Ông Vương Bích Thắng - tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - cho hay tổng kinh phí tổ chức Asiad 18 khoảng 15.000 tỉ đồng.
Theo ông Cấn Văn Nghĩa - giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, hiện nay khu liên hợp đang triển khai những bước đầu tiên trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép đầu tư xây dựng công trình sân đua xe đạp lòng chảo với tổng mức đầu tư 10.000 tỉ đồng, Chính phủ đã chỉ đạo về việc dùng vốn xã hội hóa đồng thời đang giao Hà Nội thẩm định cấp giấy phép đầu tư công trình này.
Ông Vương Bích Thắng cho biết hiện công tác chuẩn bị cho Asiad 18 đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến góp ý của các bộ và TP Hà Nội về đề án tổ chức. Hiện bộ đang khẩn trương hoàn thiện đề án, dự kiến sang tuần tới có thể trình Chính phủ phê duyệt.
Hạn chế xây mới công trình cho Asiad 18
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết vừa qua có báo nêu một số công trình thể dục thể thao ở cấp huyện được đầu tư lớn, lo ngại lãng phí.
“Chúng tôi đang rất nghiêm túc đánh giá lại về mức độ hợp lý và quy hoạch của những công trình này. Tuy nhiên cũng phải nói thêm những công trình đó chưa hẳn đã phục vụ cho một huyện. Nếu bây giờ chúng ta làm nhỏ thì năm năm sau lại thiếu chỗ ngồi, hoặc không đầu tư chất lượng tốt rồi vài năm sau phải dỡ ra làm lại. Nếu vậy sẽ có ý kiến nói lãnh đạo thành phố tầm nhìn kém.
Đặc biệt là việc chuẩn bị Asiad 18, nếu chất lượng tốt thì có thể dùng vào Asiad, vì thế nên đánh giá thật thỏa đáng. Cái tôi rất lưu tâm là khi làm những công trình đó có tiêu cực, có xà xẻo, có làm 10 đồng khai lên 15 đồng và chất lượng có đảm bảo không?” - ông Nghị nói.
Về việc chuẩn bị Asiad, ông Nghị lưu ý việc chuẩn bị cần theo hướng công trình nào đã có mà sử dụng được thì phải phát huy tối đa, hạn chế xây mới. Công trình nào bắt buộc phải xây mới thì tính toán, làm cho hiệu quả.
Ngân sách nhà nước chi hơn 3.000 tỉ đồng
Bên lề cuộc họp, ông Vương Bích Thắng - tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - đã trả lời một số câu hỏi của báo giới:
-Hiện nay cơ sở hạ tầng đáp ứng được bao nhiêu để phục vụ cho tổ chức Asiad 18?
Ông Thắng: Đã đáp ứng được 80%. Còn một số hạng mục rất lớn, hiện nay TP Hà Nội đã bố trí quỹ đất để xây dựng như làng VĐV ở Đặng Xá. Tới đây sẽ có báo cáo Chính phủ xin cơ chế huy động vốn xây dựng công trình này. Các môn thể thao VN chưa có nhưng là môn bắt buộc tổ chức trong Asiad chúng ta vẫn phải đầu tư xây dựng nhưng chủ yếu là công trình nhỏ, xây dựng ở mức độ đơn giản, đáp ứng nhu cầu tổ chức và sau đó có thể sử dụng cho mục đích khác.
-Nguồn vốn đầu tư làng VĐV sẽ tốn bao nhiêu, thưa ông?
Con số cụ thể phải đợi đến khi lập dự án.
-Vừa qua có một số huyện đầu tư những công trình thể thao lớn nhưng lại rất lúng túng về cơ chế khai thác. Bộ sẽ hướng dẫn ra sao?
Quan điểm của chúng tôi về xây dựng các công trình là rất cần thiết. Có thể tới đây chúng ta kết hợp giữa ngành văn hóa và ngành giáo dục, mở cửa để giáo dục thể chất thêm cho học sinh. Còn các công trình sau khi phục vụ Asiad xong cũng phải sử dụng có hiệu quả cho thi đấu, phục vụ luyện tập, phục vụ nhân dân.
-Khi tiếp nhận quyền đăng cai Asiad 18, có nhiều thông tin nói kinh phí tổ chức sẽ hơn 3.000 tỉ đồng. Xin hỏi trong đề án tổ chức tới đây bộ trình Chính phủ, tổng kinh phí tổ chức là bao nhiêu?
Con số trên 3.000 tỉ đồng chỉ là con số khái toán vốn mà ngân sách nhà nước sẽ chi. Ngoài tiền từ ngân sách còn phải huy động thêm các nguồn khác, kể cả nguồn đầu tư từ nước ngoài nữa.
-Như vậy nguồn ngoài ngân sách sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng chi phí?
Nó gấp khoảng bốn lần tiền ngân sách bỏ ra.
-Có thể hiểu tổng chi phí cho Asiad lên tới 15.000 tỉ đồng?
Nếu kể cả tất cả các nguồn, nó phải lên tới chừng đó.
10.000 tỉ đồng cho công trình đua xe lòng chảo
Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Tô Văn Động cho biết trong tháng 10-2013 TP Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ VH-TT&DL và các đơn vị có liên quan triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức lễ phát động phong trào hưởng ứng Asiad 18.
“Sẽ tuyên truyền quảng bá ở nước ngoài gắn với công tác xúc tiến du lịch, xây khu thi đấu thể thao cho một số môn thể thao mới như đua ngựa, bóng chày, hockey... Ngoài ra, sẽ nâng cấp các nhà thi đấu Quần Ngựa, Trịnh Hoài Đức, Cung thể thao trong nhà, các nhà thi đấu huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Cầu Giấy” - ông Động nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (giữa) tại buổi họp |
Theo ông Cấn Văn Nghĩa - giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, hiện nay khu liên hợp đang triển khai những bước đầu tiên trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép đầu tư xây dựng công trình sân đua xe đạp lòng chảo với tổng mức đầu tư 10.000 tỉ đồng, Chính phủ đã chỉ đạo về việc dùng vốn xã hội hóa đồng thời đang giao Hà Nội thẩm định cấp giấy phép đầu tư công trình này.
Ông Vương Bích Thắng cho biết hiện công tác chuẩn bị cho Asiad 18 đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến góp ý của các bộ và TP Hà Nội về đề án tổ chức. Hiện bộ đang khẩn trương hoàn thiện đề án, dự kiến sang tuần tới có thể trình Chính phủ phê duyệt.
Hạn chế xây mới công trình cho Asiad 18
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết vừa qua có báo nêu một số công trình thể dục thể thao ở cấp huyện được đầu tư lớn, lo ngại lãng phí.
Thể thao VN giành quyền đăng cai ASIAD 18 |
“Chúng tôi đang rất nghiêm túc đánh giá lại về mức độ hợp lý và quy hoạch của những công trình này. Tuy nhiên cũng phải nói thêm những công trình đó chưa hẳn đã phục vụ cho một huyện. Nếu bây giờ chúng ta làm nhỏ thì năm năm sau lại thiếu chỗ ngồi, hoặc không đầu tư chất lượng tốt rồi vài năm sau phải dỡ ra làm lại. Nếu vậy sẽ có ý kiến nói lãnh đạo thành phố tầm nhìn kém.
Đặc biệt là việc chuẩn bị Asiad 18, nếu chất lượng tốt thì có thể dùng vào Asiad, vì thế nên đánh giá thật thỏa đáng. Cái tôi rất lưu tâm là khi làm những công trình đó có tiêu cực, có xà xẻo, có làm 10 đồng khai lên 15 đồng và chất lượng có đảm bảo không?” - ông Nghị nói.
Về việc chuẩn bị Asiad, ông Nghị lưu ý việc chuẩn bị cần theo hướng công trình nào đã có mà sử dụng được thì phải phát huy tối đa, hạn chế xây mới. Công trình nào bắt buộc phải xây mới thì tính toán, làm cho hiệu quả.
Ngân sách nhà nước chi hơn 3.000 tỉ đồng
Bên lề cuộc họp, ông Vương Bích Thắng - tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - đã trả lời một số câu hỏi của báo giới:
-Hiện nay cơ sở hạ tầng đáp ứng được bao nhiêu để phục vụ cho tổ chức Asiad 18?
Ông Thắng: Đã đáp ứng được 80%. Còn một số hạng mục rất lớn, hiện nay TP Hà Nội đã bố trí quỹ đất để xây dựng như làng VĐV ở Đặng Xá. Tới đây sẽ có báo cáo Chính phủ xin cơ chế huy động vốn xây dựng công trình này. Các môn thể thao VN chưa có nhưng là môn bắt buộc tổ chức trong Asiad chúng ta vẫn phải đầu tư xây dựng nhưng chủ yếu là công trình nhỏ, xây dựng ở mức độ đơn giản, đáp ứng nhu cầu tổ chức và sau đó có thể sử dụng cho mục đích khác.
Sân Mỹ Đình sẽ được sử dụng cho ASIAD 2019 |
-Nguồn vốn đầu tư làng VĐV sẽ tốn bao nhiêu, thưa ông?
Con số cụ thể phải đợi đến khi lập dự án.
-Vừa qua có một số huyện đầu tư những công trình thể thao lớn nhưng lại rất lúng túng về cơ chế khai thác. Bộ sẽ hướng dẫn ra sao?
Quan điểm của chúng tôi về xây dựng các công trình là rất cần thiết. Có thể tới đây chúng ta kết hợp giữa ngành văn hóa và ngành giáo dục, mở cửa để giáo dục thể chất thêm cho học sinh. Còn các công trình sau khi phục vụ Asiad xong cũng phải sử dụng có hiệu quả cho thi đấu, phục vụ luyện tập, phục vụ nhân dân.
-Khi tiếp nhận quyền đăng cai Asiad 18, có nhiều thông tin nói kinh phí tổ chức sẽ hơn 3.000 tỉ đồng. Xin hỏi trong đề án tổ chức tới đây bộ trình Chính phủ, tổng kinh phí tổ chức là bao nhiêu?
Con số trên 3.000 tỉ đồng chỉ là con số khái toán vốn mà ngân sách nhà nước sẽ chi. Ngoài tiền từ ngân sách còn phải huy động thêm các nguồn khác, kể cả nguồn đầu tư từ nước ngoài nữa.
-Như vậy nguồn ngoài ngân sách sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng chi phí?
Nó gấp khoảng bốn lần tiền ngân sách bỏ ra.
-Có thể hiểu tổng chi phí cho Asiad lên tới 15.000 tỉ đồng?
Nếu kể cả tất cả các nguồn, nó phải lên tới chừng đó.
Theo Tuoitre
Bình luận