• Zalo

Xử trí khi trẻ tập tành nói dối

Giáo dụcThứ Ba, 03/01/2012 01:46:00 +07:00Google News

(VTC News) - Ở mỗi một độ tuổi, trẻ lại nói dối ở mức độ khác nhau. Lý do là gì và làm thế nào để bạn nhẹ nhàng dạy trẻ hướng biết quý trọng tính trung thực?

(VTC News) - Ở mỗi một độ tuổi, trẻ lại nói dối ở mức độ khác nhau. Lý do là gì và làm thế nào để bạn nhẹ nhàng dạy trẻ hướng biết quý trọng tính trung thực?

Hãy nghe Parenting phân tích những nguyên nhân khiến trẻ nói dối, theo độ tuổi riêng biệt.

Trẻ tập đi: Những câu nói dối đầu tiên

Trẻ em tầm 2-3 tuổi có những lời nói dối rất đơn giản, phủ nhận việc trẻ vừa làm gì hoặc để lấy được một thứ gì đó.

Ảnh minh họa 

Nếu trừng phạt trẻ vì bẻ cong sự thật thì cũng chẳng có ý nghĩa gì, vì trẻ không nhận thức được điều trẻ đang làm là sai trái. Nếu trẻ làm vỡ một đồ vật nào đó, đừng nên bắt trẻ phải nhận là mình làm. Thay vì hỏi “Con làm vỡ bình à?”, hãy nói rằng “Ôi, chiếc bình vỡ mất rồi!”. Nếu bạn tức giận, hay đưa ra một lời buộc tội thì tất cả những gì bạn nhận được sẽ là một lời nói dối không hơn không kém.

Trẻ mấu giáo: Biết sáng tác truyện cổ tích

Lứa tuổi này, trẻ có rất nhiều người bạn vô hình, chủ yếu là các nhân vật trong truyện cổ tích như quái vật có sừng, cầu vồng biết nói, con mèo biết nói… Những câu chuyện này đôi khi là mơ ước của các trẻ. Trẻ tin rằng thế giới tưởng tượng của trẻ là có thật và luôn khẳng định tầm quan trọng của những “người bạn”.

Nếu trẻ cảm thấy hạnh phúc với những “người bạn” thì bạn cũng không phải quá lo lắng về trí tưởng tượng của trẻ đâu. Đó là điều bình thường đối với con người ở lứa tuổi đó. Hãy nhớ rằng những gì có vẻ là lạ lùng với người lớn chỉ đơn giản là cách trẻ thể hiện những ý tưởng mới.

Trẻ cấp 1: Chúng có lí do riêng

Nam và Bình chơi thân với nhau. Trong một lần đến nhà Nam chơi, Bình làm vỡ chậu hoa. Khi mẹ Nam hỏi, Bình vì sợ hãi nên đã không dám nhận. Nam đã nhận lỗi thay bạn để bạn không bị mắng.

Từ ví dụ trên cho thấy, ở tuổi này, trẻ có thể có những lời nói dối vô hại nhằm mang lại lợi ích cho một ai đó hoặc tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác. Điều này cho thấy có một chút nhận thức về xã hội và sự nhạy cảm.

Trẻ ở tuổi này làm thế là vì những lý do dễ hiểu, thậm chí có thể tha thứ được, ví dụ, chúng sợ người lớn thất vọng hay để tránh hình phạt mà chúng có thể nhận được, thậm chí là bởi vì chúng đang bị ép phải làm điều vượt quá khả năng của chúng. Nếu một đứa trẻ học dốt toán, trẻ sẽ nói dối là không có bài tập toán về nhà khi bị bố mẹ hỏi. Do đó, trước khi trừng phạt trẻ bằng cách cấm xem tivi hay hình phạt nào khác thì hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân gì đã khiến trẻ nói dối và lí do trẻ đưa ra để xem xét.

Tuổi teen: Nói dối “nghề” hơn

Trẻ dậy thì có vẻ dè dặt nói về những điều mà trước đây chúng “buôn” một cách thoải mái. Đừng  ngạc nhiên nếu con bạn không nói cho bạn nghe về những bí mật mà con đã từng chia sẻ với bạn 1,2 năm trước đây. Sự bí mật này không phải là không trung thực hay là dấu hiệu trẻ sẽ làm điều gì đó sai trái. Trên thực tế, điều đó phản ánh con bạn đã bắt đầu trưởng thành.

Thỉnh thoảng nói dối về bài tập về nhà, công việc nhà không phải là điều bất thường ở độ tuổi này. Phản ứng tốt nhất đơn giản là thể hiện sự bất bình của bạn. Nhưng nếu việc nói dối diễn ra quá thường xuyên thì bạn cần phải lên kế hoạch giúp đỡ con để làm sáng tỏ mọi chuyện.

Trẻ em đang lo lắng hoặc cảm thấy không thể xử lý được việc nào đó, có thể sẽ nói dối. Đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ chịu quá nhiều áp lực. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, cảm thấy nói dối là một chiến thuật thuận tiện.

Cách tốt nhất để con bạn trung thực hơn là gì? Hãy là một tấm gương tốt và nói với con rằng nói dối có thể gây tổn hại đến uy tín và các mối quan hệ như thế nào.

Bella

Bình luận
vtcnews.vn