Một số người dùng YouTube theo dõi video trực tiếp sự kiện cháy Nhà thờ Đức Bà Paris đã được cung cấp thông tin sai sự thật. Một hộp thông tin tự động cho rằng video trên là thảm họa 11/9.
Theo BuzzFeed, hộp thông tin trên đã xuất hiện trong 3 luồng phát trực tiếp về sự kiện cháy Nhà thờ Đức Bà Paris. Hộp thông tin trên đã bị người dùng báo cáo về sự sai lệch thông tin nghiêm trọng.
Tính năng hộp thông tin được ra đời nhằm kiểm tra các thông tin sai lệch. Thế nhưng có vẻ nó đang làm điều ngược lại. Tính năng này được YouTube hợp tác với các bên thứ ba, trong trường hợp này là Encyclopedia Britannica.
YouTube ra mắt tính năng này vào năm nay tại Ấn Độ và một số quốc gia khác. Người dùng có thể nhìn thấy các thông tin bên thứ ba bao gồm Encyclopedia Britannica và Wikipedia bên trong các video về lịch sử và khoa học.
Hộp thông tin này được tạo ra bởi thuật toán. Việc nó đưa thông tin sai lệch cho thấy công cụ này không có sự giám sát của con người. Có thể hình ảnh các cột khói của Nhà thờ Đức Bà Paris trông giống cấu trúc tòa tháp đôi của sự kiện 11/9 nên máy đã hiểu nhầm. Hiện YouTube đã khắc phục thông tin sai lệch trên.
Các hộp thông tin được tạo ra một cách rõ ràng bằng thuật toán và việc trượt đáng tiếc ngày nay cho thấy rõ rằng công cụ này không có nhiều sự giám sát của con người. Có thể hình ảnh về việc đốt cấu trúc giống như tòa tháp đã kích hoạt thuật toán cung cấp thông tin 9/11, nhưng chúng tôi đã hỏi YouTube để biết thêm chi tiết về những gì cụ thể đã xảy ra ở đây.
"Chúng tôi vô cùng đau buồn trước vụ hỏa hoạn đang diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà. Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt bảng thông tin, liên kết đến các nguồn bên thứ ba như Encyclopedia Britannica và Wikipedia cho các chủ đề có thông tin sai lệch. Các bảng này được kích hoạt theo thuật toán và đôi khi bị sai. Chúng tôi đang vô hiệu hóa chúng cho các luồng trực tiếp liên quan đến đám cháy", đại diện YouTube cho biết.
Bình luận