Số phận những người đàn bà xinh đẹp, có học thức, nghề nghiệp đàng hoàng lại trở thành bệnh nhân tâm thần mà nguyên nhân cũng chỉ vì một chữ “tình”.
Bác sỹ Phan Thị Y., công tác tại Khoa Cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng tỏ vẻ ái ngại khi nói về số phận của những người đàn bà xinh đẹp, có học thức, nghề nghiệp đàng hoàng, ấy vậy lại trở thành bệnh nhân tâm thần mà nguyên nhân cũng chỉ vì một chữ: “tình”…
Mặc dù đã chuẩn bị trước tâm lý, vậy mà bước chân vào Khoa Cấp tính nữ (Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng), chúng tôi vẫn cảm thấy lòng mình lặng đi khi tận mắt chứng kiến cuộc sống đầy vẻ “hồn nhiên” của các bệnh nhân nơi đây. Thi thoảng còn được nghe những tiếng cười khanh khách, tiếng hát ru ầu ơi vô hồn và cả những tiếng sụt sịt khóc đầy thương cảm. Tất cả thứ âm thanh đó như cứa vào lòng nghe đến quặn thắt…
Theo bác sỹ Y. thì ngoại trừ những trường hợp tâm thần bẩm sinh, đa số bệnh nhân của khoa đều có những chuỗi năm tháng sống bình thường, hạnh phúc nhưng chẳng may họ phải hứng chịu những cú sốc quá lớn của cuộc sống như bị người yêu phụ tình, chồng có bồ, con mất, thi trượt, hay phá sản trong làm ăn kinh tế… Trong đó, những “vết thương” xảy ra trong chuyện tình cảm luôn làm cho người phụ nữ mất phương hướng, bị sang chấn tâm lý, nhẹ thì bị trầm cảm, nặng thì bị loạn thần, hóa điên - hay còn gọi là bệnh “điên tình”.
Được gặp và nghe kể về những câu chuyện tình bi ai khiến các chị em phải tìm đến với “nhà thương điên”, điều đọng lại với chúng tôi là sự day dứt, tiếc nuối. Như câu chuyện của bệnh nhân Trần Thị H., 26 tuổi, quê ở Nam Định, nếu mà vào tay nhà văn chuyên nghiệp chắc sẽ cho ra đời một cuốn tiểu thuyết với nhiều cung bậc cảm xúc yêu thương, hạnh phúc và cả đau đớn đến tột cùng…
Chuyện rằng, cách đây cũng đã gần một thập kỷ, khi đó H. còn là một thiếu nữ căng đầy nhựa sống, cô sở hữu một vẻ đẹp hiền dịu, thánh thiện đến mê hồn. Đặc biệt cặp mắt bồ câu long lanh của H. đã làm “chết” lịm không biết bao trái tim của những gã si tình từ làng trên cho đến xóm dưới. Nhưng rốt cuộc, người khiến cho cô thôn nữ phải “chao đảo” là anh Hoàng Sáu - một kỹ sư cầu đường quê tít mãi tận miền Tây Nam bộ.
Tuy hai người cách xa về tuổi tác (anh Sáu hơn H. đến một con giáp - PV) nhưng như một định mệnh, sau gần một tháng gặp nhau, đôi trái tim đã hòa cùng một nhịp đập. Và mối tình đẹp đẽ, lãng mạn như phim Hàn Quốc giữa H. với chàng kỹ sư cũng có những diễn biến và kết thúc đầy nước mắt theo mô típ của phim xứ sở Kim Chi…
Vì H. đang còn tuổi ăn, tuổi học sớm dính vào yêu đương, mà lại đi yêu một người quê xa lắc xa lơ đã khiến bố mẹ cô tìm cách ngăn cản, cố tách hai người ra khỏi nhau. Thế nhưng, một khi đã thuộc về nhau, đôi uyên ương bất chấp mọi sự ngăn cản để đắm chìm trong tháng, ngày lãng đãng. Cuối cùng thì “đất không chịu trời, trời đành chịu đất”, một đám cưới đơn giản nhưng tràn đầy tiếng cười hạnh phúc cũng đã diễn ra. Ngày đưa dâu, H. nước mắt ngắn dài giã biệt người thân, bước lên chuyến tàu tốc hành xuôi về miền Tây với biết bao cảm xúc dâng trào.
Cuộc sống khó khăn ở miền sông nước Hậu Giang không làm H. bỡ ngỡ, bởi từ nhỏ cô đã quen với những nhọc nhằn nơi chốn quê nghèo. Duy chỉ có phong tục tập quán và cách sống quá “vô tư” của người miền Tây lại chính là điều mà H. không thể dung hòa.
Đấy cũng là ngọn nguồn khiến H. trở nên lạc lõng trong chính căn nhà của gia đình chồng. Đã thế, sau hai năm làm vợ mà H. chẳng thể sinh cho anh Sáu lấy một đứa con. Quá bất mãn về người con dâu không biết… đẻ, bố mẹ H. đánh tiếng sẽ kiếm cho Sáu một người đàn bà khác đặng sinh con trai nối dõi tông đường. Biết được ý định của bố mẹ, anh Sáu thương vợ nên bí mật đưa H. ngược trở về Nam Định, chấp nhận ở rể…
Được về với quê hương, gặp lại người thân, với H. chẳng gì sung sướng bằng. Cô thầm cảm ơn người chồng đã vì cô mà chịu bao vất vả, điều tiếng. Nhưng rồi, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, trong một lần tham gia thi công trụ cầu, anh Sáu chẳng may sẩy chân trượt ngã, lại gặp nước xiết cuốn đi, mấy ngày sau mới tìm thấy xác.
Trước sự mất mát quá lớn, H. đã ngã quỵ. Từ đó, cô trở nên lầm lì, ngây ngô, vô cảm để rồi hóa… tâm thần. Do quá ám ảnh về bóng hình của chồng, lúc nào H. cũng luôn miệng nhắc đến anh Sáu. Như mê, như tỉnh. Cứ thấy bóng con trai đi qua là H. lại chạy theo gọi: “Anh Sáu ơi! Đợi em với…”.
Bác sỹ Y. bảo rằng, những trường hợp như H. rất nhiều. Họ mắc bệnh vì gánh chịu những cú sốc về tình cảm, khiến họ bỗng nhiên phải sống trong một thế giới khác. Ở thế giới đó, họ vẫn tồn tại, như mê như tỉnh với những ký ức còn sót lại trong cuộc sống trước kia. Thẫn thờ, vô cảm, không kiểm soát được trạng thái của bản thân…
Khác với H. - người đàn bà chìm sâu trong ảo giác một ngày nào đó người chồng thân yêu sẽ trở về, bệnh nhân Phạm Thị B., 19 tuổi (quê ở Cát Hải) lại có một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi được đưa vào bệnh viện tâm thần, toàn thân cô gái trẻ cứng đờ, tay chân co giật và không nói được. Trên nét mặt của bệnh nhân mãi tận bây giờ còn lộ rõ vẻ kinh hoàng.
Theo một người bạn của Phạm Thị B. thì cô xa nhà vào nội thành làm công nhân giầy da đã gần 2 năm nay. Trong thời gian ở phố, B. có quen với một anh chàng khá điển trai, khéo ăn, khéo nói và cả hai nhanh chóng kết thân. B. thích đi đâu chơi, anh ta cũng đưa đi. Cô muốn ăn gì, anh cũng sẵn sàng đáp ứng. Cho nên chẳng mấy chốc, B. đã trao cả tâm hồn lẫn thể xác cho người tình…
Nhưng có ngờ đâu, người mà B. đã dâng tặng tất cả tình yêu thương của mình lại là một gã Sở Khanh, đã có vợ con ở dưới quê. Ấy vậy, cuộc tình ngang trái đó kéo dài được non 2 năm B. mới biết được sự thật phũ phàng đó. Cái hôm chính tai nghe người yêu thú nhận đã giăng bẫy tình để lừa dối sự ngây thơ, trong trắng của mình, B. bỗng như điên dại, gào khóc. Nỗi đau dồn đến đỉnh đầu khiến B. ngã vật xuống, toàn thân cứng đờ, không nói năng và cử động được…
Giờ thì, B. đang ở trong vòng tay yêu thương của người thân và các y bác sỹ Khoa cấp tính nữ. Dù cô vẫn chưa nói được lưu loát nhưng tinh thần cũng đã khá hơn chút ít. “Với bệnh nhân tâm thần, ngoài các vấn đề về chuyên môn, yếu tố tâm lý chiếm tới trên 50% trong việc chữa trị cho người bệnh. Thế nên, nhiều khi các bác sỹ phải “hóa thân” thành người bệnh, để nói, cười, tâm sự cùng người bệnh” - bác sỹ Y. chia sẻ.
Bác sỹ Y. còn cho biết, trong vài năm trở lại đây, Khoa Cấp tính nữ đón không ít bệnh nhân là nữ sinh còn rất trẻ, đa phần các em bị điên tình do bị người yêu phản bội. Như trường hợp của Hoàng Thị Ng., 16 tuổi, ở vùng đất hiếu học Vĩnh Bảo là một ví dụ. Ng. từ nhỏ được tiếng là chăm học và học rất giỏi. Nhưng từ khi mạng internet về làng thì Ng. bắt đầu lơ là việc học hành, suốt ngày chúi mũi vào chát chít.
Không những vậy, cô bé còn dành tình cảm hết sức sâu đậm cho một cậu bạn trên mạng. Tuy nhiên, thay vì yêu đương theo lẽ tự nhiên, Ng. lại thần tượng hóa tình yêu của mình. Để đến khi người yêu phản bội, cô bé bị sốc nặng, gây nên những sang chấn tâm lý nghiêm trọng, phải nhập viện.
Theo góc nhìn tâm thần học, bệnh nhân điên vì bị người yêu phản bội là một dạng loạn thần cấp do những sang chấn tâm lý, tình cảm, ảo giác và trong một giai đoạn nào đó cảm giác lên đến tột đỉnh khiến bệnh nhân luôn mất ăn, mất ngủ thậm chí đờ đẫn, suy dinh dưỡng. Bệnh nhân luôn hoang tưởng, hành vi rối loạn dẫn đến nhảy múa, hát ca, có lúc trở nên hung dữ lao vào cào cấu, cắn xé những người xung quanh, trong đó có cả bác sỹ.
Giống như nhiều bệnh nhân nữ “điên tình” khác, Ng. luôn cho rằng mình có người yêu đẹp trai, con nhà giàu, học rộng tài cao. Những lúc ngồi một mình, cô gái lại lẩm nhẩm về những câu chuyện đã qua. Nếu người nhà hoặc bất cứ ai có ý định vào “tiếp cận” khuyên can dễ khiến bệnh nhân trở nên hung dữ, sẵn sàng nhảy vào đánh đập, chửi bới.
Chia sẻ về điều này, bác sỹ Y. tâm sự: “Ai mới vào nghề này, lúc đầu đều sợ hãi, lo lắng, căng thẳng trong môi trường làm việc đầy nguy hiểm. Nhưng rồi sau một thời gian ngắn, lại cảm thấy thương người bệnh. Với họ mình cần phải có tình thương, có sự cảm thông sâu sắc thì mới có thể làm tốt công việc được…”.
Có thể, những hình ảnh vật vờ, những nụ cười man dại, hay những việc làm quái gở không giống ai… khi chứng kiến ở những người điên khiến không ít người cảm thấy ghê sợ, xa lánh. Mặc dù vậy, trong thế giới người điên ở bệnh viên Tâm thần Hải Phòng, những bệnh nhân ấy luôn được các y bác sỹ tận tình chăm sóc, điều trị, cảm hoá bằng tình người. Sự cố gắng, tận tâm với nghề nghiệp của họ thật đáng khâm phục…
Một cảnh trong phim "Mình cưới thật em nhé" được lấy làm hình minh họa cho những cô gái điên vì tình |
Mặc dù đã chuẩn bị trước tâm lý, vậy mà bước chân vào Khoa Cấp tính nữ (Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng), chúng tôi vẫn cảm thấy lòng mình lặng đi khi tận mắt chứng kiến cuộc sống đầy vẻ “hồn nhiên” của các bệnh nhân nơi đây. Thi thoảng còn được nghe những tiếng cười khanh khách, tiếng hát ru ầu ơi vô hồn và cả những tiếng sụt sịt khóc đầy thương cảm. Tất cả thứ âm thanh đó như cứa vào lòng nghe đến quặn thắt…
Theo bác sỹ Y. thì ngoại trừ những trường hợp tâm thần bẩm sinh, đa số bệnh nhân của khoa đều có những chuỗi năm tháng sống bình thường, hạnh phúc nhưng chẳng may họ phải hứng chịu những cú sốc quá lớn của cuộc sống như bị người yêu phụ tình, chồng có bồ, con mất, thi trượt, hay phá sản trong làm ăn kinh tế… Trong đó, những “vết thương” xảy ra trong chuyện tình cảm luôn làm cho người phụ nữ mất phương hướng, bị sang chấn tâm lý, nhẹ thì bị trầm cảm, nặng thì bị loạn thần, hóa điên - hay còn gọi là bệnh “điên tình”.
Được gặp và nghe kể về những câu chuyện tình bi ai khiến các chị em phải tìm đến với “nhà thương điên”, điều đọng lại với chúng tôi là sự day dứt, tiếc nuối. Như câu chuyện của bệnh nhân Trần Thị H., 26 tuổi, quê ở Nam Định, nếu mà vào tay nhà văn chuyên nghiệp chắc sẽ cho ra đời một cuốn tiểu thuyết với nhiều cung bậc cảm xúc yêu thương, hạnh phúc và cả đau đớn đến tột cùng…
Chuyện rằng, cách đây cũng đã gần một thập kỷ, khi đó H. còn là một thiếu nữ căng đầy nhựa sống, cô sở hữu một vẻ đẹp hiền dịu, thánh thiện đến mê hồn. Đặc biệt cặp mắt bồ câu long lanh của H. đã làm “chết” lịm không biết bao trái tim của những gã si tình từ làng trên cho đến xóm dưới. Nhưng rốt cuộc, người khiến cho cô thôn nữ phải “chao đảo” là anh Hoàng Sáu - một kỹ sư cầu đường quê tít mãi tận miền Tây Nam bộ.
Tuy hai người cách xa về tuổi tác (anh Sáu hơn H. đến một con giáp - PV) nhưng như một định mệnh, sau gần một tháng gặp nhau, đôi trái tim đã hòa cùng một nhịp đập. Và mối tình đẹp đẽ, lãng mạn như phim Hàn Quốc giữa H. với chàng kỹ sư cũng có những diễn biến và kết thúc đầy nước mắt theo mô típ của phim xứ sở Kim Chi…
Vì H. đang còn tuổi ăn, tuổi học sớm dính vào yêu đương, mà lại đi yêu một người quê xa lắc xa lơ đã khiến bố mẹ cô tìm cách ngăn cản, cố tách hai người ra khỏi nhau. Thế nhưng, một khi đã thuộc về nhau, đôi uyên ương bất chấp mọi sự ngăn cản để đắm chìm trong tháng, ngày lãng đãng. Cuối cùng thì “đất không chịu trời, trời đành chịu đất”, một đám cưới đơn giản nhưng tràn đầy tiếng cười hạnh phúc cũng đã diễn ra. Ngày đưa dâu, H. nước mắt ngắn dài giã biệt người thân, bước lên chuyến tàu tốc hành xuôi về miền Tây với biết bao cảm xúc dâng trào.
Cuộc sống khó khăn ở miền sông nước Hậu Giang không làm H. bỡ ngỡ, bởi từ nhỏ cô đã quen với những nhọc nhằn nơi chốn quê nghèo. Duy chỉ có phong tục tập quán và cách sống quá “vô tư” của người miền Tây lại chính là điều mà H. không thể dung hòa.
Đấy cũng là ngọn nguồn khiến H. trở nên lạc lõng trong chính căn nhà của gia đình chồng. Đã thế, sau hai năm làm vợ mà H. chẳng thể sinh cho anh Sáu lấy một đứa con. Quá bất mãn về người con dâu không biết… đẻ, bố mẹ H. đánh tiếng sẽ kiếm cho Sáu một người đàn bà khác đặng sinh con trai nối dõi tông đường. Biết được ý định của bố mẹ, anh Sáu thương vợ nên bí mật đưa H. ngược trở về Nam Định, chấp nhận ở rể…
Được về với quê hương, gặp lại người thân, với H. chẳng gì sung sướng bằng. Cô thầm cảm ơn người chồng đã vì cô mà chịu bao vất vả, điều tiếng. Nhưng rồi, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, trong một lần tham gia thi công trụ cầu, anh Sáu chẳng may sẩy chân trượt ngã, lại gặp nước xiết cuốn đi, mấy ngày sau mới tìm thấy xác.
Trước sự mất mát quá lớn, H. đã ngã quỵ. Từ đó, cô trở nên lầm lì, ngây ngô, vô cảm để rồi hóa… tâm thần. Do quá ám ảnh về bóng hình của chồng, lúc nào H. cũng luôn miệng nhắc đến anh Sáu. Như mê, như tỉnh. Cứ thấy bóng con trai đi qua là H. lại chạy theo gọi: “Anh Sáu ơi! Đợi em với…”.
Bác sỹ Y. bảo rằng, những trường hợp như H. rất nhiều. Họ mắc bệnh vì gánh chịu những cú sốc về tình cảm, khiến họ bỗng nhiên phải sống trong một thế giới khác. Ở thế giới đó, họ vẫn tồn tại, như mê như tỉnh với những ký ức còn sót lại trong cuộc sống trước kia. Thẫn thờ, vô cảm, không kiểm soát được trạng thái của bản thân…
Khác với H. - người đàn bà chìm sâu trong ảo giác một ngày nào đó người chồng thân yêu sẽ trở về, bệnh nhân Phạm Thị B., 19 tuổi (quê ở Cát Hải) lại có một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi được đưa vào bệnh viện tâm thần, toàn thân cô gái trẻ cứng đờ, tay chân co giật và không nói được. Trên nét mặt của bệnh nhân mãi tận bây giờ còn lộ rõ vẻ kinh hoàng.
Theo một người bạn của Phạm Thị B. thì cô xa nhà vào nội thành làm công nhân giầy da đã gần 2 năm nay. Trong thời gian ở phố, B. có quen với một anh chàng khá điển trai, khéo ăn, khéo nói và cả hai nhanh chóng kết thân. B. thích đi đâu chơi, anh ta cũng đưa đi. Cô muốn ăn gì, anh cũng sẵn sàng đáp ứng. Cho nên chẳng mấy chốc, B. đã trao cả tâm hồn lẫn thể xác cho người tình…
Nhưng có ngờ đâu, người mà B. đã dâng tặng tất cả tình yêu thương của mình lại là một gã Sở Khanh, đã có vợ con ở dưới quê. Ấy vậy, cuộc tình ngang trái đó kéo dài được non 2 năm B. mới biết được sự thật phũ phàng đó. Cái hôm chính tai nghe người yêu thú nhận đã giăng bẫy tình để lừa dối sự ngây thơ, trong trắng của mình, B. bỗng như điên dại, gào khóc. Nỗi đau dồn đến đỉnh đầu khiến B. ngã vật xuống, toàn thân cứng đờ, không nói năng và cử động được…
Giờ thì, B. đang ở trong vòng tay yêu thương của người thân và các y bác sỹ Khoa cấp tính nữ. Dù cô vẫn chưa nói được lưu loát nhưng tinh thần cũng đã khá hơn chút ít. “Với bệnh nhân tâm thần, ngoài các vấn đề về chuyên môn, yếu tố tâm lý chiếm tới trên 50% trong việc chữa trị cho người bệnh. Thế nên, nhiều khi các bác sỹ phải “hóa thân” thành người bệnh, để nói, cười, tâm sự cùng người bệnh” - bác sỹ Y. chia sẻ.
Bác sỹ Y. còn cho biết, trong vài năm trở lại đây, Khoa Cấp tính nữ đón không ít bệnh nhân là nữ sinh còn rất trẻ, đa phần các em bị điên tình do bị người yêu phản bội. Như trường hợp của Hoàng Thị Ng., 16 tuổi, ở vùng đất hiếu học Vĩnh Bảo là một ví dụ. Ng. từ nhỏ được tiếng là chăm học và học rất giỏi. Nhưng từ khi mạng internet về làng thì Ng. bắt đầu lơ là việc học hành, suốt ngày chúi mũi vào chát chít.
Không những vậy, cô bé còn dành tình cảm hết sức sâu đậm cho một cậu bạn trên mạng. Tuy nhiên, thay vì yêu đương theo lẽ tự nhiên, Ng. lại thần tượng hóa tình yêu của mình. Để đến khi người yêu phản bội, cô bé bị sốc nặng, gây nên những sang chấn tâm lý nghiêm trọng, phải nhập viện.
Theo góc nhìn tâm thần học, bệnh nhân điên vì bị người yêu phản bội là một dạng loạn thần cấp do những sang chấn tâm lý, tình cảm, ảo giác và trong một giai đoạn nào đó cảm giác lên đến tột đỉnh khiến bệnh nhân luôn mất ăn, mất ngủ thậm chí đờ đẫn, suy dinh dưỡng. Bệnh nhân luôn hoang tưởng, hành vi rối loạn dẫn đến nhảy múa, hát ca, có lúc trở nên hung dữ lao vào cào cấu, cắn xé những người xung quanh, trong đó có cả bác sỹ.
Giống như nhiều bệnh nhân nữ “điên tình” khác, Ng. luôn cho rằng mình có người yêu đẹp trai, con nhà giàu, học rộng tài cao. Những lúc ngồi một mình, cô gái lại lẩm nhẩm về những câu chuyện đã qua. Nếu người nhà hoặc bất cứ ai có ý định vào “tiếp cận” khuyên can dễ khiến bệnh nhân trở nên hung dữ, sẵn sàng nhảy vào đánh đập, chửi bới.
Chia sẻ về điều này, bác sỹ Y. tâm sự: “Ai mới vào nghề này, lúc đầu đều sợ hãi, lo lắng, căng thẳng trong môi trường làm việc đầy nguy hiểm. Nhưng rồi sau một thời gian ngắn, lại cảm thấy thương người bệnh. Với họ mình cần phải có tình thương, có sự cảm thông sâu sắc thì mới có thể làm tốt công việc được…”.
Có thể, những hình ảnh vật vờ, những nụ cười man dại, hay những việc làm quái gở không giống ai… khi chứng kiến ở những người điên khiến không ít người cảm thấy ghê sợ, xa lánh. Mặc dù vậy, trong thế giới người điên ở bệnh viên Tâm thần Hải Phòng, những bệnh nhân ấy luôn được các y bác sỹ tận tình chăm sóc, điều trị, cảm hoá bằng tình người. Sự cố gắng, tận tâm với nghề nghiệp của họ thật đáng khâm phục…
Bình luận