đã đồng ý đóng cửa lò phản ứng hạt nhân chính của họ để đổi lấy viện trợ nhiên liệu.
5/2007: Những chuyến tàu xuyên biên giới giữa hai miền Triều Tiên lần đầu tiên trong vòng 56 năm qua.
6/2007: Các thanh sát viên quốc tế lần đầu tiên được thăm lại cơ sở hạt nhân tại Yongbyon kể từ khi bị trục xuất khỏi đất nước này vào năm 2002.
7/2007: Các thanh sát viên của IAEA xác nhận lò phản ứng hạt nhân Yongbyon đã bị “xóa sổ”.
8/2007: Bắc Triều Tiên kêu gọi viện trợ sau khi một trận lụt lịch sử tàn phá đất nước này.
10/2007: Bình Nhưỡng cam kết sẽ vô hiệu hoá 3 cơ sở hạt nhân và công khai mọi chương trình hạt nhân họ đang theo đuổi vào cuối năm.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng, lãnh đạo của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã cam kết sẽ cùng tìm kiếm cơ hội mở các cuộc đàm phán giữa 2 bên nhằm chính thức kết thúc chiến tranh.
11/2007: Thủ tướng 2 miền lần đầu gặp mặt sau 15 năm.
1/2008: Mỹ tuyên bố Bắc Triền Tiên đã không công khai về mọi hoạt động hạt nhân của họ như đã cam kết hạn chót vào cuối năm 2007. Trung Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên xem trọng những cam kết của mình.
2/2008: Dàn nhạc giao hưởng New York Philharmonic của Mỹ đã có một buổi hoà nhạc mang tính đột phá ở Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên) – động thái được xem như một hoạt động ngoại giao văn hoá.
Tân Tổng thống gây tranh cãi của Hàn Quốc Lee Myung-bak tuyên bố, họ chỉ cung cấp các gói viện trợ cho Bắc Triều Tiên với điều kiện quốc gia này phải giải trừ vũ khí hạt nhân và cải thiện nhân quyền.
Tháng 3 – 4/2008: Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ngày càng trở nên xấu đi.
6/2008: Bắc Triều Tiên đã có một bản kê khai về tài sản hạt nhân của mình – điều được mong đợi từ lâu và cũng là một động thái quan trọng trong quá trình phi hạt nhân hoá.
7/2008: Các binh sĩ Bắc Triều Tiên bị cáo buộc bắn chết một phụ nữ Hàn Quốc ở khu du lịch đặc biệt của Bắc Triều Tiên Mount Kumgang khiến các mối căng thẳng giữa 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên ngày càng leo thang.
Ngoại trưởng Pak Ui-chun và cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã tổ chức một cuộc đàm phán về việc giải trừ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đây là cuộc đàm phán đầu tiên trong vòng 4 năm qua.
9/2008: Ông Kim Jong-il đã không xuất hiện trong một cuộc diễu binh quan trọng làm dấy lên các tin đồn về tình trạng sức khoẻ của ông. Bắc Triều Tiên cáo buộc Mỹ đã không thực hiện đúng như cam kết về khoản viện trợ - một phần trong bản thoả thuận nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân đồng thời tuyên bố họ đang chuẩn bị khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.
10/2008: Mỹ loại Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước được họ tài trợ chống khủng bố nhằm tạo áp lực khiến Bắc Triều Tiên phải đồng ý cho các thanh sát viên quốc tế thị sát tại các cơ sở hạt nhân của họ.
11/2008: Bắc Triều Tiên tuyên bố họ sẽ cắt đứt mọi tuyến đường du lịch tới và từ Hàn Quốc kể từ tháng 12 tới, đồng thời đổ lỗi là do Hàn Quốc đang theo đuổi một chính sách đối đầu với họ.
12/2008: Bình Nhưỡng tuyên bố họ sẽ giảm tiến độ trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân nhằm phản pháo lại một quyết định của Mỹ về việc tạm ngưng viện trợ năng lượng.
1/2009: Bắc Triều Tiên cho hay, họ đang đình chỉ mọi giao dịch về mặt chính trị và quân sự với Hàn Quốc, đồng thời cáo buộc Seoul có “ý định gây sự thù địch”.
4/2009: Bắc Triều Tiên bắn một tên lửa mang theo thứ mà họ nói là một vệ tinh thông tin liên lạc. Tuy nhiên, các quốc gia lân cận cáo buộc họ đang thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa. Sau những lời chỉ trích về việc bắn tên lửa đó tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Bắc Triều Tiên đã quyết định rút khỏi cuộc hội đàm 6 bên nhằm tránh “những câu hỏi xoáy” về chương trình hạt nhân của họ.
Kim Jong-il đã tham dự vào cuộc bỏ phiếu quốc hội nhằm tái bầu cử ông là nhà lãnh đạo. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trở lại tại một sự kiện lớn kể từ khi bị nghi ngờ đã đột quỵ vào năm 2008.
5/2009: Bắc Triều Tiên tuyên bố, họ đã thành công trong một thử nghiệm hạt nhân được thực hiện ở dưới lòng đất. Họ cũng tuyên bố rằng không còn chịu ràng buộc bởi các điều khoản của thoả thuận ngừng bắn vào năm 1953 – thứ giúp tạm kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói Mỹ sẽ không chấp nhận một Bắc Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân.
6/2009: Bắc Triều Tiên đề nghị mở lại cuộc đàm phán với Hàn Quốc tại vùng công nghiệp Kaesong - nơi hiện đang được điều hành bởi các công ty Hàn Quốc nhưng lại sử dụng nhân công từ Bắc Triều Tiên và nằm ở khu vực phía bắc của vùng biên giới liên Triều.
Con trai cả của Kim Jong-il gần như đã xác nhận các báo cáo được đưa trên các phương tiện truyền thông rằng cậu em trai của anh ta, - Kim Jong-un được chỉ định là người kế vị. Bắc Triều Tiên đã phạt 2 nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee 12 năm lao động khổ sai do bị cáo buộc đã vượt biên bất hợp pháp.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng phản pháo bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ xem bất cứ nỗ lực nào do Mỹ dẫn đầu nhằm phong tỏa đất nước này là một “hành động khiêu chiến”.
Căng thẳng giảm dần
8/2009: Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tới thăm Bắc Triều Tiên nhằm giúp hai nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee được tại ngoại.
Bình Nhưỡng có hàng loạt hành động nhằm giảng hoà với Seoul. Họ đã cử một phái đoàn tới dự đám tang của cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, trả tự do cho 4 ngư dân người Hàn Quốc – những người đã bị bắt giam được khoảng 1 tháng, và đồng ý tiếp tục chương trình đoàn tụ gia đình – thứ bị đình chỉ từ năm 2008.
10/2009: Bắc Triều Tiên cho hay, họ sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán song phương và đa phương về chương trình hạt nhân của mình tại một cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
12/2009: Đặc phái viên Mỹ Stephen Bosworth tới thăm Bình Nhưỡng nhằm tìm ra “tiếng nói chung” để có thể nối lại vòng đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
1/2010: Bắc Triều Tiên kêu gọi chấm dứt quan hệ thù địch với Mỹ và thề sẽ cố gắng vì một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.
Bắc Triều Tiên lại nã pháo vào vùng biển tranh chấp như là một phần của “đợt diễn tập quân sự” khiến Hàn Quốc nổi sùng, phản pháo quyết liệt. Theo báo cáo, cả hai bên đều không có ai bị thương vong.
12/2010: Theo nguồn tin từ phía Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên tuyên bố 4 khu vực gần vùng biển tranh chấp với Hàn Quốc sẽ trở thành vùng tập bắn của hải quân nước này đồng thời họ triển khai nhiều bệ phóng tên lửa ở gần khu vực này.
3/2010: Bắc Triều Tiên bị tố đứng sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc khiến mối quan hệ giữa 2 bên ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
6/2010: Quốc hội Bắc Triều Tiên có một phiên họp đặc biệt nhằm xem xét việc cải tổ lãnh đạo.
7/2010: Mỹ công bố lệnh trừng phạt mới với Bắc Triều Tiên nhằm “trả đũa” vụ chìm tàu Cheonan.
Bắc Triều Tiên khi đó mô tả “những trò chơi chiến tranh có kế hoạch từ trước của Mỹ và Hàn Quốc” là một hành động khiêu khích và có thể đe doạ “một phản ứng hạt nhân”.
8/2010: Kim Jong-il thăm Trung Quốc, bày tỏ hi vọng sớm nối lại vòng đàm phán 6 bên – dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ có những nỗ lực với mong muốn sớm hoà giải.
9/2010: Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kí thêm hàng loạt lệnh trừng phạt mới với Bắc Triều Tiên, thì quốc gia này lại đưa ra hàng loạt lời đề nghị với Hàn Quốc trong đó có việc cho phép nhiều gia đình đoàn tụ hơn và đồng ý viện trợ cho những người dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi trận lũ lịch sử vừa qua.
Con trai út của Kim Jong-il là Kim Jong-un đã được bổ nhiệm giữ những vị trí then chốt, cấp cao về mặt chính trị và quân sự khiến nhiều người suy đoán rằng đó là một bước đệm để anh ta sớm thích nghi với việc lên nắm quyền thay cha.
11/2010: Bắc Triều Tiên đã cho một nhà khoa học chuyên về hạt nhân người Mỹ tới thăm một cơ sở hạt nhân lớn, mới, được bí mật xây dựng để làm giàu uranium của họ ở khu phức hợp Yongbyon. Washington, Seoul và Tokyo đã nổi sùng khi biết chuyện.
2/2011: Bệnh lở mồm long móng tấn công gia súc ở Bắc Triều Tiên khiến nguy cơ thiếu lương thực ở đây ngày càng trở nên trầm trọng.
12/2011: Các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin Kim Jong-il đã qua đời.
Nhiều người từng gặp Kim Jong-il đánh giá ông là người rất hiểu biết, luôn theo sát các sự kiện quốc tế, thông minh, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để củng cố chế độ.
M.Q
Bình luận