Liên quan đến đề xuất của Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu và lưu hành loại xe 3-4 bánh (xe túc túc), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Viện phó Viện Quản lý và Quy hoạch Giao thông Vận tải.Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Viện phó Viện Quản lý và Quy hoạch Giao thông Vận tải
Xe túc túc là loại phương tiện như thế nào và đặc điểm của nó trong việc tham gia giao thông là gì, thưa ông?
Xe túc túc giống như xe thương binh chúng ta vẫn thường gặp và giống với cả xe lam - loại xe từng lưu hành trước đây. Loại xe này, lớn có thể chở khoảng chục người, bé được 3-4 người. Đầu lái là của xe máy.
Xe khoảng 250 phân khối, chở 4-6 người. Xe túc túc thường được biết đến là động cơ 2 kỳ nên xả khói nhiều rất có hại với môi trường. Về mặt lý luận, xe túc túc hiệu quả hơn xe máy.
Tại TP.HCM, xe lam có lịch sử rất lâu dài. Trong giai đoạn trước năm 2000, Hà Nội có lượng lớn xe lam. Tuy nhiên sau đó một số người đã chuyển sang xe tải nhỏ. Có lẽ là bởi sự xuất hiện của xe buýt chính quy. Rồi xe lam biến mất.
Ở một số nước như Thái Lan, Ấn Độ, Băng La Đét, số lượng xe túc túc tham gia giao thông rất lớn. Tuy nhiên ở Thái Lan, theo tôi biết, nhiều tuyến đường cấm xe túc túc. Loại xe này cũng không phải là giải pháp cuối cùng để tránh tắc đường ở Thái Lan mà xe ôm mới là cứu cánh.
Phải khẳng định xe túc túckhông thể có năng lực vận tải lớn, chỉ chở được ít người.
Hiệp hội vận tải Hà Nội vừa có đề xuất về việc sử dụng xe túc túc. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?
Đây là một ý tưởng, một sự chủ động trong việc tham gia góp ý xây dựng chính sách của một hiệp hội nghề nghiệp. Thời gian qua, Hiệp hội vận tải Hà Nội đã có rất nhiều nỗ lực tham gia ý kiên xây dựng cũng như phản biện tích cực những dự thảo chính sách giao thông đô thị.
Hiệp hội là đại diện cho những người kinh doanh vận tải. Có thể khẳng định, sử dụng xe túc túc cũng là một hướng kinh doanh.
Tuy nhiên cần khẳng định, đây không phải là ý tưởng mới. Cách đây khoảng 1 năm, UBND TP. Hà Nội đã chủ trương giao nhiệm vụ cho Sở GTVT HN và Tổng công ty Vận tải HN nghiên cứu tổ chức khai thác các loại xe vận tải hành khách công cộng có sức chở dưới 12 chỗ.
Sau khi nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm hiện nay, nếu chúng ta đưa loại hình dưới 12 chỗ này hoạt động thành tuyến, trong những khu vực theo quy định nói trên, thì hiệu quả không cao.
Định hướng 2015 - 2020, hầu hết các cụm dân cư quan trọng ở các xã tại Hà Nội đều có thể đi xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ đến điểm dừng xe buýt. Những nhà nghiên cứu nhận thấy nếu tổ chức vận tải công cộng liên xã như vậy chưa đảm bảo nhu cầu kinh doanh.
Hiện có quy định nào về luật giao thông đường bộ dành cho xe túc túc không, thưa ông? Nếu có chủ trương đưd túc túc vào vận tải công cộng, chúng ta lại phải sửa đổi quy định. Nếu không nó sẽ chỉ là loại hình vận tải dân gian, chỉ như là xe ôm mà thôi. Chỉ mang tính tự phát. TS. Khuất Việt Hùng
Trong nghị định 91 không có quy định về loại xe này. Hiện trong quy định của pháp luật về vận tải hành khách đường bộ chưa có quy định nào dành cho xe túc túc.
Nếu có chủ trương đưa túc túc vào vận tải công cộng, chúng ta lại phải sửa đổi quy định. Nếu không nó sẽ chỉ là loại hình vận tải dân gian, chỉ như là xe ôm mà thôi. Chỉ mang tính tự phát.
Theo ông, việc cho xe túc túc hoạt động liệu có mang lại hiệu quả?
Túc túc hay xe lam đều có thể đã được hình thành như một loại vận tải dân gian ở các vùng nông thôn nếu thực sự có nhu cầu. Xe ôm cũng hình thành tự phát.
Hiện tầm với của quản lý Nhà nước về vận tải chưa thể đến những tuyến liên xã, hay liên thôn trong một xã. Cho nên nếu người dân có nhu cầu xe túc túc thì nó đã tự hình thành.
Một người lái xe ôm có thể bỏ thêm dăm bảy triệu, hoặc bán cả xe để sắm một phương tiện chở 3-4 người nếu có nhu cầu. Nhưng đến thời điểm này, nhu cầu sử dụng loại xe này có thể là chưa nhiều nên chưa ai kinh doanh. Nếu có thị trường, chắc chắn loại xe này đã hình thành. Và chắc chắn nhà nước đã phải quan tâm giải quyết.
Để phục hổi một loại hình vận tải dân gian, chúng ta phải đưa về những nơi thực sự có nhu cầu. Để tổ chức vận tải thành một loại hình dịch vụ thì nhu cầu phải thường xuyên. Ví dụ vài ba chục phút phải chạy một chuyến. Nếu chờ cả ngày không có chuyến nào thì cũng không nên.
Theo ông, có nên sử dụng xe túc túc trong nội thành?
Việc dùng xe túc túc là phương tiện vận tải trong đô thị thì không phù hợp.
Hiện nay trong nội thành, độ phủ của mạng lưới xe buýt khá tốt, và khá dày. Nên chúng ta không cần những tuyến kết nối của xe túc túc. Số loại phương tiện trên đường phố Hà Nội đã rất nhiều: xe đạp, xe máy, ô tô con, xe buýt, bán tải.... Nếu thêm một loại nữa, giao thông càng phức tạp.
Còn phải xem xét xe túc túc có được dừng đỗ đón trả khách tại các điểm dừng xe buýt hay không? Hiện nay, vào giờ cao điểm, tại trạm dừng, hầu như vài ba phút là có một chuyến xe buýt. Nếu loại xe này chen vào giữa, liệu có gây khó khăn cho vận tải xe buýt hay không?
Vậy đề xuất về xe túc túc liệu có khả thi?
Theo tôi biết, ở Thái Lan, Án Độ, Băng La đét..., xe túc túc chạy vào trong đô thị gần như không được kiểm soát. Và thực tế, Thái Lan cũng là nước ùn tắc giao thông nặng nề.
Ở Việt Nam, chúng ta cần có một nghiên cứu nghiêm túc, số lượng xe trong từng khu vực, kiểm soát được phương tiện. Nếu chỉ vận tải ở khu vực nông thôn, các tuyến đường liên thôn, liên xã thì đây là đề xuất chúng ta có thể xem xét.
Chúng ta phải có quy định chặt chẽ về khu vực hoạt động, giới hạn hoạt động. Loại xe này nên chỉ được phép làm phương tiện hỗ trợ, cấp khách cho những phương tiện vận tải công cộng lớn.
Hy vọng UBND TP. Hà Nội, Bộ GTVT sẽ có những phản hồi xứng đáng. Trong trường hợp các hiệp hội có những nghiên cứu chứng minh rằng nhân dân thực sự đang có nhu cầu, chắc chắn UBND TP. Hà Nội và Bộ GTVT sẽ tiếp thu, xem xét.
Xin cảm ơn ông!
Theo Khampha
Xe túc túc giống xe thương binh, xe lam ở Việt Nam
Chuyên gia khẳng định loại xe túc túc được đề xuất nhập về Việt Nam không khác gì xe thương binh hay xe lam đã từng được lưu hành trước đây.
Xe túc túc lưu hành tại Hà Nội liệu có đem lại hiệu quả? Người dân có nhu cầu sử dụng loại xe này?
Bình luận