(VTC News) – Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải có cái nhìn công tâm, khách quan khi đánh giá những điểm mới và hạn chế trong đợt xét tuyển đại học, cao đẳng đợt 1.
Dù đợt xét tuyển đại học, cao đẳng đợt 1 đã qua nhưng có lẽ ít ai quên được những hình ảnh “có một không hai” khi thí sinh và phụ huynh phải chầu chực ở trường đại học để rút, nộp hồ sơ. Thời gian xét tuyển quá dài khiến thí sinh và phụ huynh phải lo lắng, hồi hộp trong 20 ngày xét tuyển.
Ngay sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, chiều 21/8, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã thừa nhận đợt tuyển sinh vừa qua đã bộc lộ những bất cập.
Việc để thí sinh đăng ký tới 4 ngành trong một trường, được thay đổi nguyện vọng trong 20 ngày là không hợp lý, tạo ra sự căng thẳng cho thí sinh, phụ huynh.
Báo cáo cho thấy, có gần 43.000 thí sinh cả nước đã thay đổi nguyện vọng, tập trung ở khoảng 30 trường đại học. Nhiều người phải đi lại, chờ trực tại các trường đại học gây nên sự tốn kém, phiền hà.
Ngay sau đó, nhiều chuyên gia giáo dục đã đánh giá rất cao việc người đứng đầu ngành Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dám nhìn thẳng vào thực tế và nhận trách nhiệm.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng dư luận xã hội cần phải có cái nhìn công tâm, khách quan khi đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia 2015 và đợt xét tuyển nguyện vọng 1.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng kỳ thi và đợt xét tuyển vừa qua rõ ràng đã có nhiều cải tiến, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để kiểm soát. Mục đích, ý định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi muốn tăng cơ hội cho thí sinh là rất tốt, nhưng cách làm thì còn nhiều hạn chế.
TS Tùng Lâm cũng phân tích do các trường đại học top trên để mức điểm nhận hồ sơ thấp nên học sinh có tâm lý sẽ chạy đua vào để nộp.
Bên cạnh đó, phụ huynh lại càng có tâm lý muốn con vào trường đại học danh giá nên càng ra sức chạy cùng con. Vì thế, cuộc chạy đua này chỉ diễn ra ở những trường “tốp” trên.
Ngoài ra, phần lớn học sinh chưa có ý thức định hướng rõ về nghề nghiệp của mình. Học sinh cũng chưa lượng được sức học và điểm số phù hợp với những trường nào.
Cũng có cùng quan điểm này, bà Lâm Phương Thanh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban vừa có điều tra nhanh về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Đa số dư luận xã hội đánh giá cao kỳ thi THPT quốc gia 2015 cơ bản đã đạt được 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ huynh và học sinh.
“Đây là cố gắng lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện chủ trương đổi mới về giáo dục để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương. Bước đầu thì thực hiện rất tốt nhưng việc sử dụng kết quả trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chưa được tốt”, bà Lâm Phương Thanh nhận định.
Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lắng nghe các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các trường, học sinh, phụ huynh, để việc xét tuyển đợt 2 làm tốt hơn và đặc biệt cần làm tốt hơn trong những năm sau.
Một chuyên gia giáo dục khi trao đổi với VTC News cho rằng dư luận cần phải hiểu rõ việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015 là chủ trương đúng của Chính phủ. Kết quả của kỳ thi THPT quốc gia 2015 được dư luận đánh giá cao bởi tính khách quan trung thực. Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã được tổ chức tiết kiệm, giảm gánh nặng tâm lý cho hàng triệu thí sinh và phụ huynh.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng chỉ là khâu kỹ thuật và không ảnh hưởng đến chất lượng của kỳ thi.
Trước những ý kiến bình luận về khó khăn trong việc xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015, trao đổi với VTC News, TS Nguyễn Vũ Thắng, Phó trưởng Phòng Đào tạo ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết bên cạnh một số điểm hạn chế thì việc đổi mới tạo nhiều điều kiện hơn cho các thí sinh có thể lựa chọn được ngành nghề đúng như mong muốn.
“Năm ngoái có nhiều em thích Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng không dám thi vào. Nhưng năm nay các em được quyền lựa chọn sau khi đã biết điểm”, TS Thắng nói.
Bên cạnh đó, việc đổi mới tuyển sinh cũng khiến nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm, tìm hiểu cụ thể về ngành nghề để lựa chọn đăng ký vào trường.
“ Đây là năm đầu tiên nên có thể mọi người còn cảm thấy mệt mỏi, chưa quen nhưng tôi nghĩ sau 1 năm thì tâm lý các thí sinh cũng ổn định hơn. Tôi cho rằng năm sau có thể điều chỉnh một số bất cập để việc xét tuyển dễ dàng hơn”, TS Thắng chia sẻ.
Bên cạnh đó, TS Thắng cũng đề xuất thời gian xét tuyển nên rút ngắn trong khoảng 10 ngày và có thể áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong xét tuyển để giúp thí sinh thuận lợi trong việc đăng ký.
Nếu có sự chuẩn bị tốt cho năm sau, khi hạ tầng công nghệ thông tin được chuẩn bị kỹ lưỡng thì thí sinh có đăng ký xét tuyển ở nhà, chỉ cần có mạng internet.
Ngày 23/8, trên trang Facebook cá nhân, GS Ngô Bảo Châu cũng nhận định: “Tôi nghĩ rằng cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan và về sự thành công hay thất bại của kỳ thi quốc gia năm nay cũng như quá trình tuyển sinh.
Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan đến triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút (hay nộp) hồ sơ cho con”.
Về phía dư luận, GS Ngô Bảo Châu cho rằng trước khi phê bình chính quyền cũng nên đặt mình vào ví trí của họ xem mình thực sự có thể làm tốt hơn hay không.
“ Khi phê bình những gì chính quyền làm chưa tốt, cũng nên ghi nhận những gì họ làm tốt, hoặc làm tốt hơn trước”, ông Châu nêu quan điểm.
Trao đổi với báo chí ngày 24/8, GS Ngô Bảo Châu đề xuất: “Chắc chắn những năm tới, Bộ Giáo dục sẽ phải cải tiến nền tảng công nghệ, phương án kỹ thuật xét tuyển nếu tiếp tục duy trì việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia cho việc tuyển sinh đại học”.
Bên cạnh đó, GS Ngô Bảo Châu cũng nhắn nhủ mỗi bạn trẻ hoàn toàn có thể có một cuộc sống, công việc có ý nghĩa, đem lại cho bạn niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình, có ích cho xã hội mà không nhất thiết phải có bằng đại học.
Xã hội cũng không nhất thiết tất cả mọi người đều phải vào đại học và phải có bằng đại học.
Minh Đức
Dù đợt xét tuyển đại học, cao đẳng đợt 1 đã qua nhưng có lẽ ít ai quên được những hình ảnh “có một không hai” khi thí sinh và phụ huynh phải chầu chực ở trường đại học để rút, nộp hồ sơ. Thời gian xét tuyển quá dài khiến thí sinh và phụ huynh phải lo lắng, hồi hộp trong 20 ngày xét tuyển.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Thủy lợi |
Việc để thí sinh đăng ký tới 4 ngành trong một trường, được thay đổi nguyện vọng trong 20 ngày là không hợp lý, tạo ra sự căng thẳng cho thí sinh, phụ huynh.
Báo cáo cho thấy, có gần 43.000 thí sinh cả nước đã thay đổi nguyện vọng, tập trung ở khoảng 30 trường đại học. Nhiều người phải đi lại, chờ trực tại các trường đại học gây nên sự tốn kém, phiền hà.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận trách nhiệm sau những sự cố xét tuyển trong thời gian vừa qua |
Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng dư luận xã hội cần phải có cái nhìn công tâm, khách quan khi đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia 2015 và đợt xét tuyển nguyện vọng 1.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng kỳ thi và đợt xét tuyển vừa qua rõ ràng đã có nhiều cải tiến, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để kiểm soát. Mục đích, ý định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi muốn tăng cơ hội cho thí sinh là rất tốt, nhưng cách làm thì còn nhiều hạn chế.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng cần có cái nhìn khách quan về những điểm đổi mới trong trong kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng đợt 1 |
Bên cạnh đó, phụ huynh lại càng có tâm lý muốn con vào trường đại học danh giá nên càng ra sức chạy cùng con. Vì thế, cuộc chạy đua này chỉ diễn ra ở những trường “tốp” trên.
Ngoài ra, phần lớn học sinh chưa có ý thức định hướng rõ về nghề nghiệp của mình. Học sinh cũng chưa lượng được sức học và điểm số phù hợp với những trường nào.
Cũng có cùng quan điểm này, bà Lâm Phương Thanh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban vừa có điều tra nhanh về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Đa số dư luận xã hội đánh giá cao kỳ thi THPT quốc gia 2015 cơ bản đã đạt được 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ huynh và học sinh.
“Đây là cố gắng lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện chủ trương đổi mới về giáo dục để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương. Bước đầu thì thực hiện rất tốt nhưng việc sử dụng kết quả trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chưa được tốt”, bà Lâm Phương Thanh nhận định.
Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lắng nghe các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các trường, học sinh, phụ huynh, để việc xét tuyển đợt 2 làm tốt hơn và đặc biệt cần làm tốt hơn trong những năm sau.
Một chuyên gia giáo dục khi trao đổi với VTC News cho rằng dư luận cần phải hiểu rõ việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015 là chủ trương đúng của Chính phủ. Kết quả của kỳ thi THPT quốc gia 2015 được dư luận đánh giá cao bởi tính khách quan trung thực. Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã được tổ chức tiết kiệm, giảm gánh nặng tâm lý cho hàng triệu thí sinh và phụ huynh.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng chỉ là khâu kỹ thuật và không ảnh hưởng đến chất lượng của kỳ thi.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần có cái nhìn công tâm, khách quan khi đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia 2015 và đợt xét tuyển nguyện vọng 1 năm 2015 |
Trước những ý kiến bình luận về khó khăn trong việc xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015, trao đổi với VTC News, TS Nguyễn Vũ Thắng, Phó trưởng Phòng Đào tạo ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết bên cạnh một số điểm hạn chế thì việc đổi mới tạo nhiều điều kiện hơn cho các thí sinh có thể lựa chọn được ngành nghề đúng như mong muốn.
“Năm ngoái có nhiều em thích Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng không dám thi vào. Nhưng năm nay các em được quyền lựa chọn sau khi đã biết điểm”, TS Thắng nói.
Bên cạnh đó, việc đổi mới tuyển sinh cũng khiến nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm, tìm hiểu cụ thể về ngành nghề để lựa chọn đăng ký vào trường.
“ Đây là năm đầu tiên nên có thể mọi người còn cảm thấy mệt mỏi, chưa quen nhưng tôi nghĩ sau 1 năm thì tâm lý các thí sinh cũng ổn định hơn. Tôi cho rằng năm sau có thể điều chỉnh một số bất cập để việc xét tuyển dễ dàng hơn”, TS Thắng chia sẻ.
Bên cạnh đó, TS Thắng cũng đề xuất thời gian xét tuyển nên rút ngắn trong khoảng 10 ngày và có thể áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong xét tuyển để giúp thí sinh thuận lợi trong việc đăng ký.
Nếu có sự chuẩn bị tốt cho năm sau, khi hạ tầng công nghệ thông tin được chuẩn bị kỹ lưỡng thì thí sinh có đăng ký xét tuyển ở nhà, chỉ cần có mạng internet.
GS Ngô Bảo Châu cho rằng cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan và về sự thành công hay thất bại của kỳ thi quốc gia năm nay cũng như quá trình tuyển sinh |
Ngày 23/8, trên trang Facebook cá nhân, GS Ngô Bảo Châu cũng nhận định: “Tôi nghĩ rằng cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan và về sự thành công hay thất bại của kỳ thi quốc gia năm nay cũng như quá trình tuyển sinh.
Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan đến triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút (hay nộp) hồ sơ cho con”.
Về phía dư luận, GS Ngô Bảo Châu cho rằng trước khi phê bình chính quyền cũng nên đặt mình vào ví trí của họ xem mình thực sự có thể làm tốt hơn hay không.
“ Khi phê bình những gì chính quyền làm chưa tốt, cũng nên ghi nhận những gì họ làm tốt, hoặc làm tốt hơn trước”, ông Châu nêu quan điểm.
Trao đổi với báo chí ngày 24/8, GS Ngô Bảo Châu đề xuất: “Chắc chắn những năm tới, Bộ Giáo dục sẽ phải cải tiến nền tảng công nghệ, phương án kỹ thuật xét tuyển nếu tiếp tục duy trì việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia cho việc tuyển sinh đại học”.
Bên cạnh đó, GS Ngô Bảo Châu cũng nhắn nhủ mỗi bạn trẻ hoàn toàn có thể có một cuộc sống, công việc có ý nghĩa, đem lại cho bạn niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình, có ích cho xã hội mà không nhất thiết phải có bằng đại học.
Xã hội cũng không nhất thiết tất cả mọi người đều phải vào đại học và phải có bằng đại học.
Minh Đức
Bình luận