(VTC News) – Khẳng định các thân chủ của mình không phạm tội, các Luật sư đã đưa ra những lý lẽ “phản pháo” lại cáo buộc của Viện Kiểm sát.
Chiều 27/5, phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần bào chữa chữa của các luật sư đối với các bị cáo.
Bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh (giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội – ACBI, người bị Viện Kiểm sát đề nghị phạt 19 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”), Luật sư Nguyễn Thị Minh Thanh cho rằng hình phạt này là quá nặng bởi “hành vi thì có nhưng là tội gì, tội danh như thế nào? Hành vi của ông Thanh chưa đủ cấu thành tội này và cũng không phải là đồng phạm của ông Kiên”.
Theo Luật sư, ông Thanh là giám đốc ACBI nên buộc phải ký văn bản nhưng không có động cơ, mục đích và không chiếm đoạt tiền, không được ăn chia, hưởng lợi từ 264 tỷ. Ông Thanh chỉ nhận được vỏn vẹn 5 triệu đồng/tháng. Cũng không được thỏa thuận với ông Kiên, chỉ đơn thuần là tuân lệnh lãnh đạo theo nhiệm vụ của người lao động.
Bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh (giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội – ACBI, người bị Viện Kiểm sát đề nghị phạt 19 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”), Luật sư Nguyễn Thị Minh Thanh cho rằng hình phạt này là quá nặng bởi “hành vi thì có nhưng là tội gì, tội danh như thế nào? Hành vi của ông Thanh chưa đủ cấu thành tội này và cũng không phải là đồng phạm của ông Kiên”.
Theo Luật sư, ông Thanh là giám đốc ACBI nên buộc phải ký văn bản nhưng không có động cơ, mục đích và không chiếm đoạt tiền, không được ăn chia, hưởng lợi từ 264 tỷ. Ông Thanh chỉ nhận được vỏn vẹn 5 triệu đồng/tháng. Cũng không được thỏa thuận với ông Kiên, chỉ đơn thuần là tuân lệnh lãnh đạo theo nhiệm vụ của người lao động.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trước vành móng ngựa ngày 27/5. Ảnh chụp qua màn hình. |
Bào chữa thêm, Luật sư nói ông Thanh chỉ là người lao động hưởng lương trong ACBI chịu sự điều hành trực tiếp của chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Đức Kiên. Vai trò giữa 2 người đơn thuần là người làm công ăn lương. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời khai của ông Thanh, chị Yến và xác nhận của ông Kiên.
Về trách nhiệm của ông Thanh trong việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thép Hòa Phát cũng là làm theo chỉ đạo chứ không được thỏa thuận thống nhất ý chí với thành viên HĐQT nào. Ông Thanh làm hoàn toàn không vụ lợi, không có mục đích chiếm đoạt. Biên bản hỏi cung đã thể hiện rất rõ. Bị can Yến cũng nói rõ ông Kiên là người chỉ đạo.
“Ông Thanh chỉ ký hợp đồng cho hợp lệ sau khi ông Kiên đã ký nháy. Ông Thanh cũng không được báo cáo về tình trạng chưa được giải chấp của 20 triệu cổ phiếu trên.
Mặt khác, ông Thanh không có mục đích vụ lợi để chiếm đoạt số tiền 264 tỷ đồng này. Toàn bộ việc định đoạt số tiền là do chủ trương của công ty và chỉ đạo của ông Kiên.
Vì vậy không đủ yếu tố cấu thành tội ông Trần Ngọc Thanh là chiếm đoạt tài sản, kết tội của Viện Kiểm sát là chưa hợp lý. Việc quy ông Thanh là đồng phạm của ông Kiên càng không hợp lý” – Luật sư phân tích.
Bào chữa thêm cho bị cáo Thanh, Luật sư Trần Đình Tuấn cho rằng hành vi của bị cáo này không xuất phát từ hành vi ý chí của Trần Ngọc Thanh. ACBI, ACBS, ACB, Thép Hòa Phát gắn bó như người một nhà và ông Thanh không nghi ngờ gì cả. Ông Thanh cũng không được hưởng lợi từ hành vi này. Thanh cũng tích cực khai báo thành khẩn, đúng bản chất hành vi của sự việc, không quanh co chối tội để làm sáng tỏ bản chất vụ án.
Luật sư Tuấn dẫn thêm những tình tiết giảm nhẹ như ông Thanh được tặng nhiều huy chương, bằng khen và danh hiệu cao quý của Nhà nước. Hiện ông Thanh đang có mẹ già ốm nằm liệt giường, gia đình khó khăn, phải đi thuê nhà, ở nhờ. Bản thân ông Thanh mắc bệnh hiểm nghèo như viêm khớp, thiểu năng tuần hoàn máu… đề nghị HĐXX cân nhắc khi lượng hình.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán trưởng ACBI, bị Viện Kiểm sát đề nghị phạt 7-8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), Luật sư Phạm Gia Phong đặt vấn đề rằng bị cáo này đã làm theo sự chỉ đạo nào của Kiên và đó chỉ là công việc người lao động phải làm đối với người sở hữu lao động.
“Việc làm theo không phải là tiếp nhận ý chí, có sự bàn bạc mà chỉ là lập biên bản họp HĐQT theo mẫu, làm thủ tục giải chấp 20 triệu cổ phiếu đang thế chấp. Như vậy mà bị quy kết là đồng phạm?” – Luật sư đặt nghi vấn.
Cũng theo Luật sư Phong, việc cơ quan công tố xét đây là vụ lừa đảo thì không thỏa đáng vì đây là một vụ giao dịch mua bán cổ phiếu, có thỏa thuận của các lãnh đạo chủ chốt, có hợp đồng ký kết giữa các bên…
Trong “thương vụ” mua bán này không có dấu hiệu phạm tội vì 20 triệu cổ phiếu Thép Hòa Phát mà ACBS đang quản lý vẫn thuộc sở hữu của ACBI (chỉ chấm dứt khi tài sản bị tiêu hủy hoặc xác lập lại quyền sở hữu của chủ sở hữu…) và chỉ bị hạn chế quyền liên quan phát sinh.
Theo Luật sư Phong, trong tội danh này không xác định được bị hại nên cáo buộc của cơ quan công tố là chưa đủ cơ sở.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên, luật sư Ngô Huy Ngọc khẳng định ông không đồng tình với bản cáo trạng của Viện Kiểm sát.
Về tội danh lừa đảo đối với thân chủ của mình, ông Ngọc nói rằng “đây không phải lừa đảo vì đây là giao dịch dân sự bình thường, chỉ chấm dứt theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 16/3/2013. Tức là sau ngày bị bắt rất lâu, hợp đồng vẫn đang tồn tại, các bên vẫn thực hiện quyền lợi trách nhiệm của mình”.
Vì lẽ trên, Luật sư Ngọc cho rằng việc quy kết ông Kiên tội chiếm đoạt lừa đảo không có căn cứ. Trên cáo trạng, Viện Kiểm sát quy kết nhóm ông Kiên lập khống biên bản HĐQT, căn cứ cho rằng bị lập khống là không có cuộc họp này mà lại có văn bản. Luật sư Ngọc đồng tình với các luật sư bào chữa trước về khái niệm văn bản khống theo từ điển Việt Nam.
Số cổ phần thép Hòa Phát thuộc quyền sở hữu của ACBI theo sổ cổ đông, giấy chứng nhận cổ phần, giấy chứng nhận tài sản đang phong tỏa của ACBS. Các bên liên quan đều thừa nhận thuộc quyền sở hữu của công ty này. Chỉ có một việc duy nhất là đang được thế chấp tại ACB để đảm bảo cho việc phát hành 800 tỷ trái phiếu.
Về trách nhiệm của ông Thanh trong việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thép Hòa Phát cũng là làm theo chỉ đạo chứ không được thỏa thuận thống nhất ý chí với thành viên HĐQT nào. Ông Thanh làm hoàn toàn không vụ lợi, không có mục đích chiếm đoạt. Biên bản hỏi cung đã thể hiện rất rõ. Bị can Yến cũng nói rõ ông Kiên là người chỉ đạo.
“Ông Thanh chỉ ký hợp đồng cho hợp lệ sau khi ông Kiên đã ký nháy. Ông Thanh cũng không được báo cáo về tình trạng chưa được giải chấp của 20 triệu cổ phiếu trên.
Mặt khác, ông Thanh không có mục đích vụ lợi để chiếm đoạt số tiền 264 tỷ đồng này. Toàn bộ việc định đoạt số tiền là do chủ trương của công ty và chỉ đạo của ông Kiên.
Vì vậy không đủ yếu tố cấu thành tội ông Trần Ngọc Thanh là chiếm đoạt tài sản, kết tội của Viện Kiểm sát là chưa hợp lý. Việc quy ông Thanh là đồng phạm của ông Kiên càng không hợp lý” – Luật sư phân tích.
Bào chữa thêm cho bị cáo Thanh, Luật sư Trần Đình Tuấn cho rằng hành vi của bị cáo này không xuất phát từ hành vi ý chí của Trần Ngọc Thanh. ACBI, ACBS, ACB, Thép Hòa Phát gắn bó như người một nhà và ông Thanh không nghi ngờ gì cả. Ông Thanh cũng không được hưởng lợi từ hành vi này. Thanh cũng tích cực khai báo thành khẩn, đúng bản chất hành vi của sự việc, không quanh co chối tội để làm sáng tỏ bản chất vụ án.
Luật sư Tuấn dẫn thêm những tình tiết giảm nhẹ như ông Thanh được tặng nhiều huy chương, bằng khen và danh hiệu cao quý của Nhà nước. Hiện ông Thanh đang có mẹ già ốm nằm liệt giường, gia đình khó khăn, phải đi thuê nhà, ở nhờ. Bản thân ông Thanh mắc bệnh hiểm nghèo như viêm khớp, thiểu năng tuần hoàn máu… đề nghị HĐXX cân nhắc khi lượng hình.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán trưởng ACBI, bị Viện Kiểm sát đề nghị phạt 7-8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), Luật sư Phạm Gia Phong đặt vấn đề rằng bị cáo này đã làm theo sự chỉ đạo nào của Kiên và đó chỉ là công việc người lao động phải làm đối với người sở hữu lao động.
“Việc làm theo không phải là tiếp nhận ý chí, có sự bàn bạc mà chỉ là lập biên bản họp HĐQT theo mẫu, làm thủ tục giải chấp 20 triệu cổ phiếu đang thế chấp. Như vậy mà bị quy kết là đồng phạm?” – Luật sư đặt nghi vấn.
Cũng theo Luật sư Phong, việc cơ quan công tố xét đây là vụ lừa đảo thì không thỏa đáng vì đây là một vụ giao dịch mua bán cổ phiếu, có thỏa thuận của các lãnh đạo chủ chốt, có hợp đồng ký kết giữa các bên…
Trong “thương vụ” mua bán này không có dấu hiệu phạm tội vì 20 triệu cổ phiếu Thép Hòa Phát mà ACBS đang quản lý vẫn thuộc sở hữu của ACBI (chỉ chấm dứt khi tài sản bị tiêu hủy hoặc xác lập lại quyền sở hữu của chủ sở hữu…) và chỉ bị hạn chế quyền liên quan phát sinh.
Theo Luật sư Phong, trong tội danh này không xác định được bị hại nên cáo buộc của cơ quan công tố là chưa đủ cơ sở.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên, luật sư Ngô Huy Ngọc khẳng định ông không đồng tình với bản cáo trạng của Viện Kiểm sát.
Về tội danh lừa đảo đối với thân chủ của mình, ông Ngọc nói rằng “đây không phải lừa đảo vì đây là giao dịch dân sự bình thường, chỉ chấm dứt theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 16/3/2013. Tức là sau ngày bị bắt rất lâu, hợp đồng vẫn đang tồn tại, các bên vẫn thực hiện quyền lợi trách nhiệm của mình”.
Vì lẽ trên, Luật sư Ngọc cho rằng việc quy kết ông Kiên tội chiếm đoạt lừa đảo không có căn cứ. Trên cáo trạng, Viện Kiểm sát quy kết nhóm ông Kiên lập khống biên bản HĐQT, căn cứ cho rằng bị lập khống là không có cuộc họp này mà lại có văn bản. Luật sư Ngọc đồng tình với các luật sư bào chữa trước về khái niệm văn bản khống theo từ điển Việt Nam.
Số cổ phần thép Hòa Phát thuộc quyền sở hữu của ACBI theo sổ cổ đông, giấy chứng nhận cổ phần, giấy chứng nhận tài sản đang phong tỏa của ACBS. Các bên liên quan đều thừa nhận thuộc quyền sở hữu của công ty này. Chỉ có một việc duy nhất là đang được thế chấp tại ACB để đảm bảo cho việc phát hành 800 tỷ trái phiếu.
Luật sư Ngô Huy Ngọc bảo chữa cho bị cáo Kiên. Ảnh chụp qua màn hình. |
Hợp đồng do Hòa Phát soạn thảo, thể hiện ý chí của Hòa Phát. Nếu là “thực hiện đảm bảo”, ông Kiên và ACBI không hề sai vì số cổ phần này không thực hiện bất cứ đảm bảo nào. Nếu là “đảm bảo thực hiện” thì ông Kiên sai. Do vậy việc trích dẫn vai trò để tạo lòng tin với Hòa Phát là hoàn toàn vô lý, không thể đưa vào bản tố tụng.
Theo Luật sư Ngọc, bản cáo trạng cho rằng khi ký hợp đồng, ông Kiên chỉ đạo Thanh ký ủy nhiệm chi để sử dụng riêng, “không có khái niệm “sử dụng riêng”, đây là khái niệm mơ hồ, tạo cảm giác hành vi gian dối, điều này không đúng”.
Theo Luật sư Ngọc, bản cáo trạng cho rằng khi ký hợp đồng, ông Kiên chỉ đạo Thanh ký ủy nhiệm chi để sử dụng riêng, “không có khái niệm “sử dụng riêng”, đây là khái niệm mơ hồ, tạo cảm giác hành vi gian dối, điều này không đúng”.
Về quan điểm của Viện Kiểm sát là vì tin tưởng ACBI nên 21/5/2012, ông Công đại diện MTV Thép Hòa Phát đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng và chuyển tiền.
“Nhiều người lầm tưởng ngay sau ký hợp đồng, tiền sẽ chuyển ngay cho ACBI. Không đúng. Sau 18 ngày, số tiền này mới được chuyển. Nó liên quan đến vấn đề ông Kiên và ông Long thỏa thuận với nhau về hoán đổi cổ phần, vì ông Kiên đã mua một số cổ phiếu từ Hòa Phát trước khi bên Hòa Phát chuyển tiền. Điều này không được ghi trong cáo trạng. Một giao dịch hoán đổi như vậy không có sự trái pháp luật nào” – Luật sư nói.
Về việc cáo trạng cho rằng ông Kiên chiếm đoạt hoàn toàn 264 tỷ, Luật sư không thấy cáo trạng có khái niệm thế nào là chiếm đoạt bởi đó là giao dịch là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp chứ không phải cá nhân với nhau.
“Chiếm đoạt là chuyển dịch bất hợp pháp tài sản của người khác thành của mình. Nhưng ở đây, quyền sở hữu 20 triệu cổ phiếu này và quyền sở hữu 264 tỷ đều ghi nhận màu sắc của 2 pháp nhân với nhau. 264 tỷ chuyển cho ACBI, dù có vấn đề thì cũng thuộc trách nhiệm của pháp nhân chứ đâu phải của cá nhân?
Hoàn toàn trong quá trình đó ông Kiên không có giao dịch nào liên quan đến việc đút túi tiêu riêng. Cũng có việc ông Kiên vay tiền nhưng là giao dịch giữa ACBI và ông Kiên chứ không phải ông Kiên với Hòa Phát. Dù có xảy ra điều gì thì cũng là thuộc phạm vi điều chỉnh giữa ông Kiên với ACBI” – ông Ngọc bào chữa cho thân chủ của mình.
Cùng bảo chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Luật sư Hoàng Đôn Hùng cho rằng, việc chuyển nhượng cổ phiếu giữa ACBI và công ty thép Hòa Phát là giữa 2 pháp nhân với nhau, vào thời điểm chuyển nhượng, ông Kiên không phải cổ đông của ACBI, chỉ là đại diện của Công ty tập đoàn tài chính Á Châu và ACBI thôi.
“Ông Kiên không gian dối với Hòa Phát. Việc thế chấp cổ phiếu hoàn toàn công khai và phía Hòa Phát biết rất rõ việc này” – Luật sư Hùng nói.
Bào chữa cho bị cáo Kiên về tội kinh doanh trái phép, Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói “đối với các hành vi kinh doanh tài chính thông qua 5 doanh nghiệp, quyền góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp đã đươc quy định tại điều 13 Luật Doanh nghiệp. Một chủ thể bất kỳ nếu đáp ứng điều 13 thì có quyền mua cổ phần mà không cần đăng ký kinh doanh”.
Luật sư Nghiêm khẳng định, theo luật đầu tư 2005, 5 doanh nghiệp của ông Kiên là nhà đầu tư theo quy định, hoạt động đầu tư không phải là ngành nghề kinh doanh tài chính, theo đúng pháp luật. Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để huy động vốn là đúng quy định. Các ngân hàng đồng ý mua các trái phiếu này dựa vào đánh giá chủ động của các ngân hàng.
Cùng khẳng định rằng bị cáo Nguyễn Đức Kiên không kinh doanh trái phép, không lừa đảo… các Luật sư khác cũng đưa ra nhiều lý lẽ để “phản pháo” lại cáo buộc của Viện Kiểm sát đối với thân chủ của mình.
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận