(VTC News) – Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã giải đáp thắc mắc của các thí sinh, phụ huynh xung quanh việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2015.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã dành nhiều thời gian để trả lời những thắc mắc của thí sinh, phụ huynh về cách thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015 tại báo điện tử Dân trí sáng 14/8.
Nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh nộp hồ sơ sau khi biết điểm đã diễn ra cảnh túc trực từng ngày để theo dõi thứ tự của mình. “Cuộc đua nộp, rút hồ sơ như vậy theo cháu là đang gây ra 1 cuộc cạnh tranh mang tính ăn thua, giống như chứng khoán. Việc tuyển sinh như vậy dường như đang làm học sinh bị quay cuồng trong vấn đề chọn trường, dẫn đến tình trạng không đỗ trường này thì ta chuyển sang trường khác”, một thí sinh đặt vấn đề.
Trả lời băn khoăn của thí sinh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết rất chia sẻ với thí sinh về những băn khoăn trong việc xét tuyển vừa qua.
“Công tác tuyển sinh năm nay nhằm tạo cơ hội và cung cấp cho các cháu các kênh thông tin để có thêm căn cứ lựa chọn đăng ký xét tuyển nhằm giảm thiểu tình trạng người có điểm cao vẫn trượt đại học nhưng người có điểm thấp lại đỗ như những năm trước đây”, Bộ trưởng Luận lý giải.
Ông Luận cho rằng các thí sinh có thể không sử dụng các cơ hội hỗ trợ nói trên, chỉ đăng ký xét tuyển vào một trường và chờ công bố kết quả như những năm trước. Việc này vào quyền lựa chọn của thí sinh.
“Bộ khuyến khích thí sinh cân nhắc thông tin, tận dụng cơ hội để có quyết định phù hợp với nguyện vọng, đam mê của mình. Để tận dụng lợi thế đó, các cháu sẽ phải vất vả hơn”, Bộ trưởng Luận lưu ý.
Cũng có cùng những bức xúc này, nhiều phụ huynh phản ánh: “ngày nào tôi cũng cùng con phải canh điểm mà vẫn cứ lo đến mất ăn mất ngủ, trong khi con tôi điểm tương đối cao (23điểm) vẫn có nguy cơ trượt đại học mặc dù chỉ dám chọn trường ở tốp giữa. Trong khi năm ngoái các trường này chỉ cần 19-20 điểm”.
Trước những thắc mắc của phụ huynh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luân cho rằng mức điểm trúng tuyển hàng năm vào các trường có thay đổi phụ thuộc vào kết quả thi của các cháu đăng ký vào trường.
Năm nay, việc cung cấp thông tin xét tuyển của các trường công khai, cập nhật liên tục để học sinh, phụ huynh có thông tin và phán đoán được khả năng trúng tuyển để giữ nguyên hoặc thay đổi nguyện vọng đăng ký.
Việc này, phụ huynh và học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn và do vậy vất vả hơn năm trước.
“Nếu thí sinh không muốn vất vả thì vẫn có thể đăng ký xét tuyển như năm trước là nộp thẳng hồ sơ xét tuyển vào trường, không theo dõi thông tin nữa và chờ trường thông báo kết quả. Bộ Giáo dục muốn các cháu chủ động cập nhật thông tin và cân nhắc lựa chọn để có quyết định phù hợp cho bản thân mình”, Bộ trưởng Luận lý giải.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo mọi điều kiện tối đa cho các thí sinh, đồng thời để rộng cửa cho các thí sinh này có quyền quyết định sử dụng cơ hội đó hay không.
Những năm trước tuyển sinh, học sinh đăng ký nguyện vọng vào trường trước kỳ thi, khi chưa có thông tin về kết quả thi của mình cũng như tương quan của các học sinh khác nên việc đăng ký với tỷ lệ may rủi rất lớn.
Năm nay, học sinh đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm và Bộ đã công bố các số liệu điểm của các khối thi cùng với chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
Như vậy, các thí sinh có đầy đủ thông tin để cân nhắc lựa chọn, thay đổi nguyện vọng để vào được trường mình có khả năng đỗ.
Đây là một sự thay đổi lớn theo hướng tạo điều kiện cho các cháu chủ động tự cân nhắc quyết định trường mình lựa chọn.
“Việc làm này, thí sinh phải tự tìm hiểu và cập nhật thông tin từ các trường nên vất vả hơn nhưng ít rủi ro, cơ hội trúng tuyển cao hơn. Tránh trường hợp điểm cao mà trượt đại học.
Qua việc này cũng giúp các cháu nâng cao tính chủ động và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, làm cho các cháu trưởng thành hơn”, Bộ trưởng Luận giải thích thêm.
Để hỗ trợ học sinh trong cách xét tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các trường tổ chức nhiều buổi tư vấn tuyển sinh để các học sinh và phụ huynh nắm rõ hơn quy định của Bộ.
Phạm Thịnh (lược ghi)
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã dành nhiều thời gian để trả lời những thắc mắc của thí sinh, phụ huynh về cách thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015 tại báo điện tử Dân trí sáng 14/8.
Nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh nộp hồ sơ sau khi biết điểm đã diễn ra cảnh túc trực từng ngày để theo dõi thứ tự của mình. “Cuộc đua nộp, rút hồ sơ như vậy theo cháu là đang gây ra 1 cuộc cạnh tranh mang tính ăn thua, giống như chứng khoán. Việc tuyển sinh như vậy dường như đang làm học sinh bị quay cuồng trong vấn đề chọn trường, dẫn đến tình trạng không đỗ trường này thì ta chuyển sang trường khác”, một thí sinh đặt vấn đề.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Thủy lợi |
“Công tác tuyển sinh năm nay nhằm tạo cơ hội và cung cấp cho các cháu các kênh thông tin để có thêm căn cứ lựa chọn đăng ký xét tuyển nhằm giảm thiểu tình trạng người có điểm cao vẫn trượt đại học nhưng người có điểm thấp lại đỗ như những năm trước đây”, Bộ trưởng Luận lý giải.
Ông Luận cho rằng các thí sinh có thể không sử dụng các cơ hội hỗ trợ nói trên, chỉ đăng ký xét tuyển vào một trường và chờ công bố kết quả như những năm trước. Việc này vào quyền lựa chọn của thí sinh.
“Bộ khuyến khích thí sinh cân nhắc thông tin, tận dụng cơ hội để có quyết định phù hợp với nguyện vọng, đam mê của mình. Để tận dụng lợi thế đó, các cháu sẽ phải vất vả hơn”, Bộ trưởng Luận lưu ý.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận |
Trước những thắc mắc của phụ huynh, Bộ trưởng Phạm Vũ Luân cho rằng mức điểm trúng tuyển hàng năm vào các trường có thay đổi phụ thuộc vào kết quả thi của các cháu đăng ký vào trường.
Năm nay, việc cung cấp thông tin xét tuyển của các trường công khai, cập nhật liên tục để học sinh, phụ huynh có thông tin và phán đoán được khả năng trúng tuyển để giữ nguyên hoặc thay đổi nguyện vọng đăng ký.
Việc này, phụ huynh và học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn và do vậy vất vả hơn năm trước.
“Nếu thí sinh không muốn vất vả thì vẫn có thể đăng ký xét tuyển như năm trước là nộp thẳng hồ sơ xét tuyển vào trường, không theo dõi thông tin nữa và chờ trường thông báo kết quả. Bộ Giáo dục muốn các cháu chủ động cập nhật thông tin và cân nhắc lựa chọn để có quyết định phù hợp cho bản thân mình”, Bộ trưởng Luận lý giải.
Thí sinh đăng ký vào xét tuyển vào Đại học Nội vụ Hà Nội được sinh viên tình nguyện hỗ trợ nhiệt tình |
Những năm trước tuyển sinh, học sinh đăng ký nguyện vọng vào trường trước kỳ thi, khi chưa có thông tin về kết quả thi của mình cũng như tương quan của các học sinh khác nên việc đăng ký với tỷ lệ may rủi rất lớn.
Năm nay, học sinh đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm và Bộ đã công bố các số liệu điểm của các khối thi cùng với chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
Như vậy, các thí sinh có đầy đủ thông tin để cân nhắc lựa chọn, thay đổi nguyện vọng để vào được trường mình có khả năng đỗ.
Đây là một sự thay đổi lớn theo hướng tạo điều kiện cho các cháu chủ động tự cân nhắc quyết định trường mình lựa chọn.
“Việc làm này, thí sinh phải tự tìm hiểu và cập nhật thông tin từ các trường nên vất vả hơn nhưng ít rủi ro, cơ hội trúng tuyển cao hơn. Tránh trường hợp điểm cao mà trượt đại học.
Qua việc này cũng giúp các cháu nâng cao tính chủ động và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, làm cho các cháu trưởng thành hơn”, Bộ trưởng Luận giải thích thêm.
Để hỗ trợ học sinh trong cách xét tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các trường tổ chức nhiều buổi tư vấn tuyển sinh để các học sinh và phụ huynh nắm rõ hơn quy định của Bộ.
Phạm Thịnh (lược ghi)
Bình luận