Ngày 21/9 tới, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước (còn gọi là xe công) sẽ chính thức được thực hiện.
Những quy định mới này sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong việc sử dụng xe công hiện nay, đặc biệt là hạn chế việc mua sắm tràn lan xe công cũng như người dân có quyền tham gia giám sát, báo cáo cơ quan chức năng những cá nhân, tập thể sử dụng xe công sai mục đích.
Xe công không phải là xe… vua
Vụ việc mới nhất liên quan đến xe côngchính là vụ chiếc ôtô BKS 34B-2456 của BV Đa khoa Hải Dương, đi vào đường cấm ngày 14/9 bị cảnh sát yêu cầu dừng xe. Tuy nhiên tài xế lạng lách bỏ chạy và ngồi lỳ trong xe khi bị dừng lại trước số nhà 106 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Cơ quan chức năng đã quyết định tước bằng lái và phạt 5 triệu đồng đối với lái xe.
Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng cho việc những chiếc xe biển xanh - xe công khi tham gia giao thông vốn tự cho mình nhiều đặc quyền, thậm chí bất chấp cả luật lệ. Mới đây, cộng đồng mạng cũng lan truyền một clip ghi lại hình ảnh trên đường Trần Khánh Dư (Hà Nội), một chiến sĩ cảnh sát phải bám vào cần gạt nước một chiếc xe biển xanh để truy bắt. Nguyên nhân: Khi bị kiểm tra, tài xế nhấn ga bỏ chạy.
Lâu nay, tình trạng xe công sử dụng sai mục đích khá tràn lan: Đi lễ chùa, đưa người nhà lãnh đạo đi tham quan, cưới hỏi… Cuối tháng 8/2015, tại Đắk Lắk, báo chí phản ánh lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này, cụ thể là Giám đốc sở Trang Quang Thành đề xuất mượn xe công của cơ quan đi đám cưới con gái ông Thành, cùng 2 xe biển xanh khác, tạo thành một “đoàn” xe công đi rước dâu gây bức xúc dư luận.
Đây cũng là một minh chứng khác cho việc sử dụng xe công vượt tiêu chuẩn, giá trị cũng như sử dụng xe công đưa đón cán bộ sai mục đích, dùng vào việc riêng hiện nay khá phổ biến. Theo quy định, những chức danh như Chủ tịch UBND quận, lãnh đạo các sở địa phương không thuộc đối tượng được dùng xe công để đưa đón từ nơi ở đến cơ quan làm việc hằng ngày. Thế nhưng, không ít lãnh đạo cấp sở “sáng từ nhà đến cơ quan bằng xe công, tối xe công đưa về nhà”.
Một thực trạng đáng lưu tâm là việc mua sắm xe công vượt tiêu chuẩn, giá trị không hiếm gặp, thậm chí trở thành “chuyện bình thường”.
Theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ, 4 chức danh được trang bị xe không quy định mức giá là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Các chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội… sẽ do Thủ tướng quyết định chủng loại, giá tùy vào tình hình thực tế.
Các chức danh Bộ trưởng, Bí thư các tỉnh, thành phố thuộc T.Ư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND, trưởng đoàn Đại biểu QH chuyên trách được mua xe tối đa 1,1 tỉ đồng. Các chức danh Thứ trưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh… chỉ được sử dụng xe công không quá 920 triệu đồng.
Đáng chú ý là quy định trang bị sử dụng xe ôtô phục vụ công tác chung chỉ áp dụng đối với những cơ quan, tổ chức đơn vị có chức danh lãnh đạo có phụ cấp chức vụ 0,7 trở lên. Đặc biệt là những xe này “không được” đưa đón cán bộ từ nơi ở tới nơi làm việc và giá trị cũng không được quá 720 triệu đồng/xe.
Người dân sẽ cùng giám sát
Việc xử lý các vi phạm về quy định sử dụng và mua sắm xe công sẽ thế nào? Trao đổi với Báo Lao Động, bà Tạ Thanh Tú - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) - cho biết: Với những chế tài cụ thể, tới đây người dân và truyền thông cũng có thể tham gia giám sát, khi phát hiện vi phạm thì thông báo cho Sở Tài chính hoặc Cục Quản lý công sản (QLCS) - Bộ Tài chính để tiếp nhận, làm rõ và kịp thời xử lý vi phạm về quy định quản lý, sử dụng xe ôtô công.
Trong trường hợp phát hiện sai phạm thì người ra quyết định mua sắm xe ôtô không đúng thẩm quyền, không đúng tiêu chuẩn, định mức, chủng loại phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Đối với việc quản lý, sử dụng xe ôtô không đúng quy định, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và mức thiệt hại mà phải bồi thường thiệt hại, đồng thời bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Bà Tạ Thanh Tú khẳng định: “Xe ôtô mua không đúng tiêu chuẩn, vượt giá quy định, vượt định mức sẽ bị thu hồi để điều chuyển hoặc bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước”.
Hiện cả nước tổng sốxe công là gần 37.000 chiếc với tổng nguyên giá là 20.000 tỉ đồng. Trong số này, có tới 25.000 xe dùng cho phục vụ chức danh (gần 1.000 chiếc) và xe phục vụ công tác. Với quyết định mới của Thủ tướng cùng sự tham gia giám sát của người dân, việc sử dụng xe công sẽ đúng người, đúng chức danh, đúng mục đích, tránh lãng phí và những hệ lụy gây bức xúc trong xã hội.
Nguồn: An Khánh-Quang Hùng (LĐO)
Những quy định mới này sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong việc sử dụng xe công hiện nay, đặc biệt là hạn chế việc mua sắm tràn lan xe công cũng như người dân có quyền tham gia giám sát, báo cáo cơ quan chức năng những cá nhân, tập thể sử dụng xe công sai mục đích.
Xe công không phải là xe… vua
Vụ việc mới nhất liên quan đến xe côngchính là vụ chiếc ôtô BKS 34B-2456 của BV Đa khoa Hải Dương, đi vào đường cấm ngày 14/9 bị cảnh sát yêu cầu dừng xe. Tuy nhiên tài xế lạng lách bỏ chạy và ngồi lỳ trong xe khi bị dừng lại trước số nhà 106 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Cơ quan chức năng đã quyết định tước bằng lái và phạt 5 triệu đồng đối với lái xe.
Cần giám sát xe công bằng thiết bị giám sát hành trình |
Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng cho việc những chiếc xe biển xanh - xe công khi tham gia giao thông vốn tự cho mình nhiều đặc quyền, thậm chí bất chấp cả luật lệ. Mới đây, cộng đồng mạng cũng lan truyền một clip ghi lại hình ảnh trên đường Trần Khánh Dư (Hà Nội), một chiến sĩ cảnh sát phải bám vào cần gạt nước một chiếc xe biển xanh để truy bắt. Nguyên nhân: Khi bị kiểm tra, tài xế nhấn ga bỏ chạy.
Lâu nay, tình trạng xe công sử dụng sai mục đích khá tràn lan: Đi lễ chùa, đưa người nhà lãnh đạo đi tham quan, cưới hỏi… Cuối tháng 8/2015, tại Đắk Lắk, báo chí phản ánh lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này, cụ thể là Giám đốc sở Trang Quang Thành đề xuất mượn xe công của cơ quan đi đám cưới con gái ông Thành, cùng 2 xe biển xanh khác, tạo thành một “đoàn” xe công đi rước dâu gây bức xúc dư luận.
Đây cũng là một minh chứng khác cho việc sử dụng xe công vượt tiêu chuẩn, giá trị cũng như sử dụng xe công đưa đón cán bộ sai mục đích, dùng vào việc riêng hiện nay khá phổ biến. Theo quy định, những chức danh như Chủ tịch UBND quận, lãnh đạo các sở địa phương không thuộc đối tượng được dùng xe công để đưa đón từ nơi ở đến cơ quan làm việc hằng ngày. Thế nhưng, không ít lãnh đạo cấp sở “sáng từ nhà đến cơ quan bằng xe công, tối xe công đưa về nhà”.
Một thực trạng đáng lưu tâm là việc mua sắm xe công vượt tiêu chuẩn, giá trị không hiếm gặp, thậm chí trở thành “chuyện bình thường”.
Theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ, 4 chức danh được trang bị xe không quy định mức giá là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Các chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội… sẽ do Thủ tướng quyết định chủng loại, giá tùy vào tình hình thực tế.
Các chức danh Bộ trưởng, Bí thư các tỉnh, thành phố thuộc T.Ư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND, trưởng đoàn Đại biểu QH chuyên trách được mua xe tối đa 1,1 tỉ đồng. Các chức danh Thứ trưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh… chỉ được sử dụng xe công không quá 920 triệu đồng.
Đáng chú ý là quy định trang bị sử dụng xe ôtô phục vụ công tác chung chỉ áp dụng đối với những cơ quan, tổ chức đơn vị có chức danh lãnh đạo có phụ cấp chức vụ 0,7 trở lên. Đặc biệt là những xe này “không được” đưa đón cán bộ từ nơi ở tới nơi làm việc và giá trị cũng không được quá 720 triệu đồng/xe.
Người dân sẽ cùng giám sát
Việc xử lý các vi phạm về quy định sử dụng và mua sắm xe công sẽ thế nào? Trao đổi với Báo Lao Động, bà Tạ Thanh Tú - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) - cho biết: Với những chế tài cụ thể, tới đây người dân và truyền thông cũng có thể tham gia giám sát, khi phát hiện vi phạm thì thông báo cho Sở Tài chính hoặc Cục Quản lý công sản (QLCS) - Bộ Tài chính để tiếp nhận, làm rõ và kịp thời xử lý vi phạm về quy định quản lý, sử dụng xe ôtô công.
Trong trường hợp phát hiện sai phạm thì người ra quyết định mua sắm xe ôtô không đúng thẩm quyền, không đúng tiêu chuẩn, định mức, chủng loại phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Đối với việc quản lý, sử dụng xe ôtô không đúng quy định, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và mức thiệt hại mà phải bồi thường thiệt hại, đồng thời bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Bà Tạ Thanh Tú khẳng định: “Xe ôtô mua không đúng tiêu chuẩn, vượt giá quy định, vượt định mức sẽ bị thu hồi để điều chuyển hoặc bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước”.
Hiện cả nước tổng sốxe công là gần 37.000 chiếc với tổng nguyên giá là 20.000 tỉ đồng. Trong số này, có tới 25.000 xe dùng cho phục vụ chức danh (gần 1.000 chiếc) và xe phục vụ công tác. Với quyết định mới của Thủ tướng cùng sự tham gia giám sát của người dân, việc sử dụng xe công sẽ đúng người, đúng chức danh, đúng mục đích, tránh lãng phí và những hệ lụy gây bức xúc trong xã hội.
Nguồn: An Khánh-Quang Hùng (LĐO)
Bình luận