Trước đây giao lộ này có tên gọi là Ngã Năm Hàng Điệp, sau này khi trường huấn luyện quân khuyển được lập nên, người dân Sài Gòn đặt cho giao lộ này cái biệt danh Ngã Năm Chuồng Chó, lâu dần thành quen.
Ông Tạ tên thật là Trần Văn Bỉ, lấy hiệu Tạ Thủ là một thầy thuốc nam chữa bệnh nổi tiếng trong vùng, thường xuyên chữa bệnh và bốc thuốc miễn phí cho người nghèo. Khu đất xung quanh tiệm thuốc của ông Tạ được đặt tên là ông Tạ ngay khi ông còn sống, là cách người dân tỏ lòng tôn kính ông vì đã chữa bệnh giúp người.
Vào mỗi dịp Rằm hằng tháng, ông thường đem bạc đựng trong hai thúng đầy trước nhà để phân phát cho dân nghèo. Sau khi mất, người Sài Gòn nhớ ơn ông Bảy Hiền mà gọi địa danh này là ngã tư Bảy Hiền.
Khi mở đường, khai hoang thì người ta đã chặt những cây ấy đi để xây dựng đường sá, nhà cửa,… Vậy nên sau khi mọi thứ đã tươm tất, mọi người liền lấy tên “Cây Gõ” để đặt cho vòng xoay này như để nhớ về những kỷ niệm cũ xưa.
Vì thế đừng thắc mắc vì sao mang tên là Xa lộ Hà Nội nhưng lại không dẫn đến Hà Nội nhé!
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kênh nước đen và những "món phụ gia" trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có phần... thi vị, nên gọi như vậy.
Vì khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải nên được gọi thành Chà Và.
Cây cầu ngót gần 100 tuổi nhẹ nhàng vắt qua bờ Kênh Đôi ở quận 8 khu Chợ Lớn tên Nhị Thiên Đường – nơi trước đây là nhà thuốc sản xuất dầu Nhị Thiên Đường.
Bình luận