• Zalo

Yêu cầu Hà Nội tập trung làm tuyến đường sắt lên Nội Bài

Kinh tếThứ Tư, 25/04/2018 07:18:00 +07:00Google News

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư 3 dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội.

Theo Văn phòng Chính phủ, Hà Nội hiện đang gặp nhiều thách thức và áp lực do sự gia tăng dân cư ngày càng lớn. Với tình hình và xu hướng phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng, nhằm giảm ùn tắc giao thông, yêu cầu phải hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, trong đó có hệ thống đường sắt đô thị.

Đầu tư các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội cần nguồn kinh phí lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, do đó, việc huy động các nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nói chung, hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội nói riêng là cần thiết.

1

Yêu cầu Hà Nội tập trung làm tuyến đường sắt lên Nội Bài 

Trên cơ sở quy hoạch hạ tầng giao thông, Phó thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội sớm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng đường sắt.

Trước mắt, lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư; chú ý huy động các nguồn lực (kể cả bằng hình thức hợp đồng BOT) để xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - sân bay Nội Bài và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức thực hiện việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đảm bảo kết nối thống nhất toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị ở Hà Nội (kết nối giữa các nhà ga, các đoàn tàu và trung tâm quản lý điều hành); khi kết nối các tuyến đường sắt phải bảo đảm về kỹ thuật và an toàn.

Quá trình thực hiện các dự án đầu tư phải đảm bảo giảm thiểu tác động, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng hiện có, đặc biệt là các công trình di sản, công trình quan trọng và đảm bảo an toàn trong quá trình đầu tư xây dựng.

Phó thủ tướng giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội thực hiện các quy trình, thủ tục đối với các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật.

Video: Thiếu tiền trầm trọng, tuyến Metro số 1 TP.HCM có nguy cơ ngừng thi công

Sớm trình Quốc hội để thông qua chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp cuối năm nay. Hiện nay, các hạng mục công việc của dự án cần được tiếp tục thực hiện (như thiết kế kỹ thuật) để khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, dự án có thể được triển khai thực hiện nhanh hơn, bởi vì, đã chủ động được về vốn ngân sách, vốn của nhà đầu tư theo hình thức BT và chủ động về quỹ đất.

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các dự án hạ tầng đô thị đang được thực hiện, trong đó có 2 tuyến đường sắt, gồm tuyến Nhổn - ga Hà Nội và tuyến Cát Linh - Hà Đông.

(Nguồn: Soha)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn