(VTC News) - Đã hơn 20 năm kể từ khi rời quân ngũ, ông Sơn trở thành người tâm thần, người mẹ già phải đi xin ăn để nuôi con cho qua ngày đoạn tháng.
Sống trong xiềng xích
Lần theo địa chỉ người dân cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà một cựu quân nhân nằm sâu trong con phố khu B1, phường Cát Bi (quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người đàn ông gần 50 tuổi, lúc nói, lúc cười, đôi mắt vô hồn trên khuôn mặt ngờ nghệch ngồi trên chiếc giường tạm bợ được kê bằng 2 tấm dát; trên người mặc chiếc áo khoác cũ và chiếc quần cộc.
Đặc biệt, chân phải người đàn ông này được xích bằng 3 chiếc khóa dài khoảng 3 mét cột vào khung cửa sổ, độ dài đủ để đi lại từ trong nhà ra khu vệ sinh phía sau. Nhìn kỹ mới thấy, cổ chân bị xích đã chai cứng, thâm tím lại. Nhìn cảnh tượng này chúng tôi không khỏi xót xa.
Ông Nguyễn Duy Thăng, SN 1950 (số 12B81, khu B1 phường Cát Bi), nguyên cán bộ phường, sống gần nhà cựu quân nhân này xác nhận, người đàn ông này là con cụ Vũ Thị Nhạn, SN 1934 (số 16 B82 khu B1 phường Cát Bi).
Cụ Nhạn sinh được 4 người con trai, cả 4 người đều là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. 4 người con đều hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự trở về địa phương sinh sống.
Tuy nhiên, trong 4 người con thì có ông Vũ Minh Sơn, SN 1967, nhập ngũ năm 1987, đóng quân ở biên giới phía Bắc, thuộc Trung đoàn 772 Đặc khu Quảng Ninh, đến năm 1989 thì xuất ngũ lại không được bình thường như những người còn lại.
Từ khi trở về địa phương, ông Sơn từ một cựu quân nhân khỏe mạnh, hiền lành, hoạt bát, dần trở thành ngớ ngẩn. Nhiều lần ông Sơn bỏ nhà đi lang thang nên gia đình phải dùng biện pháp xích chân lại. Cũng từ đó, cuộc sống của ông Sơn gắn chặt với chiếc xích sắt giam trong bốn bức tường ẩm thấp, chật chội.
"Người chứ có phải con vật đâu mà cứ xích mãi như thế được. Nhưng gia đình cũng không còn biện pháp nào khác”, ông Thăng xót xa nói.
Nương nhờ hàng xóm
Biết về hoàn cảnh này, ông Thăng đã đến Bộ Chỉ huy Quân sự TP Hải Phòng xin các giấy tờ có liên quan đến ông Sơn để phòng khi có chế độ chính sách hay sự quan tâm của các cơ quan chức năng còn có cơ sở để giúp ông Sơn đi chữa bệnh.
Có lần, ông Thăng chở ông Sơn đi khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng. Tại đây, sau khi thăm khám, bệnh viện đã viết giấy giới thiệu đến Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Bảo (Hải Phòng) để điều trị. Tuy nhiên, khi bà con khu đề nghị với chính quyền địa phương giúp đỡ thì không nhận được sự quan tâm, phản hồi nào.
Trong khi đó, cụ Nhạn thì mắt đã mù lòa, sức khỏe yếu, trí nhớ cũng không còn minh mẫn nữa hằng ngày phải lần ra chợ xin đồ thừa về làm thức ăn nuôi con. Và cứ thế, cuộc sống của hai mẹ con cụ nhờ vào sự cưu mang, đùm bọc của bà con khối phố.
Biết hoàn cảnh bệnh tật, nghèo đói của hai mẹ con cụ, bà con khối phố thường ngày vẫn giúp đỡ từng bát cơm, con cá, lá rau, cho đến chăn màn, quần áo, bát đĩa và những đồ dùng tối thiểu hàng ngày.
Trước đây, hai mẹ con sống trong một căn nhà cấp bốn xập xệ, khi mùa mưa bão đến, nước lại tràn nhà. Mãi đến năm 2012, Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng mới huy động nguồn xã hội hóa của địa phương sửa chữa lại cho mẹ con cụ căn nhà sạch sẽ, chắc chắn hơn.
Những người con còn lại của cụ Nhạn đều ở rể nơi khác, cuộc sống chật vật, con cái nay ốm mai đau nên hầu như không giúp được gì cho mẹ già.
Mỗi khi mẹ con cụ Nhạn đau ốm, bà con hàng xóm phát hiện lại mua thuốc, nấu cháo cho ăn. Khi khỏi bệnh, cụ Nhạn lại bò đi xin ăn ngoài chợ.
Ngoài ra, thỉnh thoảng có các hội đoàn từ thiện của Hội Phật giáo đến thăm đã hỗ trợ quần áo, đồ ăn thức uống và đồ dùng cá nhân. Chỉ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thì chính quyền và các đoàn thể của phường, tổ dân phố mới đến thăm, tặng quà tết.
Trước đây khu phố này có khoảng 45 hộ thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ mẹ con cụ Nhạn. Tuy nhiên, các hộ này đã cơ bản chuyển đi nơi khác, những người mới nhập cư cũng không mấy ai biết đến hoàn cảnh mẹ con cụ. Chỉ còn khoảng 7 hộ cũ là những gia đình chủ yếu hỗ trợ, giúp đỡ mẹ con cụ từ xưa đến nay.
Được biết, chồng cụ Nhạn mất cũng đã lâu. Trước đây họ đi ăn xin gặp nhau rồi sống với nhau, chứ hiện không biết gốc tích, họ hàng ở đâu.
Bà con trong xóm bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ ông Sơn đi chữa trị tại Bệnh viện Điều dưỡng tâm thần ở Vĩnh Bảo để ông Sơn khỏi phải sống cảnh đọa đày. Còn cụ Nhạn, người dân trong xóm sẽ cưu mang, mỗi nhà hỗ trợ một chút là cụ có thể yên tâm sống hết phần đời còn lại.
Minh Khang
Lần theo địa chỉ người dân cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà một cựu quân nhân nằm sâu trong con phố khu B1, phường Cát Bi (quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người đàn ông gần 50 tuổi, lúc nói, lúc cười, đôi mắt vô hồn trên khuôn mặt ngờ nghệch ngồi trên chiếc giường tạm bợ được kê bằng 2 tấm dát; trên người mặc chiếc áo khoác cũ và chiếc quần cộc.
Đặc biệt, chân phải người đàn ông này được xích bằng 3 chiếc khóa dài khoảng 3 mét cột vào khung cửa sổ, độ dài đủ để đi lại từ trong nhà ra khu vệ sinh phía sau. Nhìn kỹ mới thấy, cổ chân bị xích đã chai cứng, thâm tím lại. Nhìn cảnh tượng này chúng tôi không khỏi xót xa.
Người mẹ già lẩm cẩm 80 tuổi chăm sóc người con là cựu quân nhân tâm thần đã hai chục năm nay - Ảnh Minh Khang |
Cụ Nhạn sinh được 4 người con trai, cả 4 người đều là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. 4 người con đều hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự trở về địa phương sinh sống.
Tuy nhiên, trong 4 người con thì có ông Vũ Minh Sơn, SN 1967, nhập ngũ năm 1987, đóng quân ở biên giới phía Bắc, thuộc Trung đoàn 772 Đặc khu Quảng Ninh, đến năm 1989 thì xuất ngũ lại không được bình thường như những người còn lại.
Từng là một quân nhân khỏe mạnh, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, ông Sơn trở thành người tâm thần, ngớ ngẩn - Ảnh Minh Khang |
"Người chứ có phải con vật đâu mà cứ xích mãi như thế được. Nhưng gia đình cũng không còn biện pháp nào khác”, ông Thăng xót xa nói.
Ông Sơn bị giam hãm trong nhà bằng chiếc xích sắt với ba ổ khóa - Ảnh Minh Khang |
Biết về hoàn cảnh này, ông Thăng đã đến Bộ Chỉ huy Quân sự TP Hải Phòng xin các giấy tờ có liên quan đến ông Sơn để phòng khi có chế độ chính sách hay sự quan tâm của các cơ quan chức năng còn có cơ sở để giúp ông Sơn đi chữa bệnh.
Có lần, ông Thăng chở ông Sơn đi khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng. Tại đây, sau khi thăm khám, bệnh viện đã viết giấy giới thiệu đến Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Bảo (Hải Phòng) để điều trị. Tuy nhiên, khi bà con khu đề nghị với chính quyền địa phương giúp đỡ thì không nhận được sự quan tâm, phản hồi nào.
Trong khi đó, cụ Nhạn thì mắt đã mù lòa, sức khỏe yếu, trí nhớ cũng không còn minh mẫn nữa hằng ngày phải lần ra chợ xin đồ thừa về làm thức ăn nuôi con. Và cứ thế, cuộc sống của hai mẹ con cụ nhờ vào sự cưu mang, đùm bọc của bà con khối phố.
Biết hoàn cảnh bệnh tật, nghèo đói của hai mẹ con cụ, bà con khối phố thường ngày vẫn giúp đỡ từng bát cơm, con cá, lá rau, cho đến chăn màn, quần áo, bát đĩa và những đồ dùng tối thiểu hàng ngày.
Những người hàng xóm hàng ngày vẫn qua lại thăm nom, mang đồ ăn, thức uống, quần áo cho hai mẹ con cụ Nhạn - Ảnh Minh Khang |
Những người con còn lại của cụ Nhạn đều ở rể nơi khác, cuộc sống chật vật, con cái nay ốm mai đau nên hầu như không giúp được gì cho mẹ già.
Mỗi khi mẹ con cụ Nhạn đau ốm, bà con hàng xóm phát hiện lại mua thuốc, nấu cháo cho ăn. Khi khỏi bệnh, cụ Nhạn lại bò đi xin ăn ngoài chợ.
Ngoài ra, thỉnh thoảng có các hội đoàn từ thiện của Hội Phật giáo đến thăm đã hỗ trợ quần áo, đồ ăn thức uống và đồ dùng cá nhân. Chỉ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thì chính quyền và các đoàn thể của phường, tổ dân phố mới đến thăm, tặng quà tết.
Mỗi khi hết gạo ăn, bà con trong xóm lại mang cơm sang cho mẹ con cụ Nhạn - Ảnh Minh Khang |
Được biết, chồng cụ Nhạn mất cũng đã lâu. Trước đây họ đi ăn xin gặp nhau rồi sống với nhau, chứ hiện không biết gốc tích, họ hàng ở đâu.
Bà con trong xóm bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ ông Sơn đi chữa trị tại Bệnh viện Điều dưỡng tâm thần ở Vĩnh Bảo để ông Sơn khỏi phải sống cảnh đọa đày. Còn cụ Nhạn, người dân trong xóm sẽ cưu mang, mỗi nhà hỗ trợ một chút là cụ có thể yên tâm sống hết phần đời còn lại.
Minh Khang
Bình luận