Tại chợ hoa Quảng Bá và một số tuyến phố ở Hà Nội, giá đào rừng chơi rằm cao nhất lên tới 1 triệu đồng một cành trong khi đào Nhật Tân chỉ 50.000-200.000 đồng.
Dù đã qua Tết Nguyên đán nhưng theo thói quen của người dân thủ đô, đào vẫn là loại hoa phổ biến được người dân chuộng mua, chơi và thắp hương dịp rằm tháng Giêng.
Theo khảo sát của PV tại chợ đầu mối hoa Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) và một số tuyến phố nội thành, giá đào rừng năm nay dao động ở mức 500.000-1 triệu đồng một cành, đắt gấp 5-10 lần đào Nhật Tân.
Luôn tay tỉa bớt những nhánh hoa đã rụng cánh, ông Nguyễn Quyền (Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, đào rừng ông bán phục vụ khách chơi rằm tháng Giêng có giá 500.000-700.000 đồng một cành. Cá biệt có những cành to đẹp, hoa thắm, nhiều nụ, giá lên tới 1 triệu đồng.
Năm nay bên cạnh đào hồng, đào đỏ, còn có đào rừng trắng. So với giá đào Nhật Tân bán trong dịp này, ông Quyền cho biết, đào xuôi rẻ hơn, chỉ hơn 100.000 đồng một cành nhỏ và khoảng 200.000-300.000 đồng một cành lớn.
"Do thời tiết năm vừa qua nhuận lại nắng nóng gần Tết nên đào Nhật Tân vụ vừa rồi nở sớm, rớt giá. Tới sau Tết, sát rằm, đào Nhật Tân cành to, sai nụ khá hiếm nhưng giá bán cao lắm cũng chỉ vài ba trăm nghìn một cành, ông Quyền cho biết.
Người bán bổ sung, đào rừng phải chở từ Lũng Cú, Lai Châu về, nụ nhiều, đẹp, hoa thắm, tiền chọn mua đào cộng thêm chi phí bảo quản, vận chuyển nên giá sẽ đắt hơn.
Ông Quyền hé lộ, trung bình một ngày ông bán được gần chục cành đào. Hiện cửa hàng của ông cũng chỉ còn lại vài cành bán dần tới rằm là vừa hết.
Đặc biệt, năm nay nhiều chủ hàng nhập cả đào trắng về bán trước rằm với giá ngang bằng hoặc thấp hơn đào màu. Tuy nhiên, do tâm lý chuộng màu đỏ, thắm - tượng trưng cho may mắn đầu năm nên khách hàng vẫn tìm mua đào màu nhiều hơn.
Ông Võ Quốc Thái (Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) vừa tìm mua được 2 cành đào Nhật Tân to, nhiều hoa với giá 500.000 đồng để bày ban thờ cúng rằm tháng Giêng. Theo ông Thái, do mua đào về để thờ gia tiên nên ông vẫn thích chọn đào Nhật Tân cho đúng với truyền thống gia đình. Tuy nhiên, nếu muốn chưng đào sau Tết ở phòng khách, ông sẽ chọn đào rừng.
"Hai cành đào xuôi tôi mua rẻ bằng một nửa giá đào rừng nhưng có lẽ chỉ cắm được vài ba ngày. Trong khi đào rừng đắt hơn nhưng phải chơi được tới hết tháng Giêng, nụ lại nhiều, thân mốc, dáng đẹp", ông Thái chia sẻ.
Theo zing.vn
Dù đã qua Tết Nguyên đán nhưng theo thói quen của người dân thủ đô, đào vẫn là loại hoa phổ biến được người dân chuộng mua, chơi và thắp hương dịp rằm tháng Giêng.
Theo khảo sát của PV tại chợ đầu mối hoa Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) và một số tuyến phố nội thành, giá đào rừng năm nay dao động ở mức 500.000-1 triệu đồng một cành, đắt gấp 5-10 lần đào Nhật Tân.
1 triệu đồng một cành đào rừng sau Tết |
Năm nay bên cạnh đào hồng, đào đỏ, còn có đào rừng trắng. So với giá đào Nhật Tân bán trong dịp này, ông Quyền cho biết, đào xuôi rẻ hơn, chỉ hơn 100.000 đồng một cành nhỏ và khoảng 200.000-300.000 đồng một cành lớn.
"Do thời tiết năm vừa qua nhuận lại nắng nóng gần Tết nên đào Nhật Tân vụ vừa rồi nở sớm, rớt giá. Tới sau Tết, sát rằm, đào Nhật Tân cành to, sai nụ khá hiếm nhưng giá bán cao lắm cũng chỉ vài ba trăm nghìn một cành, ông Quyền cho biết.
Người bán bổ sung, đào rừng phải chở từ Lũng Cú, Lai Châu về, nụ nhiều, đẹp, hoa thắm, tiền chọn mua đào cộng thêm chi phí bảo quản, vận chuyển nên giá sẽ đắt hơn.
Ông Quyền hé lộ, trung bình một ngày ông bán được gần chục cành đào. Hiện cửa hàng của ông cũng chỉ còn lại vài cành bán dần tới rằm là vừa hết.
Đặc biệt, năm nay nhiều chủ hàng nhập cả đào trắng về bán trước rằm với giá ngang bằng hoặc thấp hơn đào màu. Tuy nhiên, do tâm lý chuộng màu đỏ, thắm - tượng trưng cho may mắn đầu năm nên khách hàng vẫn tìm mua đào màu nhiều hơn.
Ông Võ Quốc Thái (Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) vừa tìm mua được 2 cành đào Nhật Tân to, nhiều hoa với giá 500.000 đồng để bày ban thờ cúng rằm tháng Giêng. Theo ông Thái, do mua đào về để thờ gia tiên nên ông vẫn thích chọn đào Nhật Tân cho đúng với truyền thống gia đình. Tuy nhiên, nếu muốn chưng đào sau Tết ở phòng khách, ông sẽ chọn đào rừng.
"Hai cành đào xuôi tôi mua rẻ bằng một nửa giá đào rừng nhưng có lẽ chỉ cắm được vài ba ngày. Trong khi đào rừng đắt hơn nhưng phải chơi được tới hết tháng Giêng, nụ lại nhiều, thân mốc, dáng đẹp", ông Thái chia sẻ.
Theo zing.vn
Bình luận