(VTC News) - Luật biểu tình sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9 và dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.
Chiều 30/5, có 85,14% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014.
Chiều 30/5, có 85,14% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014.
Luật biểu tình dự kiến sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII (tháng 10/2015) |
Theo nghị quyết, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII (tháng 5/2015), Quốc hội sẽ cho ý kiến về 15 dự án luật, bao gồm: Bộ luật dân sự (sửa đổi) (lần 2; Bộ luật hình sự (sửa đổi); Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi); Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật tố tụng hành chính (sửa đổi); Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật trưng cầu ý dân; Luật biểu tình; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sư; Luật tạm giữ, tạm giam; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kế toán; Luật thống kê (sửa đổi); Luật an toàn thông tin; Luật phí, lệ phí; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hàng hải Việt Nam.
Trước đó, qua thảo luận, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm đưa Luật Biểu tình vào chương trình làm việc của Quốc hội.
Theo báo cáo Tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, có 19 ý kiến (ở 11 Tổ) đề nghị đưa Luật biểu tình vào chương trình.
Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị có thể cho ý kiến về dự án Luật Biểu tình ngay tại kỳ họp thứ 8, thông qua tại kỳ họp thứ 9.
Sau khi các dự án luật trên được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 đến kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015) Quốc hội khóa XIII sẽ cho ý kiến lần cuối và biểu quyết thông qua.
Phạm Thịnh
Trước đó, qua thảo luận, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm đưa Luật Biểu tình vào chương trình làm việc của Quốc hội.
Theo báo cáo Tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, có 19 ý kiến (ở 11 Tổ) đề nghị đưa Luật biểu tình vào chương trình.
Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị có thể cho ý kiến về dự án Luật Biểu tình ngay tại kỳ họp thứ 8, thông qua tại kỳ họp thứ 9.
Sau khi các dự án luật trên được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 đến kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015) Quốc hội khóa XIII sẽ cho ý kiến lần cuối và biểu quyết thông qua.
Phạm Thịnh
Bình luận