ĐBQH Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trao đổi với PV về việc UBND tỉnh Hải Dương vừa xin chủ trương đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung của tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
- Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn đang rất khó khăn thì một số địa phương, mà gần đây nhất là tỉnh Hải Dương lại đề xuất xây dựng khu hành chính tập trung hơn 2.000 tỷ đồng. Ông thấy sao về điều này?
Cái đó là không được vào thời điểm này. Nhưng dù sau này đất nước có khá giả lên rồi thì cũng không thể chấp nhận được, nhất là khi có Luật đầu tư công. Thậm chí kể cả khi đất nước "hoành tráng" thì cũng không thể xây dựng trụ sở công lên đến mấy ngàn tỷ được.
Cơ quan nhà nước có nghĩa là công bộc của dân, do vậy tiện nghi cũng vừa phải thôi, và chỉ cần đáp ứng yêu cầu làm việc thôi. Việc này tùy thuộc vào khả năng của đất nước, nhưng trong thời buổi hiện nay thì không thể chấp nhận được.
Đó là chúng ta chưa nói đến chuyện đầu tư dàn trải trong thời gian qua ở một số lĩnh vực, như chuyện các trường nghề đầu tư mấy chục tỷ ở một số tỉnh. Cái này Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phải xem xét lại, vì không có học sinh, không có đủ giáo viên, nghề đào tạo ra không có việc làm thì đạo tạo để làm gì?
- Trước đây có đại biểu trong thường vụ Quốc hội đã từng nói, trụ sở nhiều tỉnh mà cứ hoành tráng như cung điện. Ngoài Hải Dương, cũng không ít tỉnh đề xuất xây trụ sở hoành tráng. Liệu cái này có phải địa phương đang làm theo phong trào, hoặc đua nhau?
Cái này chính xác là hiệu ứng đô mi nô. Tức là ông này xin được, xây được thì ông khác cũng muốn có, chí ít không hơn cũng phải bằng như thế. Đó là tâm lý chứng tỏ đẳng cấp.
Tất nhiên bộ mặt của cơ quan công quyền phải xứng tầm của nó, nhưng nó phải phù hợp với điều kiện của đất nước và phải ý thức được rằng tiền đó là tiền của nhân dân. Trong khi đó đất nước đang phải gánh nợ, bây giờ tới 90 tỷ đô la rồi đấy. Trung bình mỗi người dân đang phải gánh 1.000 USD, như vậy là quá mức rồi.
Vì thế trong thời điểm hiện nay tất cả những cái đó phải dừng lại để tập trung ưu tiên sản xuất kinh doanh, đầu tư những dự án đem lại hiệu quả kinh tế nhanh, đem lại lợi ích cho đất nước, nâng cao đời sống cho nhân dân một cách thiết thực.
Như chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều nơi sử dụng tiền một cách lãng phí, không hiệu quả vì không có khảo sát, đánh giá đầy đủ nên khi thực hiện không được như mong muốn.
- Bên cạnh yếu tố đẳng cấp, địa phương khi đề xuất xây trụ sở như vậy thường đưa ra lý do là nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu hoạt động công. Theo ông những lý do kiểu như vậy có thực sự thuyết phục không?
Ai cũng có lý do hay cả, nhưng bây giờ phải siết chặt lại kỷ cương trong lĩnh vực này, nhất là những cơ quan thẩm định thiết kết, dự án, nguồn vốn… Cũng có trường hợp khi đề xuất ở mức độ vừa phải, nhưng khi khởi công xây dựng lại điều chỉnh thiết kế tăng tổng mức đầu tư, đó chính là bi kịch trong đầu tư công.
Nghĩa là một dự án với kinh phí nghìn tỷ như vậy càng không thể chấp nhận và buộc phải dừng lại, thưa ông?
Không thể chấp nhận được. Đối với một tỉnh xây trụ sở như thế là không có ý nghĩa. Tôi đã nói rồi, phải dừng!
Ngoài ra tôi cũng đề nghị trước hết phải xem xét trách nhiệm của người đề nghị dự án đó. Anh là cấp lãnh đạo ở một địa phương hay ở ngành nào đó phải xem đề nghị như vậy đã hợp lý chưa? Thứ hai nữa, phải nhấn mạnh tới vai trò của các cơ quan từ thẩm định đến thiết kế, dự toán kinh phí…cũng cần có trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
- Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn đang rất khó khăn thì một số địa phương, mà gần đây nhất là tỉnh Hải Dương lại đề xuất xây dựng khu hành chính tập trung hơn 2.000 tỷ đồng. Ông thấy sao về điều này?
Cơ quan nhà nước có nghĩa là công bộc của dân, do vậy tiện nghi cũng vừa phải thôi, và chỉ cần đáp ứng yêu cầu làm việc thôi. Việc này tùy thuộc vào khả năng của đất nước, nhưng trong thời buổi hiện nay thì không thể chấp nhận được.
Đó là chúng ta chưa nói đến chuyện đầu tư dàn trải trong thời gian qua ở một số lĩnh vực, như chuyện các trường nghề đầu tư mấy chục tỷ ở một số tỉnh. Cái này Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phải xem xét lại, vì không có học sinh, không có đủ giáo viên, nghề đào tạo ra không có việc làm thì đạo tạo để làm gì?
- Trước đây có đại biểu trong thường vụ Quốc hội đã từng nói, trụ sở nhiều tỉnh mà cứ hoành tráng như cung điện. Ngoài Hải Dương, cũng không ít tỉnh đề xuất xây trụ sở hoành tráng. Liệu cái này có phải địa phương đang làm theo phong trào, hoặc đua nhau?
Cái này chính xác là hiệu ứng đô mi nô. Tức là ông này xin được, xây được thì ông khác cũng muốn có, chí ít không hơn cũng phải bằng như thế. Đó là tâm lý chứng tỏ đẳng cấp.
Tất nhiên bộ mặt của cơ quan công quyền phải xứng tầm của nó, nhưng nó phải phù hợp với điều kiện của đất nước và phải ý thức được rằng tiền đó là tiền của nhân dân. Trong khi đó đất nước đang phải gánh nợ, bây giờ tới 90 tỷ đô la rồi đấy. Trung bình mỗi người dân đang phải gánh 1.000 USD, như vậy là quá mức rồi.
ĐBQH Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội |
Vì thế trong thời điểm hiện nay tất cả những cái đó phải dừng lại để tập trung ưu tiên sản xuất kinh doanh, đầu tư những dự án đem lại hiệu quả kinh tế nhanh, đem lại lợi ích cho đất nước, nâng cao đời sống cho nhân dân một cách thiết thực.
Như chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều nơi sử dụng tiền một cách lãng phí, không hiệu quả vì không có khảo sát, đánh giá đầy đủ nên khi thực hiện không được như mong muốn.
- Bên cạnh yếu tố đẳng cấp, địa phương khi đề xuất xây trụ sở như vậy thường đưa ra lý do là nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu hoạt động công. Theo ông những lý do kiểu như vậy có thực sự thuyết phục không?
Ai cũng có lý do hay cả, nhưng bây giờ phải siết chặt lại kỷ cương trong lĩnh vực này, nhất là những cơ quan thẩm định thiết kết, dự án, nguồn vốn… Cũng có trường hợp khi đề xuất ở mức độ vừa phải, nhưng khi khởi công xây dựng lại điều chỉnh thiết kế tăng tổng mức đầu tư, đó chính là bi kịch trong đầu tư công.
Nghĩa là một dự án với kinh phí nghìn tỷ như vậy càng không thể chấp nhận và buộc phải dừng lại, thưa ông?
Không thể chấp nhận được. Đối với một tỉnh xây trụ sở như thế là không có ý nghĩa. Tôi đã nói rồi, phải dừng!
Ngoài ra tôi cũng đề nghị trước hết phải xem xét trách nhiệm của người đề nghị dự án đó. Anh là cấp lãnh đạo ở một địa phương hay ở ngành nào đó phải xem đề nghị như vậy đã hợp lý chưa? Thứ hai nữa, phải nhấn mạnh tới vai trò của các cơ quan từ thẩm định đến thiết kế, dự toán kinh phí…cũng cần có trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Bình luận