• Zalo

10 giây giúp bạn sống sót qua cơn đau tim khi ở một mình

Sức khỏeThứ Tư, 14/12/2016 07:05:00 +07:00Google News

Những cơn đau tim đột ngột có thể đánh gục bất kỳ ai, và chính thời khắc sinh tử đó, nếu biết cách ho, bạn có thể giữ lại mạng sống cho mình.

Thật nguy hiểm nếu chẳng may bị một cơn đau tim ập đến khi đang ở một mình. Cơ thể sẽ cảm thấy mệt lả và có thể mất ý thức chỉ 10 giây sau. Tuy nhiên, điều đáng mừng là những nạn nhân như vậy có thể tự cứu mình bằng cách ho liên tục với lực mạnh.

Đấy có thể là 10 giây quyết định sự sống và cái chết, và người bệnh cần làm như sau:

- Ho thật mạnh, dài và sâu, như khạc đờm từ trong ngực

- Giữa mỗi hơi thở phải hít thật sâu và lặp lại mỗi hai giây mà không được dừng cho tới khi có người tới giúp đỡ hoặc tim đập bình thường trở lại.

ho-khi-bi-dau-tim-lam-tang-co-hoi-song-sot-110-221959

Đột tử vì đau tim là căn bệnh bắt gặp ở nhiều nơi. 

- Thở sâu để lấy oxy, giúp tim co bóp và giữ cho máu lưu thông. Áp lực ép lên tim cũng giúp tim lấy lại nhịp đập bình thường. Bằng cách này, các nạn nhân sẽ có thêm thời gian để gọi điện nhờ giúp đỡ.

Phương pháp ho để hồi phục tim phổi (CPR) đã được biết đến như một cách hữu hiệu cứu mạng sống của một người bị cơn đau tim hành hạ.

Những tranh cãi

Ho CPR không phải là điều gì mới, đã được áp dụng thành công trong nhiều trường hợp khẩn cấp. Trường hợp nạn nhân chỉ ở một mình, có thể ngất xỉu và tim ngừng đập, ho sẽ cung cấp đủ oxy cho máu, ngăn tình trạng mất ý thức cho tới khi các bác sĩ đến cứu chữa. Quan trọng nhất vẫn là cách ho sao cho đúng nhịp.

ho-khi-bi-dau-tim-lam-tang-co-hoi-song-sot-110-222001

Phương pháp ho CRP chỉ nên dùng khi khẩn cấp. 

Phương pháp này được phổ biến rộng rãi từ tháng 9/2003 bởi Tiến sĩ khoa học y tế, bác sĩ tim mạch người Ba Lan Tadeusz Petelenz đến từ trường Đại học Y khoa Silesia tại Katowice. Ông tuyên bố đã áp dụng thành công trên một số bệnh nhân (nhưng thông tin của ông chưa được xác nhận độc lập).

Hãng tin Reuters khi đó trích dẫn ý kiến của các Giáo sư, Tiến sĩ tim mạch Marten Rosenquist từ Viện Karolinska cho rằng, phương pháp của  Petelenz là rất đáng quan tâm, nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Darla Bonham, Giám đốc Mended Heart, một tổ chức từ thiện của Mỹ chuyên hỗ trợ bệnh nhân tim, đã liên hệ với một số nhà khoa học và tra cứu được một cuốn sách giáo khoa có nhắc tới cái gọi là “ho CPR”. Nhưng hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng như cá nhân ông không khuyến khích người dân sử dụng phương pháp này trong các tình huống thiếu các giám sát y tế cần thiết.

ho-khi-bi-dau-tim-lam-tang-co-hoi-song-sot-110-222003

Các bác sĩ trên toàn thế giới đều khuyên dùng Aspirin.  

Tiến sĩ Richard O. Cummins, Giám đốc Trung tâm chăm sóc tim mạch khẩn cấp tại Seatle cũng đưa ra những lời khuyên xung quanh phương pháp ho CPR. Ông giải thích, ho CPR làm tăng áp lực trong lồng ngực để duy trì quá trình lưu thông máu giàu oxy, đủ duy trì khả năng nhận thức của não trong khoảng thời gian dài hơn.

Nhưng phương pháp này chỉ nên thực hiện khi nạn nhân sắp mất ý thức, có dấu hiệu tim sắp ngừng đập. Nó có thể nguy hiểm với người nào bị đau tim nhưng không nặng đến mức quá nguy cấp, với họ cách tốt nhất là gọi điện nhờ trợ giúp, sau đó ngồi yên và đợi.

Ho CPR là con dao hai lưỡi, có thể cứu sống một người, nhưng cũng rất dễ đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy kịch hơn. Phải có một bác sĩ hiểu biết về phương pháp này bên cạnh nhằm đánh giá tình hình. Nếu bác sĩ cho phép thực hiện ho CPR, cần giám sát để đảm bảo nhịp mỗi lần ho phải vừa đủ, tránh nguy hiểm do cố gắng quá mức.

Phải làm gì với bệnh đau tim

Nếu chưa yên tâm với phương pháp ho CRP, mọi người có thể tìm hiểu những liệu pháp khác giúp hạn chế tối đa nguy hiểm khi bị đau tim. Nếu xác định được tình trạng là nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI), hãy nhanh chóng tiêm thuốc tiêu sợi huyết giúp làm tan cục huyết khối. Cố gắng thực hiện trong 2 giờ đầu tiên, nếu quá 6 giờ sẽ không có tác dụng.

Những người hay bị đau tìm nên mang theo vài liều Aspirin phòng trường hợp khẩn cấp. Các bác sĩ trên thế giới đều khuyên như vậy vì ở giai đoạn đầu của cơn đau tim, Aspirin giúp ngăn ngừa tiểu cầu dính vào nhau rồi hình thành cục máu đông.

Năm 1991, Tiến sĩ Michael Vance, chủ tịch Hội đồng Y khoa Khẳn cấp của Mỹ khuyên rằng, ngay khi bị đau tim, nạn nhân phải gọi ngay cho 911 và uống một viên Aspirin. Nên nhai Aspirin và nuốt, thuốc sẽ thấm qua dạ dày tạo tác dụng ngay tới các vị trí cần thiết, thay vì nuốt chửng vì để chờ lớp vỏ bên ngoài thuốc tan ra theo cách tự nhiên có thể sẽ không kịp.

(Nguồn: VN Tin nhanh)
Bình luận
vtcnews.vn