Tín hiệu này được gọi là FRB 171020, là 1 trong số 19 phát xạ vô tuyến được các nhà nghiên cứu Australia phát hiện vào giữa tuần trước.
Hôm 10/10, kính thiên văn vô tuyến CSIRO ở Tây Úc phát hiện một nhóm phát xạ FRB với số lượng gấp đôi các phát xạ vô tuyến từng được biết đến, trong số đó có một số FRB gần nhất và sáng nhất từ trước đến nay.
“Chúng tôi đã tìm thấy gần 20 phát xạ vô tuyến, gần gấp đôi số phát xạ được phát hiện trên thế giới kể từ năm 2007”, Ryan Shannon, một nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết.
Kể từ năm 2007, mới chỉ 12 phát xạ được phát hiện với hầu hết được gửi đi từ dải Ngân hà, số còn lại phát đi từ hàng tỷ năm trước.
FRB là các tín hiệu rất khó nắm bắt và thường chỉ kéo dài trong một phần nghìn giây. Giới khoa học cho đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra FRB. Các giả thiết được đặt ra là sao neutron bị tác động bởi luồng khí từ các lỗ đen siêu lớn hoặc một sinh vật nào đó từ một thực thể ngoài Trái đất đang cố gửi tín hiệu.
Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Công nghệ Swinburne, Australia nói rằng các FRB thông thường được gửi đi từ khoảng cách hàng tỷ năm ánh sáng. Vì vậy, việc FRB 171020 được gửi tới từ một nguồn chỉ cách chúng ta 120 triệu năm có thể là một sự bất thường của thiên văn. Họ đặt giả thiết cho rằng phát xạ vô tuyến này có thể tới từ một thiên hà có tên là ESO 601-G036.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện mới này có thể cung cấp cho họ thêm các thông tin để giải đáp được nguyên nhân gây ra FRB.
Bình luận