(VTC News) - Thiếu tá Huỳnh Trung Phong - Phó trưởng Phòng CSGT Đường Bộ - Đường Sắt CATPHCM đã trả lời phỏng vấn VTC News về việc kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải.
Lực lượng phối hợp giữa CSGT và Thanh tra giao thông khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý xe quá tải, quá khổ trên tuyến Nguyễn Văn Linh, Q.7. Ảnh: Huy Phan |
- Thời quan qua lực lượng CSGT có thường xuyên kiểm tra, xử lý xe quá tải, quá khổ không, thưa ông?
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt và Thanh tra Sở GTVT, các đơn vị thuộc Phòng triển khai lực lượng phối hợp thanh tra giao thông trong việc kiểm tra, xử lý xe quá tải, quá khổ, trong đó thường xuyên tập trung xử lý một số tuyến đường trọng điểm như Quốc lộ 1, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 22...
Hiện việc phối hợp giữa hai lực lượng vẫn được triển khai thường xuyên, liên tục và đem lại hiệu quả tích cực.
Hiện việc phối hợp giữa hai lực lượng vẫn được triển khai thường xuyên, liên tục và đem lại hiệu quả tích cực.
- Một số chủ phương tiện né trạm cân bằng cách dừng đỗ xe trên đường rồi đóng cửa bỏ đi, CSGT có biện pháp gì để xử lý những trường hợp này?
Đối với vấn đề này, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt đã chỉ đạo các lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường chủ động phát hiện và lập biên bản xử lý các trường hợp dừng đỗ xe sai quy định.
Trường hợp xe vi phạm mà tài xế không có mặt thì kết hợp sử dụng camera ghi hình lỗi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, niêm phong xe và đưa về trụ sở để giải quyết theo quy định.
Trường hợp xe vi phạm mà tài xế không có mặt thì kết hợp sử dụng camera ghi hình lỗi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, niêm phong xe và đưa về trụ sở để giải quyết theo quy định.
Xe quá tải, quá khổ thường xuyên di chuyển trên các tuyến đường lớn, các tuyến đường ra vào các cảng, kho, bãi trên địa bàn thành phố như Quốc lộ 1, Quốc lộ 2, Xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống...
Thiếu tá Huỳnh Trung Phong - Phó trưởng Phòng CSGT Đường sắt - Đường bộ CATPHCM tại hiện trường xử lý xe quá khổ, quá tải. Ảnh: Huy Phan |
Khó khăn đầu tiên là cơ sở hạ tầng thành phố hầu hết mặt đường hẹp, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông, xe vận chuyển hàng hóa thường lưu thông thành đoàn nên khi dừng xe để kiểm tra dễ gây nên tình trạng ùn tắc giao thông. Do vậy, lực lượng chỉ ra hiệu lệnh dừng để kiểm tra, xử lý từng trường hợp một mà không thể kiểm tra hết các xe vi phạm khác cùng một lúc.
Mặt khác, phương tiện vi phạm quá tải khi biết có lực lượng kiểm tra liên ngành thường có đội ngũ dẫn đường, cảnh giới, đi thăm dò trước để đối phó hoặc tìm cách né tránh như lưu thông qua các nhánh đường khác hoặc nằm chờ; cố tình tránh né việc kiểm tra tải trọng; một số trường hợp lấy lý do xe hư hỏng, bỏ xe gây khó khăn cho lực lượng xử lý.
Đồng thời, đối với việc tuần tra, kiểm tra trên đường, do điều kiện không có địa điểm, mặt bằng rộng nên việc xử lý phương tiện vận chuyển quá tải thiết kế, chưa được áp dụng triệt để biện pháp buộc hạ tải ngay sau khi phát hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Theo ông, để việc xử lý xe quá khổ quá tải hiệu quả hơn, cần những biện pháp gì?
Để việc kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải được hiệu quả, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt có một số đề xuất như sau: cần phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các đối tượng tài xế xe và doanh nghiệp, tạo được chuyển biến trong nhận thức, nhất là vận động các doanh nghiệp vận tải cam kết không chở hàng quá khổ, quá tải.
Các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý tại các tuyến đường trọng điểm, đảm bảo thường xuyên liên tục, khép kín địa bàn.
Đề xuất các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật cho các lực lượng chức năng để đảm bảo việc kiểm tra, xử lý được chính xác và triển khai rộng trên toàn thành phố.
- Cảm ơn ông.
Đề xuất các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật cho các lực lượng chức năng để đảm bảo việc kiểm tra, xử lý được chính xác và triển khai rộng trên toàn thành phố.
- Cảm ơn ông.
Phan Cường (thực hiện)
Bình luận