Sau IPO, liệu một thương hiệu Việt lâu đời và thân thuộc trong lòng người Việt như xe đạp Thống Nhất liệu còn có thể trụ vững giữa bao nhiêu "đại gia" ngoại?
Nghĩ đến xe đạp Thống Nhất – nghĩ đến kỷ niệm thời bao cấp
Công ty TNHH MTV Thống Nhất tiền thân là nhà máy xe đạp Thống Nhất, được thành lập ngày 30/6/1960. Đến tháng 9/1993, Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất chuyển thành Công ty Xe máy xe đạp Thống Nhất. Tháng 10/2004, Công ty xe đạp Viha và Công ty Xe đạp xe máy Đống Đa sáp nhập vào Công ty Xe máy xe đạp Thống Nhất.
Đến tháng 11/2005, Công ty chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước MTV Thống Nhất. Tới tháng 1/2012, Công ty chuyển thành Công ty TNHH MTC Thống Nhất và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cho đến nay.
Ở miền Bắc thời kỳ bao cấp, xe đạp là một tài sản cực kỳ lớn. Thời kỳ đó, xe đạp bắt buộc phải có số khung và thẻ đăng ký, luôn mang theo như giấy đăng ký xe máy thời điểm hiện nay. Thương hiệu Xe đạp Thống Nhất là niềm mơ ước của nhiều người, thậm chí còn là niềm tự hào của người Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước.
Những chiếc xe đạp Thống Nhất là những nhân chứng đồng hành cùng người Việt chứng kiến đất nước thống nhất và cải cách mở cửa, chuyển đổi mô hình kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Được biết, xe đạp Thống Nhất thời kỳ đó chất lượng không thua kém các xe nhập khẩu từ Pháp, giá trị có khi lên tới nửa cây vàng lúc bấy giờ.
Đến nay, Thống Nhất đã mở rộng sản xuất thêm sản phẩm nội ngoại thất và các sản phẩm cơ kim khí khác. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu của công ty vẫn là sản xuất kinh doanh các loại xe đạp như xe đạp trẻ em, xe đạp học sinh, xe đạp thể thao, xe đạp điện.
Giấc mơ thị phần mong manh
Cuối năm 2015, chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Hữu Sơn – Phó chủ tịch Hiệp hội Ô tô, Xe máy, Xe đạp Việt Nam đồng thời là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất cũng thừa nhận rằng hiện Thống Nhất không còn nhiều lợi thế tại thị trường Việt Nam, thậm chí công ty còn phải phân phối thêm các thương hiệu xe đạp nổi tiếng nước ngoài để tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Thống Nhất cũng thừa nhận, mặc dù là một trong những đơn vị có thương hiệu lâu đời, song tới nay, thương hiệu này so với hàng ngoại vẫn có khoảng cách lớn.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này được cho là do tâm lý người tiêu dùng sính ngoại khiến các nhà sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh, một sản phẩm xe trong nước để tên tiếng Việt ít khi được người mua quan tâm, chính vì thế nhà sản xuất phải đặt tên nước ngoài. Cùng với đó, hiện tượng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường không được kiểm soát cũng là một thách thức trong việc giữ uy tín sản phẩm.
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, xe đạp, xe đạp điện xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan chiếm tới 50% thị phần với kiểu dáng, màu sắc đa dạng. Các thương hiệu xe đạp như Giant, Merida, Wiel, Peugeot, Missile, HK Bike, Newway, Momemtum… cũng bắt đầu có mặt tại thị trường Việt Nam.
Ở phân khúc người có thu nhập cao, hiện có mốt chơi xe với các dòng cao cấp, nhập khẩu nguyên chiếc từ Mỹ (Trek), Pháp (Specialized S), Đức (Mecedes Benz), Nhật Bản, Đài Loan… Các chuyên gia trong ngành cho rằng trong thời gian còn có thêm nhiều thương hiệu xe đạp nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, thậm chí sẽ có một vài dự án lớn đầu tư xây dựng thương hiệu, mạng lưới phân phối lớn tại Việt Nam.
Xe ngoại nhập khẩu chủ yếu là dòng xe thể thao cùng với các linh kiện, phụ kiện, đồ chơi xe đạp và các thiết bị đi kèm với giá thành cao.
Đây cũng là thách thức mà Thống Nhất phải đối mặt để cạnh tranh trong cuộc đua khốc liệt với các hãng xe có tiếng nước ngoài.
Cậy nhờ quỹ đất?
Ngày 03/06 tới đây, Công ty TNHH Một thành viên Thống Nhất sẽ tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng với số lượng cổ phần hơn 3 triệu đơn vị (tương ứng 12,81% vốn cổ phần). Không bao gồm giá trị nhà máy VIHA (cổ phần hóa thành CTCP VIHA Thống Nhất), giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp lâu đời này là 236 tỷ đồng, và giá đấu khởi điểm chỉ 10.000 đồng.
Theo phương án cổ phần hóa, với vốn điều lệ 237 tỷ đồng tương đương 23,7 triệu cổ phần, dự kiến nhà nước nắm giữ 45% (10,7 triệu cp) vốn cổ phần của Thống Nhất, cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, nhân viên là 120.000 (0,5%), đấu giá công khai hơn 3 triệu cp (12,81%) và bán cho cổ đông chiến lược 9,9 triệu cp (41,69%).
Đáng chú ý, Thống Nhất đang quản lý, sử dụng 6 lô đất với tổng diện tích 29.891,8m2 bao gồm lô 800m2 tại số 10B Tràng Thi làm trụ sở văn phòng làm việc, 454m2 tại số 4 ngõ 260 Cầu Giấy đang chờ quy hoạch của thành phố để thực hiện dự án đầu tư. (Chi tiết quỹ đất của Thống Nhất)
Cùng với đó là 330 m2 tại số 10 Tràng Thi đang thực hiện dự án Tòa nhà văn phòng, dịch vụ thương mại và 441m2 tại số 198B Tây Sơn hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình xây dựng văn phòng giao dịch và cho thuê.
Ngoài ra, Thống Nhất còn liên doanh với công ty TNHH phát triển Bắc Việt, góp 30% vốn thành lập Công ty TNHH Thống Nhất – Bắc Việt để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000 m2 tại số 82 Nguyễn Tuân.
Sau cổ phần hóa, công ty sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng các địa điểm này. Liệu lợi thế quỹ đất có giúp Thống Nhất thu hút được nhà đầu tư chiến lược hỗ trợ công ty phát triển hơn trong ngành này, đưa sản phẩm trở về thời kỳ "nghĩ đến xe đạp, nghĩ về Thống Nhất"?
Nguồn: bizlive
Nghĩ đến xe đạp Thống Nhất – nghĩ đến kỷ niệm thời bao cấp
Công ty TNHH MTV Thống Nhất tiền thân là nhà máy xe đạp Thống Nhất, được thành lập ngày 30/6/1960. Đến tháng 9/1993, Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất chuyển thành Công ty Xe máy xe đạp Thống Nhất. Tháng 10/2004, Công ty xe đạp Viha và Công ty Xe đạp xe máy Đống Đa sáp nhập vào Công ty Xe máy xe đạp Thống Nhất.
Xe đạp Thống Nhất |
Ở miền Bắc thời kỳ bao cấp, xe đạp là một tài sản cực kỳ lớn. Thời kỳ đó, xe đạp bắt buộc phải có số khung và thẻ đăng ký, luôn mang theo như giấy đăng ký xe máy thời điểm hiện nay. Thương hiệu Xe đạp Thống Nhất là niềm mơ ước của nhiều người, thậm chí còn là niềm tự hào của người Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước.
Những chiếc xe đạp Thống Nhất là những nhân chứng đồng hành cùng người Việt chứng kiến đất nước thống nhất và cải cách mở cửa, chuyển đổi mô hình kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Được biết, xe đạp Thống Nhất thời kỳ đó chất lượng không thua kém các xe nhập khẩu từ Pháp, giá trị có khi lên tới nửa cây vàng lúc bấy giờ.
Đến nay, Thống Nhất đã mở rộng sản xuất thêm sản phẩm nội ngoại thất và các sản phẩm cơ kim khí khác. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu của công ty vẫn là sản xuất kinh doanh các loại xe đạp như xe đạp trẻ em, xe đạp học sinh, xe đạp thể thao, xe đạp điện.
Giấc mơ thị phần mong manh
Mẫu mã các loại xe đạp Thống Nhất cũng đã được cải thiện để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng |
Thống Nhất cũng thừa nhận, mặc dù là một trong những đơn vị có thương hiệu lâu đời, song tới nay, thương hiệu này so với hàng ngoại vẫn có khoảng cách lớn.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này được cho là do tâm lý người tiêu dùng sính ngoại khiến các nhà sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh, một sản phẩm xe trong nước để tên tiếng Việt ít khi được người mua quan tâm, chính vì thế nhà sản xuất phải đặt tên nước ngoài. Cùng với đó, hiện tượng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường không được kiểm soát cũng là một thách thức trong việc giữ uy tín sản phẩm.
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, xe đạp, xe đạp điện xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan chiếm tới 50% thị phần với kiểu dáng, màu sắc đa dạng. Các thương hiệu xe đạp như Giant, Merida, Wiel, Peugeot, Missile, HK Bike, Newway, Momemtum… cũng bắt đầu có mặt tại thị trường Việt Nam.
Ở phân khúc người có thu nhập cao, hiện có mốt chơi xe với các dòng cao cấp, nhập khẩu nguyên chiếc từ Mỹ (Trek), Pháp (Specialized S), Đức (Mecedes Benz), Nhật Bản, Đài Loan… Các chuyên gia trong ngành cho rằng trong thời gian còn có thêm nhiều thương hiệu xe đạp nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, thậm chí sẽ có một vài dự án lớn đầu tư xây dựng thương hiệu, mạng lưới phân phối lớn tại Việt Nam.
Xe ngoại nhập khẩu chủ yếu là dòng xe thể thao cùng với các linh kiện, phụ kiện, đồ chơi xe đạp và các thiết bị đi kèm với giá thành cao.
Đây cũng là thách thức mà Thống Nhất phải đối mặt để cạnh tranh trong cuộc đua khốc liệt với các hãng xe có tiếng nước ngoài.
Cậy nhờ quỹ đất?
Các hợp đồng lớn của Thống Nhất |
Theo phương án cổ phần hóa, với vốn điều lệ 237 tỷ đồng tương đương 23,7 triệu cổ phần, dự kiến nhà nước nắm giữ 45% (10,7 triệu cp) vốn cổ phần của Thống Nhất, cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, nhân viên là 120.000 (0,5%), đấu giá công khai hơn 3 triệu cp (12,81%) và bán cho cổ đông chiến lược 9,9 triệu cp (41,69%).
Đáng chú ý, Thống Nhất đang quản lý, sử dụng 6 lô đất với tổng diện tích 29.891,8m2 bao gồm lô 800m2 tại số 10B Tràng Thi làm trụ sở văn phòng làm việc, 454m2 tại số 4 ngõ 260 Cầu Giấy đang chờ quy hoạch của thành phố để thực hiện dự án đầu tư. (Chi tiết quỹ đất của Thống Nhất)
Cùng với đó là 330 m2 tại số 10 Tràng Thi đang thực hiện dự án Tòa nhà văn phòng, dịch vụ thương mại và 441m2 tại số 198B Tây Sơn hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình xây dựng văn phòng giao dịch và cho thuê.
Ngoài ra, Thống Nhất còn liên doanh với công ty TNHH phát triển Bắc Việt, góp 30% vốn thành lập Công ty TNHH Thống Nhất – Bắc Việt để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000 m2 tại số 82 Nguyễn Tuân.
Sau cổ phần hóa, công ty sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng các địa điểm này. Liệu lợi thế quỹ đất có giúp Thống Nhất thu hút được nhà đầu tư chiến lược hỗ trợ công ty phát triển hơn trong ngành này, đưa sản phẩm trở về thời kỳ "nghĩ đến xe đạp, nghĩ về Thống Nhất"?
Nguồn: bizlive
Bình luận