Do số lượng bị cáo cùng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan quá đông nên tòa án đã phải trưng dụng cả sảnh phía ngoài để làm chỗ theo dõi để truyền trực tiếp ra ngoài qua hai màn hình.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, Phạm Công Danh – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Thanh, cũng là “ông chủ” sở hữu những khối tài sản khổng lồ từ Bắc và Nam. Trong quá trình hoạt động bị cáo Danh muốn thành lập một ngân hành để hỗ trợ cho các dự án bất động sản.
Tuy đề xuất này bị Ngân hàng Nhà nước từ chối, nhưng nơi này đồng ý giao một ngân hàng yếu kém để nhóm cổ đông của Thiên Thanh tái cơ cấu. Sau khi xem xét, ngân hàng Trust Bank (Ngân hàng Đại Tín) được lựa chọn.
Đầu năm 2013, ngân hàng này chính thức hoạt động dưới sự điều hành của nhóm cổ đông mới và được đổi tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Thực chất Phạm Công Danh là người nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB, từ đó bị cáo đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB cùng nhiều cá nhân khác thực hiện lập các hồ sơ khống để rút, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ, lãi ngoài và chi tiêu cá nhân, gây thất thoát cho ngân hàng hơn 9.000 tỉ đồng.
Trong vụ án này, có 5 bị cáo bị truy tố tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gây thiệt hại 7 nghìn tỷ đồng, là các bị cáo: Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn và Nguyễn Thị Kim Vân.
Về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” có 4 bị can là Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh. 4 bị can này là thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNBC.
Ngoài ra còn có 33 bị can bị truy tố tội “Vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng”, gây thiệt hại 2 nghìn tỷ đồng.
Một số hình ảnh tại phiên xử sáng hôm nay:
Video: Sai phạm gây thất thoát tiền tỷ, vẫn thăng chức đều
Bình luận