Không hình sự hóa kinh tế là một cam kết chính trị cần phải hiện thực hóa trong đời sống xã hội, trong hoạt động của các cơ quan tố tụng.
“Chính phủ sẽ yêu cầu các bộ rà soát lại, để làm cho đúng pháp luật, giảm phiền hà. Trong báo cáo của Chính phủ trước Trung ương tới đây sẽ kiến nghị Chính phủ được tiếp tục làm theo tinh thần không hình sự hóa kinh tế. Sẽ rà soát lại để hoàn thiện thể chế theo đúng Hiến pháp” – đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị “Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2014” diễn ra ngày 28/4.
Không hình sự hóa kinh tế là một nội dung vô cùng quan trọng được toàn xã hội và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Từ trước đến nay, không ít quan hệ kinh tế đã bị hình sự hóa và hậu quả của nó là doanh nghiệp bị sụp đổ hoàn toàn và những người liên quan chịu tù tội.
Đúng ra, nếu vụ án được xử lý theo quan hệ kinh tế, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn căn cứ vào các quy quy định của pháp luật về kinh tế, thì sẽ không để lại các hậu quả cho cá nhân và thiệt hại cho doanh nghiệp. Hình sự hóa kinh tế là thay đổi bản chất của sự việc, khi đã thay dổi về bản chất thì không thể nói dến sự khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
Thiệt hại do hình sự hóa kinh tế không chỉ đối với doanh nghiệp và các bị cáo, mà là thiệt hại chung cho toàn xã hội. Bởi vì, các chủ thể liên quan bị khởi tố hình sự thì doanh nghiệp không có điều kiện và cơ hội để tồn tại.
Mới đây, trong các vụ án được đưa ra xét xử được cho rằng là đại án tham nhũng, có vụ án Công ty Vifon. Theo dõi diễn biến của vụ án này tại phiên tòa sơ thẩm, có thể nhận thấy dấu hiệu hình sự hóa ở một số nội dung của vụ án. Điển hình như tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” mà bị cáo Nguyễn Bi – nguyên Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) bị tuyên phạt.
Trên thực tế, số tiền 290.000 USD (tương đương) 4,5 tỉ đồng mà bị cáo Nguyễn Bi ký thưởng cho 7 cán bộ có công là nguồn trích từ khoản thu được từ chuyển nhượng phần vốn góp với các liên doanh Ajinomoto Việt Nam và Vifon – Acecook.
Số tiền thu về trên 127 tỉ đồng, trong lúc chỉ trích thưởng 4,7 tỉ đồng, và số tiền này được hạch toán vào nguồn tiền thưởng mà Công ty cổ phần 100% vốn tư nhân được thụ hưởng. Từ 28.3.2005, Công ty Vifon cổ phần hóa 100%, Bộ Công nghiệp (lúc đó) có biên bản làm việc về việc phân phối lợi nhuận từ việc chuyển nhượng vốn góp liên doanh cho Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam là 7.952.033.212 đồng và Công ty Cổ phần có quyền sử dụng.
Vậy thì, khoản tiền thưởng cho cán bộ được hạch toán vào số tiền này đương nhiên không phải tiền của nhà nước. Nhưng các cơ quan tố tụng lại căn cứ các quy định về hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước để áp dụng đối với một tổng giám đốc của công ty cổ phần.
Giả sử như việc chia tiền thưởng chưa thỏa đáng, thì theo Thông tư 64/1999/TT-BTC, nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện sai thì yêu cầu sửa sai, nếu vi phạm thì áp dụng các hình thức xử lý như xử phạt hành chính, bồi thường vật chất, tuyệt nhiên không có xử lý hình sự. Thế nhưng, ông Nguyễn Bi đã nhận cái án 15 năm tù với một hành vi phạm tội như tòa đã tuyên. Có lẽ, đó là một trong những lý do mà 2.000 công nhân gửi đơn đến tòa đề nghị xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị cáo, trong đó có ông Nguyễn Bi.
Thông thường, những người mang danh tham nhũng bị dư luận lên án gay gắt, đặc biệt là người lao động tại doanh nghiệp đó vô cũng căm phẫn bởi vì chính lãnh đạo tham nhũng là những kẻ bóc lột xương máu của họ. Nhưng các bị cáo trong vụ án tham nhũng ở Công ty Vifon lại nhận được tình cảm, sự chia sẻ, thậm chí là bằng hành động cụ thể, công đoàn gửi đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Chính những người lao động gắn bó với Công ty Vifon, trực tiếp làm việc với lãnh đạo của doanh nghiệp suốt nhiều năm, mới hiểu rõ những cán bộ đó tham nhũng hay chỉ là phạm phải những sai sót. Hy vọng tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử sẽ xem xét nhiều nội dung của vụ án này để có một phán quyết đúng pháp luật.
Không hình sự hóa kinh tế là một cam kết chính trị cần phải hiện thực hóa trong đời sống xã hội, trong hoạt động của các cơ quan tố tụng.
Hồng Minh
Không hình sự hóa kinh tế là một nội dung vô cùng quan trọng được toàn xã hội và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Từ trước đến nay, không ít quan hệ kinh tế đã bị hình sự hóa và hậu quả của nó là doanh nghiệp bị sụp đổ hoàn toàn và những người liên quan chịu tù tội.
Không hình sự hóa kinh tế là một cam kết chính trị cần phải hiện thực hóa trong đời sống xã hội, trong hoạt động của các cơ quan tố tụng. |
Đúng ra, nếu vụ án được xử lý theo quan hệ kinh tế, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn căn cứ vào các quy quy định của pháp luật về kinh tế, thì sẽ không để lại các hậu quả cho cá nhân và thiệt hại cho doanh nghiệp. Hình sự hóa kinh tế là thay đổi bản chất của sự việc, khi đã thay dổi về bản chất thì không thể nói dến sự khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
Thiệt hại do hình sự hóa kinh tế không chỉ đối với doanh nghiệp và các bị cáo, mà là thiệt hại chung cho toàn xã hội. Bởi vì, các chủ thể liên quan bị khởi tố hình sự thì doanh nghiệp không có điều kiện và cơ hội để tồn tại.
Mới đây, trong các vụ án được đưa ra xét xử được cho rằng là đại án tham nhũng, có vụ án Công ty Vifon. Theo dõi diễn biến của vụ án này tại phiên tòa sơ thẩm, có thể nhận thấy dấu hiệu hình sự hóa ở một số nội dung của vụ án. Điển hình như tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” mà bị cáo Nguyễn Bi – nguyên Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) bị tuyên phạt.
Trên thực tế, số tiền 290.000 USD (tương đương) 4,5 tỉ đồng mà bị cáo Nguyễn Bi ký thưởng cho 7 cán bộ có công là nguồn trích từ khoản thu được từ chuyển nhượng phần vốn góp với các liên doanh Ajinomoto Việt Nam và Vifon – Acecook.
Số tiền thu về trên 127 tỉ đồng, trong lúc chỉ trích thưởng 4,7 tỉ đồng, và số tiền này được hạch toán vào nguồn tiền thưởng mà Công ty cổ phần 100% vốn tư nhân được thụ hưởng. Từ 28.3.2005, Công ty Vifon cổ phần hóa 100%, Bộ Công nghiệp (lúc đó) có biên bản làm việc về việc phân phối lợi nhuận từ việc chuyển nhượng vốn góp liên doanh cho Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam là 7.952.033.212 đồng và Công ty Cổ phần có quyền sử dụng.
Vậy thì, khoản tiền thưởng cho cán bộ được hạch toán vào số tiền này đương nhiên không phải tiền của nhà nước. Nhưng các cơ quan tố tụng lại căn cứ các quy định về hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước để áp dụng đối với một tổng giám đốc của công ty cổ phần.
Giả sử như việc chia tiền thưởng chưa thỏa đáng, thì theo Thông tư 64/1999/TT-BTC, nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện sai thì yêu cầu sửa sai, nếu vi phạm thì áp dụng các hình thức xử lý như xử phạt hành chính, bồi thường vật chất, tuyệt nhiên không có xử lý hình sự. Thế nhưng, ông Nguyễn Bi đã nhận cái án 15 năm tù với một hành vi phạm tội như tòa đã tuyên. Có lẽ, đó là một trong những lý do mà 2.000 công nhân gửi đơn đến tòa đề nghị xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị cáo, trong đó có ông Nguyễn Bi.
Thông thường, những người mang danh tham nhũng bị dư luận lên án gay gắt, đặc biệt là người lao động tại doanh nghiệp đó vô cũng căm phẫn bởi vì chính lãnh đạo tham nhũng là những kẻ bóc lột xương máu của họ. Nhưng các bị cáo trong vụ án tham nhũng ở Công ty Vifon lại nhận được tình cảm, sự chia sẻ, thậm chí là bằng hành động cụ thể, công đoàn gửi đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Chính những người lao động gắn bó với Công ty Vifon, trực tiếp làm việc với lãnh đạo của doanh nghiệp suốt nhiều năm, mới hiểu rõ những cán bộ đó tham nhũng hay chỉ là phạm phải những sai sót. Hy vọng tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử sẽ xem xét nhiều nội dung của vụ án này để có một phán quyết đúng pháp luật.
Không hình sự hóa kinh tế là một cam kết chính trị cần phải hiện thực hóa trong đời sống xã hội, trong hoạt động của các cơ quan tố tụng.
Hồng Minh
Bình luận