(VTC News) - 2 cán bộ xã bị bắt vì đã lập hồ sơ, chứng từ giả để hợp thức hóa số tiền gần 200 triệu đồng hỗ trợ người nghèo xây nhà vệ sinh.
"Xén" tiền hỗ trợ xây nhà vệ sinh hộ nghèoVừa qua, một số người dân xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp - Nghệ An) gửi đơn đến cơ chức năng tố cáo về một số sai phạm của ông Sầm Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Châu Lộc.
Từ những tố cáo trên, Công an huyện Quỳ Hợp đã vào cuộc điều tra và có kết quả, từ năm 2010 đến năm 2012, ông Sầm Văn Cường với cương vị là chủ tịch xã, được Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp giao nhiệm vụ cấp phát tiền cho các hộ nghèo xây dựng nhà ở.
Nhưng ông Cường đã chỉ đạo cấp dưới cấp phát không đúng định mức, không đúng đối tượng. Số tiền 120.800.000 đồng không đến tay người dân như quyết định phê duyệt của huyện.
Từ những tố cáo trên, Công an huyện Quỳ Hợp đã vào cuộc điều tra và có kết quả, từ năm 2010 đến năm 2012, ông Sầm Văn Cường với cương vị là chủ tịch xã, được Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp giao nhiệm vụ cấp phát tiền cho các hộ nghèo xây dựng nhà ở.
Nhưng ông Cường đã chỉ đạo cấp dưới cấp phát không đúng định mức, không đúng đối tượng. Số tiền 120.800.000 đồng không đến tay người dân như quyết định phê duyệt của huyện.
UBND xã Châu Lộc (Quỳ Hợp), nơi xảy ra các sai phạm |
Không những thế, với hạng mục hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường (tạm gọi là xây dựng nhà vệ sinh) nằm trong Quyết định 112/2007 về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.
Theo Thông tư hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, đối với đối tượng là hộ nghèo chưa có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh tạm bợ được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ.
Xã Châu Lộc có 223 hộ thuộc trong diện được hỗ trợ, tương đương số tiền 223.000.000 đồng nhưng chỉ 144 hộ được nhận tiền. Ông Cường chỉ đạo Sầm Văn Hiền - Kế toán trưởng xã và Trương Thị Thúy - Thủ quỹ xã, lập hồ sơ khống 78 hộ còn lại để giữ lại 78 triệu đồng.
Như vậy cả hai đợt, số tiền 198.800.000 đồng không đến được tay người dân nhưng hồ sơ sổ sách vẫn khớp. Lý giải cho việc này, ông Cường viện lý do xã còn nghèo, đời sống cán bộ xã còn khó khăn, lấy số tiền trên chi vào việc giải quyết một số công việc của UBND xã và "bồi dưỡng" thêm cho cán bộ UBND xã.
Theo Thông tư hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, đối với đối tượng là hộ nghèo chưa có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh tạm bợ được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ.
Xã Châu Lộc có 223 hộ thuộc trong diện được hỗ trợ, tương đương số tiền 223.000.000 đồng nhưng chỉ 144 hộ được nhận tiền. Ông Cường chỉ đạo Sầm Văn Hiền - Kế toán trưởng xã và Trương Thị Thúy - Thủ quỹ xã, lập hồ sơ khống 78 hộ còn lại để giữ lại 78 triệu đồng.
Như vậy cả hai đợt, số tiền 198.800.000 đồng không đến được tay người dân nhưng hồ sơ sổ sách vẫn khớp. Lý giải cho việc này, ông Cường viện lý do xã còn nghèo, đời sống cán bộ xã còn khó khăn, lấy số tiền trên chi vào việc giải quyết một số công việc của UBND xã và "bồi dưỡng" thêm cho cán bộ UBND xã.
Quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Sầm Văn Cường |
Lộ tẩy chủ tịch xã "mượn" bằng cấp 3
Cũng liên quan đến đơn thư tố cáo, nội dung tố chủ tịch xã Sầm Văn Cường không có bằng cấp 3. Cơ quan điều tra kiểm tra các hồ sơ về chủ tịch Sầm Văn Cường thì phát hiện nhiều điểm mâu thuẫn, ngày kết nạp Đảng 5/12/1995 với họ tên Sầm Hồng Cường nhưng ở quyết định chính thức ngày 18/6/1995 lại có tên Sầm Văn Cường. Đây cũng là tên mà trên chứng minh thư nhân dân của ông Cường đang sử dụng hiện nay.
Kiểm tra hồ sơ lưu tại Sở GD&ĐT Nghệ An, năm 1984, danh sách tốt nghiệp Bổ túc văn hóa cấp 3 không có ai tên là Sầm Văn Cường mà chỉ có tên Sầm Văn Tường, đã được sửa chữa thành Sầm Văn Cường. Như vậy đơn thư tố chủ tịch xã chưa tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 là đúng sự thật.
Cũng liên quan đến đơn thư tố cáo, nội dung tố chủ tịch xã Sầm Văn Cường không có bằng cấp 3. Cơ quan điều tra kiểm tra các hồ sơ về chủ tịch Sầm Văn Cường thì phát hiện nhiều điểm mâu thuẫn, ngày kết nạp Đảng 5/12/1995 với họ tên Sầm Hồng Cường nhưng ở quyết định chính thức ngày 18/6/1995 lại có tên Sầm Văn Cường. Đây cũng là tên mà trên chứng minh thư nhân dân của ông Cường đang sử dụng hiện nay.
Kiểm tra hồ sơ lưu tại Sở GD&ĐT Nghệ An, năm 1984, danh sách tốt nghiệp Bổ túc văn hóa cấp 3 không có ai tên là Sầm Văn Cường mà chỉ có tên Sầm Văn Tường, đã được sửa chữa thành Sầm Văn Cường. Như vậy đơn thư tố chủ tịch xã chưa tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 là đúng sự thật.
Chủ tịch Sầm Văn Cường trong buổi làm việc với phóng viên |
Từ những phát hiện sai phạm ban đầu, ông Phan Đình Đạt - Phó Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp đã ra Quyết định số 911-QĐ/HU về việc đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Sầm Văn Cường. Thời gian tạm đình chỉ từ 3/10/2014 cho đến khi kết thúc điều tra.
Về phía cơ quan điều tra, cơ quan này đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Sầm Văn Hiền (SN 1971 - Trú tại bản Khục, xã Châu Lộc; Kế toán UBND xã Châu Lộc) và Trương Thị Thúy (SN 1981 - Trú tại xóm Tân Tiến, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp; Thủ quỹ UBND xã Châu Lộc).
Về phía cơ quan điều tra, cơ quan này đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Sầm Văn Hiền (SN 1971 - Trú tại bản Khục, xã Châu Lộc; Kế toán UBND xã Châu Lộc) và Trương Thị Thúy (SN 1981 - Trú tại xóm Tân Tiến, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp; Thủ quỹ UBND xã Châu Lộc).
» Băng qua đường sắt, xe tải bị tàu hỏa kéo lê 100m
» Ô sin bỏ thuốc ngủ đầu độc gia chủ
» Va chạm với taxi, sỹ quan quân đội tử vong
Hồng Thắng - Giang Nam
Bình luận