(VTC News) - Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa chính thức đề cử đợt 1, 15 món ăn nổi tiếng đầu tiên - với tiêu chí những món ăn duy nhất chỉ ở Việt Nam mới có và so sánh với món ăn của các nước trong toàn khu vực châu Á - đến Tổ chức Kỷ lục châu Á trong đợt xét duyệt vào tháng 9/2012 sắp tới.
Phở Hà Nội
Phở là một trong những niềm tự hào của người Hà Nội. Phở ngon ngọt không chỉ khi thưởng thức mà còn ngon ngọt khi được giãi bày trên những trang viết của nhiều nhà văn nổi tiếng như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… Không biết phở có tự bao giờ, chỉ biết một điều, dư vị phở để lại trong cảm nhận của mỗi người là vô cùng đa dạng.
Món phở đã nổi tiếng khắp thế giới. Vào cuối tháng 7.2011, theo kết quả bình chọn của hãng thông tấn CNN, phở, một trong hai món ăn Việt Nam (món thứ hai là gỏi cuốn) chiếm 2 vị trí 28 và 30 của danh sách 50 món ngon thế giới.
Theo bình luận của CNN, phở được mô tả là một món nước, chế biến từ bún gạo nấu với thịt bò hoặc gà, dùng kèm với vài loại rau thơm. "Mùi vị của nó thì trên cả tuyệt vời, chứ không chỉ đơn thuần là hỗn hợp các thành phần nguyên liệu cộng lại. Phở có mùi vị thơm ngon và hài hòa".
Bún chả Hà Nội
Bún chả là một món ăn không đòi hỏi sự cầu kỳ. Để làm chả viên và chả nướng, bạn phải chọn thịt ba chỉ (ba rọi) và loại thịt nạc vai mềm ướp cùng với nước mắm, tiêu, hành khô. Chả sau khi đã nướng xong sẽ được cho vào chén nước chấm.
Nước chấm pha chế đơn giản với yêu cầu phải đạt được sự kết hợp hài hòa giữa vị mặn của nước mắm, vị ngọt của đường, chua của giấm, và cay của ớt. Thông thường, để tăng thêm hương vị cho chén nước chấm, người ta thường cho thêm vào đu đủ và cà rốt. Rau ăn với bún chả là các loại rau sống mang đậm hương vị của xứ Bắc như: xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng láng, húng quế.
Chả cá Lã vọng Hà Nội
Số 14 phố Chả Cá có một nhà hàng mà nhiều người vẫn mong đến để một lần thưởng thức món ăn đã trở thành “danh bất hư truyền”: nhà hàng Chả cá Lã Vọng. Nhà hàng này do gia đình họ Đoàn lập ra đầu thế kỷ 20 bán món cá chiên ăn kèm các loại rau gia vị và ăn cùng với bún. Dần dần theo thời gian, món chả cá đã trở thành một đặc sản của người Hà Nội. Và, sự nổi tiếng của món ăn này đã khiến cho con phố trước đây mang tên Hàng Sơn đã được đổi tên thành phố Chả Cá.
Để thưởng thức, người ăn cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành, thì là vào tạo nên một mùi thơm đặc biệt tỏa ra kích thích khứu giác, vị giác. Khi rau hành chín tái, bạn cho bún vào chén và một vài miếng cá lên trên, rắc đậu phộng, rưới mắm tôm (nếu không quen nhà hàng đem ra một chén nước mắm pha với chanh), bạn nhớ rưới ít dầu chiên đang sôi trong chảo vào sau cùng rồi trộn ăn. Bây giờ là thời điểm bạn có thể thưởng thức món ăn này bằng cả vị giác và khứu giác của mình.
Bún thang Hà Nội
Muốn có một bát bún thang ngon đầu tiên là phải có thời gian, thứ hai là phải có một nhà nội tướng giỏi gia chánh, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo được “truyền nghề” từ đời bà, đời mẹ. Bún thang có nghĩa là canh nhưng không phải là canh bún riêu cua, canh bún cá rô, cá quả… mà là một món bún không xuất hiện trong ngày thường, không dành cho những ai vội vàng, háu đói. Nó là món cầu kỳ, kỹ càng, công phu, chỉ có mặt trong những tiệc quan trọng, trở thành những món ngon riêng của người Hà Nội và của Việt Nam.
Bánh đa cua Hải Phòng
Một món ăn muốn cảm nhận hết được vị thơm ngon thì chỉ có đến nơi đã sản sinh ra nó. Vì chỉ có đến
Một bát bánh đa cua ngon, hấp dẫn phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ níu chân thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức, sẽ là hương vị nhớ về của những người đi xa.
Cơm cháy Ninh Bình
Những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi (hoặc sấy) cho thật khô để dễ bảo quản. Khi thưởng thức cơm sẽ được rán giòn. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Nấu than củi là tốt nhất. Phải để lửa thế nào đó cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ nào dày chỗ nào mỏng. Nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Khi bảo quản phải vệ sinh, để chỗ thoáng, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn.
Món cơm cháy hấp dẫn thực khách gồm cơm cháy, thịt bò hay tim, cật heo xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua và các loại nước chấm ăn kèm. Miếng cơm cháy được chấm với nước sốt sóng sánh vị của nước mắm mỡ hành, ruốc… cũng có khi là tương nếp. Tại nhiều nhà hàng ở Ninh Bình, nước sốt được làm từ chính thịt dê tạo nên sự kết hợp độc đáo cho hai món ăn đặc sản nơi đây.
Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường có vị cay, thơm, đủ độ sánh để ngấm vào miếng cháy. Mỗi gia đình, cửa hàng ở Ninh Bình đều có cách làm và bí quyết nấu nước sốt tạo nên hương vị riêng biệt.
Miến lươn Nghệ An
Miến lươn được người dân Nghệ An xem là “món ruột”. Nơi đây có loại lươn chỉ to bằng chiếc đũa. Món này cũng thật cầu kỳ khi chế biến.
Lươn sau khi làm sạch, tẩm ướp gia vị, sẽ được chiên vàng giòn (lươn giòn), hoặc xào săn lại mà vẫn phô màu vàng óng của da lươn (lươn mềm). Hành hoa và rau răm thái nhỏ thường thái trước khi cho vào bát để giữ mùi thơm; hành răm thái càng nhỏ càng thơm nhiều hơn. Miến sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào bát.
Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi xào kỹ với miến; còn miến mềm là miến nước trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn, không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm ít rau răm và tương ớt lên trên thì không gì đậm đà bằng.
Bún bò Huế
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Một tô bún bò đậm đà mùi thơm của sả, vị cay của ớt, vị béo của thịt, chả, dầu ăn và huyết heo.
Cũng như nhiều món ăn đặc trưng của Huế, bún bò rất cầu kỳ trong cách chế biến. Đầu tiên, thứ được coi là “linh hồn” của món bún bò chính là nước lèo. Nước lèo được hầm từ xương heo, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon là nước phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mùi mắm ruốc và giúp cho mùi giò heo luộc vừa chín tới, mùi thịt bò trộn cùng chút mắm ruốc, tiêu hành, nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt thơm.
Mì Quảng
Mì Quảng là một món ăn luôn mời gọi bạn khi đặt chân đến Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt. Ðúng như tên gọi, mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Nam.
Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Ðể làm mì, người ta dùng gạo ngon ngâm nước cho mềm, đem xay thành nước bột mịn, không đặc không lỏng, rồi đem tráng thành lá mì. Khi lá mì chín vớt ra đặt lên mâm cho nguội, dùng hành lá nhúng dầu phụng thoa sơ một lớp cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi, được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ dòn, dai.
Phở khô Gia Lai
Có thể xem món phở khô là sự kết hợp độc đáo giữa hủ tiếu và phở. Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai như sợi hủ tiếu. Sợi phở khô trụng sơ rồi trộn với thịt bằm, bên trên rắc lớp hành phi vàng ươm, thơm phức. Nước lèo có thịt bò tái, gân, bắp, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế và giá trụng.
Bánh canh Trảng Bàng
Chỉ cần một chút gia vị cùng với thịt heo và bột gạo, nhưng món bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh) đã trở thành một món ăn đặc sản không thể bỏ qua đối với những ai đặt chân đến vùng đất miền Đông Nam bộ này. Theo nhiều người, món bánh canh Trảng Bàng xưa kia do một người phụ nữ gánh từng gánh bánh canh đi khắp thị trấn Trảng Bàng bán để nuôi gia đình, sau đó bà truyền bí quyết lại cho con cháu, theo thời gian, bánh canh Trảng Bàng có mặt ở nhiều hàng quán trong tỉnh.
Bột bánh canh được làm từ loại gạo ngon, ngâm kỹ qua một đêm để gạo đủ độ mềm, sau đó đem xay nhuyễn và lọc lấy tinh bột, đem hấp chín để tạo thành những sợi bánh canh vừa mềm, vừa dẻo lại trắng muốt.
Nước lèo được ninh từ xương để lấy nước ngọt. Tuy nhiên cũng phải có bí quyết “sáo nước lèo”, sao cho ít dùng bột ngọt nhưng nước lèo vẫn ngọt đậm đà. Bánh canh Trảng Bàng giò heo được nhiều thực khách ưa chuộng bởi vị béo ngọt của thịt, vị thơm dai của bánh, vị cay nồng của ớt, tiêu… cộng với chén nước chấm pha chua ngọt, hương vị món ăn cứ như đọng mãi nơi đầu lưỡi.
Bánh khọt Vũng Tàu
Vũng Tàu được biết đến là thành phố du lịch với các món hải sản tươi ngon, bên cạnh đó, món ăn dân dã được nhiều du khách chọn lựa trong cuộc hành trình của mình mỗi khi đến Vũng Tàu là món bánh khọt.
Nguyên liệu để tạo nên những chiếc bánh khọt nhỏ xinh là bột gạo, nhưng cách pha chế phải khéo léo, nếu cho bột nhiều hơn nước bánh sẽ khô và không có độ dai, còn nước nhiều hơn bột bánh lại bị nhão, không giòn. Chiếc bánh khọt ngon phải vừa giòn vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên được trang trí bằng màu đỏ của mấy con tôm lột sạch vỏ, màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, đôi khi lại có bột tôm xay rải lên mặt bánh.
Nước chấm dùng cho bánh khọt là nước mắm pha chua ngọt, tuy là thứ nước chấm đơn giản nhưng quyết định sự ngon dở của món ăn, đòi hỏi người pha chế phải vừa miệng thực khách. Đồng thời để tạo cảm giác ngon miệng, hạn chế cảm giác ngán vì dầu mỡ, ăn kèm với bánh khọt là đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm giấm đường, cùng với xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... làm cho món ăn thêm đậm đà hương vị.
Gỏi cuốn Sài Gòn
Để ăn món này, thực khách không ngại dùng tay, xong cuốn nào ăn ngay cuốn đó mới ngon. Không có gì cấu kỳ phức tạp, gỏi cuốn đơn giản chỉ là cái bánh tráng mỏng, mềm, dai bên ngoài, bên trong cho vài ba con tôm, mấy lát thịt ba rọi luộc, chút bún tươi, vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài, thêm ít giá, rau thơm, xà lách… cuốn lại. Gỏi cuốn ngon trước hết phải có nguyên liệu tươi và đòi hỏi người cuốn phải khéo tay, cuốn chắc tay, gọn ghẽ. Nhưng yếu tố quyết định lại nằm ở phần nước chấm.
Mắm nêm được chọn là loại nước chấm dùng cho gỏi cuốn ngon hơn cả, mắm nêm được pha cùng tỏi ớt giã nhuyễn, chanh đường để nước chấm có đủ vị mặn, ngọt, chua, cay, thêm một ít thơm bằm nhuyễn để món chấm có vị thanh dịu. Với một số người không quen mùi hôi của mắm nêm, đã có nước mắm chua ngọt hoặc tương, được làm từ tương hột đem xay hoặc giã nhuyễn, pha chế vừa ăn, rắc lên mặt ít đậu phộng rang béo ngậy, thơm lừng. Và lạ lùng thay mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị ngon, lạ khác nhau.
Cơm tấm Sài Gòn
Xưa kia, cơm tấm được xem là món ăn của nhà nghèo, người ta tận dụng những hạt gạo xay bị gãy để nấu cơm. Qua thời gian, cơm tấm thăng hoa ở đất Sài thành và nhiều người đã làm giàu từ món ăn bình dân này.
Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la. Hấp dẫn nhất với thực khách là được thưởng thức đĩa cơm tấm bốc khói cùng với miếng sườn nướng vàng rượm, thơm tho, bên cạnh những sợi bì dai mềm được làm công phu từ da heo, song song đó là miếng chả hay trứng ốp la vành tròn trắng bên ngoài, bên trong lòng đỏ vừa chín tới.
Bánh cóng Sóc Trăng
Bánh cóng là món ăn quen thuộc với người miền Tây Nam bộ, nhưng được biết đến nhiều nhất ở Sóc Trăng, nhất là ở chợ ven lộ Xoài Cà Nã (huyện Mỹ Xuyên), cách thành phố Sóc Trăng khoảng 8 km.
Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm.
Nam Minh
Phở Hà Nội
Phở là một trong những niềm tự hào của người Hà Nội. Phở ngon ngọt không chỉ khi thưởng thức mà còn ngon ngọt khi được giãi bày trên những trang viết của nhiều nhà văn nổi tiếng như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… Không biết phở có tự bao giờ, chỉ biết một điều, dư vị phở để lại trong cảm nhận của mỗi người là vô cùng đa dạng.
Món phở đã nổi tiếng khắp thế giới. Vào cuối tháng 7.2011, theo kết quả bình chọn của hãng thông tấn CNN, phở, một trong hai món ăn Việt Nam (món thứ hai là gỏi cuốn) chiếm 2 vị trí 28 và 30 của danh sách 50 món ngon thế giới.
Theo bình luận của CNN, phở được mô tả là một món nước, chế biến từ bún gạo nấu với thịt bò hoặc gà, dùng kèm với vài loại rau thơm. "Mùi vị của nó thì trên cả tuyệt vời, chứ không chỉ đơn thuần là hỗn hợp các thành phần nguyên liệu cộng lại. Phở có mùi vị thơm ngon và hài hòa".
Bún chả Hà Nội
Bún chả là một món ăn không đòi hỏi sự cầu kỳ. Để làm chả viên và chả nướng, bạn phải chọn thịt ba chỉ (ba rọi) và loại thịt nạc vai mềm ướp cùng với nước mắm, tiêu, hành khô. Chả sau khi đã nướng xong sẽ được cho vào chén nước chấm.
Nước chấm pha chế đơn giản với yêu cầu phải đạt được sự kết hợp hài hòa giữa vị mặn của nước mắm, vị ngọt của đường, chua của giấm, và cay của ớt. Thông thường, để tăng thêm hương vị cho chén nước chấm, người ta thường cho thêm vào đu đủ và cà rốt. Rau ăn với bún chả là các loại rau sống mang đậm hương vị của xứ Bắc như: xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng láng, húng quế.
Chả cá Lã vọng Hà Nội
Số 14 phố Chả Cá có một nhà hàng mà nhiều người vẫn mong đến để một lần thưởng thức món ăn đã trở thành “danh bất hư truyền”: nhà hàng Chả cá Lã Vọng. Nhà hàng này do gia đình họ Đoàn lập ra đầu thế kỷ 20 bán món cá chiên ăn kèm các loại rau gia vị và ăn cùng với bún. Dần dần theo thời gian, món chả cá đã trở thành một đặc sản của người Hà Nội. Và, sự nổi tiếng của món ăn này đã khiến cho con phố trước đây mang tên Hàng Sơn đã được đổi tên thành phố Chả Cá.
Để thưởng thức, người ăn cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành, thì là vào tạo nên một mùi thơm đặc biệt tỏa ra kích thích khứu giác, vị giác. Khi rau hành chín tái, bạn cho bún vào chén và một vài miếng cá lên trên, rắc đậu phộng, rưới mắm tôm (nếu không quen nhà hàng đem ra một chén nước mắm pha với chanh), bạn nhớ rưới ít dầu chiên đang sôi trong chảo vào sau cùng rồi trộn ăn. Bây giờ là thời điểm bạn có thể thưởng thức món ăn này bằng cả vị giác và khứu giác của mình.
Bún thang Hà Nội
Muốn có một bát bún thang ngon đầu tiên là phải có thời gian, thứ hai là phải có một nhà nội tướng giỏi gia chánh, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo được “truyền nghề” từ đời bà, đời mẹ. Bún thang có nghĩa là canh nhưng không phải là canh bún riêu cua, canh bún cá rô, cá quả… mà là một món bún không xuất hiện trong ngày thường, không dành cho những ai vội vàng, háu đói. Nó là món cầu kỳ, kỹ càng, công phu, chỉ có mặt trong những tiệc quan trọng, trở thành những món ngon riêng của người Hà Nội và của Việt Nam.
Bánh đa cua Hải Phòng
Một món ăn muốn cảm nhận hết được vị thơm ngon thì chỉ có đến nơi đã sản sinh ra nó. Vì chỉ có đến
Một bát bánh đa cua ngon, hấp dẫn phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ níu chân thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức, sẽ là hương vị nhớ về của những người đi xa.
Cơm cháy Ninh Bình
Những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi (hoặc sấy) cho thật khô để dễ bảo quản. Khi thưởng thức cơm sẽ được rán giòn. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Nấu than củi là tốt nhất. Phải để lửa thế nào đó cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ nào dày chỗ nào mỏng. Nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Khi bảo quản phải vệ sinh, để chỗ thoáng, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn.
Món cơm cháy hấp dẫn thực khách gồm cơm cháy, thịt bò hay tim, cật heo xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua và các loại nước chấm ăn kèm. Miếng cơm cháy được chấm với nước sốt sóng sánh vị của nước mắm mỡ hành, ruốc… cũng có khi là tương nếp. Tại nhiều nhà hàng ở Ninh Bình, nước sốt được làm từ chính thịt dê tạo nên sự kết hợp độc đáo cho hai món ăn đặc sản nơi đây.
Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường có vị cay, thơm, đủ độ sánh để ngấm vào miếng cháy. Mỗi gia đình, cửa hàng ở Ninh Bình đều có cách làm và bí quyết nấu nước sốt tạo nên hương vị riêng biệt.
Miến lươn Nghệ An
Miến lươn được người dân Nghệ An xem là “món ruột”. Nơi đây có loại lươn chỉ to bằng chiếc đũa. Món này cũng thật cầu kỳ khi chế biến.
Lươn sau khi làm sạch, tẩm ướp gia vị, sẽ được chiên vàng giòn (lươn giòn), hoặc xào săn lại mà vẫn phô màu vàng óng của da lươn (lươn mềm). Hành hoa và rau răm thái nhỏ thường thái trước khi cho vào bát để giữ mùi thơm; hành răm thái càng nhỏ càng thơm nhiều hơn. Miến sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào bát.
Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi xào kỹ với miến; còn miến mềm là miến nước trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn, không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm ít rau răm và tương ớt lên trên thì không gì đậm đà bằng.
Bún bò Huế
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Một tô bún bò đậm đà mùi thơm của sả, vị cay của ớt, vị béo của thịt, chả, dầu ăn và huyết heo.
Cũng như nhiều món ăn đặc trưng của Huế, bún bò rất cầu kỳ trong cách chế biến. Đầu tiên, thứ được coi là “linh hồn” của món bún bò chính là nước lèo. Nước lèo được hầm từ xương heo, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon là nước phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mùi mắm ruốc và giúp cho mùi giò heo luộc vừa chín tới, mùi thịt bò trộn cùng chút mắm ruốc, tiêu hành, nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt thơm.
Mì Quảng
Mì Quảng là một món ăn luôn mời gọi bạn khi đặt chân đến Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt. Ðúng như tên gọi, mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Nam.
Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Ðể làm mì, người ta dùng gạo ngon ngâm nước cho mềm, đem xay thành nước bột mịn, không đặc không lỏng, rồi đem tráng thành lá mì. Khi lá mì chín vớt ra đặt lên mâm cho nguội, dùng hành lá nhúng dầu phụng thoa sơ một lớp cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi, được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ dòn, dai.
Phở khô Gia Lai
Có thể xem món phở khô là sự kết hợp độc đáo giữa hủ tiếu và phở. Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai như sợi hủ tiếu. Sợi phở khô trụng sơ rồi trộn với thịt bằm, bên trên rắc lớp hành phi vàng ươm, thơm phức. Nước lèo có thịt bò tái, gân, bắp, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế và giá trụng.
Bánh canh Trảng Bàng
Chỉ cần một chút gia vị cùng với thịt heo và bột gạo, nhưng món bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh) đã trở thành một món ăn đặc sản không thể bỏ qua đối với những ai đặt chân đến vùng đất miền Đông Nam bộ này. Theo nhiều người, món bánh canh Trảng Bàng xưa kia do một người phụ nữ gánh từng gánh bánh canh đi khắp thị trấn Trảng Bàng bán để nuôi gia đình, sau đó bà truyền bí quyết lại cho con cháu, theo thời gian, bánh canh Trảng Bàng có mặt ở nhiều hàng quán trong tỉnh.
Bột bánh canh được làm từ loại gạo ngon, ngâm kỹ qua một đêm để gạo đủ độ mềm, sau đó đem xay nhuyễn và lọc lấy tinh bột, đem hấp chín để tạo thành những sợi bánh canh vừa mềm, vừa dẻo lại trắng muốt.
Nước lèo được ninh từ xương để lấy nước ngọt. Tuy nhiên cũng phải có bí quyết “sáo nước lèo”, sao cho ít dùng bột ngọt nhưng nước lèo vẫn ngọt đậm đà. Bánh canh Trảng Bàng giò heo được nhiều thực khách ưa chuộng bởi vị béo ngọt của thịt, vị thơm dai của bánh, vị cay nồng của ớt, tiêu… cộng với chén nước chấm pha chua ngọt, hương vị món ăn cứ như đọng mãi nơi đầu lưỡi.
Bánh khọt Vũng Tàu
Vũng Tàu được biết đến là thành phố du lịch với các món hải sản tươi ngon, bên cạnh đó, món ăn dân dã được nhiều du khách chọn lựa trong cuộc hành trình của mình mỗi khi đến Vũng Tàu là món bánh khọt.
Nguyên liệu để tạo nên những chiếc bánh khọt nhỏ xinh là bột gạo, nhưng cách pha chế phải khéo léo, nếu cho bột nhiều hơn nước bánh sẽ khô và không có độ dai, còn nước nhiều hơn bột bánh lại bị nhão, không giòn. Chiếc bánh khọt ngon phải vừa giòn vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên được trang trí bằng màu đỏ của mấy con tôm lột sạch vỏ, màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, đôi khi lại có bột tôm xay rải lên mặt bánh.
Nước chấm dùng cho bánh khọt là nước mắm pha chua ngọt, tuy là thứ nước chấm đơn giản nhưng quyết định sự ngon dở của món ăn, đòi hỏi người pha chế phải vừa miệng thực khách. Đồng thời để tạo cảm giác ngon miệng, hạn chế cảm giác ngán vì dầu mỡ, ăn kèm với bánh khọt là đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm giấm đường, cùng với xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... làm cho món ăn thêm đậm đà hương vị.
Gỏi cuốn Sài Gòn
Để ăn món này, thực khách không ngại dùng tay, xong cuốn nào ăn ngay cuốn đó mới ngon. Không có gì cấu kỳ phức tạp, gỏi cuốn đơn giản chỉ là cái bánh tráng mỏng, mềm, dai bên ngoài, bên trong cho vài ba con tôm, mấy lát thịt ba rọi luộc, chút bún tươi, vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài, thêm ít giá, rau thơm, xà lách… cuốn lại. Gỏi cuốn ngon trước hết phải có nguyên liệu tươi và đòi hỏi người cuốn phải khéo tay, cuốn chắc tay, gọn ghẽ. Nhưng yếu tố quyết định lại nằm ở phần nước chấm.
Mắm nêm được chọn là loại nước chấm dùng cho gỏi cuốn ngon hơn cả, mắm nêm được pha cùng tỏi ớt giã nhuyễn, chanh đường để nước chấm có đủ vị mặn, ngọt, chua, cay, thêm một ít thơm bằm nhuyễn để món chấm có vị thanh dịu. Với một số người không quen mùi hôi của mắm nêm, đã có nước mắm chua ngọt hoặc tương, được làm từ tương hột đem xay hoặc giã nhuyễn, pha chế vừa ăn, rắc lên mặt ít đậu phộng rang béo ngậy, thơm lừng. Và lạ lùng thay mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị ngon, lạ khác nhau.
Cơm tấm Sài Gòn
Xưa kia, cơm tấm được xem là món ăn của nhà nghèo, người ta tận dụng những hạt gạo xay bị gãy để nấu cơm. Qua thời gian, cơm tấm thăng hoa ở đất Sài thành và nhiều người đã làm giàu từ món ăn bình dân này.
Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la. Hấp dẫn nhất với thực khách là được thưởng thức đĩa cơm tấm bốc khói cùng với miếng sườn nướng vàng rượm, thơm tho, bên cạnh những sợi bì dai mềm được làm công phu từ da heo, song song đó là miếng chả hay trứng ốp la vành tròn trắng bên ngoài, bên trong lòng đỏ vừa chín tới.
Bánh cóng Sóc Trăng
Bánh cóng là món ăn quen thuộc với người miền Tây Nam bộ, nhưng được biết đến nhiều nhất ở Sóc Trăng, nhất là ở chợ ven lộ Xoài Cà Nã (huyện Mỹ Xuyên), cách thành phố Sóc Trăng khoảng 8 km.
Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm.
Nam Minh
Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 Xem thêm tại đây |
Bình luận