Sáng 30/6, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã triển khai các thủ tục cần thiết để báo cáo lên UBND Thành phố Hà Nội, Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội nhằm đưa tuyến xe buýt 2 tầng đi vào hoạt động phục vụ tốt nhu cầu đi lại của du khách.
Được biết, chiếc xe buýt 2 tầng được Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải sản xuất. Theo báo cảo của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, xe buýt 2 tầng có thiết kế hiện đại, tiêu chuẩn Châu Âu, sử dụng động cơ Hino của Nhật Bản, hộp số tự động 6 cấp, có mui hở như xe di lịch của các độ thị hiện đại trên thế giới, không gian và tầm nhìn thoáng đáng thích họp thăm quan ngăm cảnh.
Trên xe lắp đặt wifi miến phí, hệ thống màn hình Tivi hướng dẫn điểm dừng và giới thiệu hình ảnh danh lam thắng cảnh, âm thanh kết nối tự động thông báo các điểm dừng tích hợp hệ thống định vị GPS giới thiệu về lịch sử, văn hóa và những nét tiêu biểu các địa danh du lịch tương ứng với từng vị trí phù hợp cho hành khách du lịch bằng nhiều ngôn nữ khác nhau. Ngoài ra, trên xe còn tích hợp một số tiến ích khác như: Camera, tủ lạnh, quầy bar mini,...
Theo đơn vị vận hành, xe buýt 2 tầng là loại phương tiện đặc thù, phù hợp và được thiết kế, sản xuất và đưa vào vận hành thí điểm lần đầu tiên tại Việt Nam với tiêu chuẩn kỹ thuật Châu Âu tiên tiến.
Trao đổi với PV báo điện tử VTC News, ông Mai Phước Nghê – Phó Tổng giám đốc Công ty CP ô tô Trường Hải, phụ trách dòng xe thương mại cho biết, phía Thaco sẽ kết hợp với UBND Thành phố Hà Nội, Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội, Công ty Vận tải Hà Nội sẽ giới thiệu chi tiết về mẫu xe buýt hai tầng đang được thử nghiệm tại Hà Nội vào đầu tháng 7 tới.
Ngoài ra, ông Nghê tiết lộ, chi phí xuất xưởng 1 chiếc xe buýt 2 tầng rơi vào khoảng 5,5 – 6,5 tỷ đồng.
“Chi phí sản xuất một chiếc xe buýt 2 tầng giống như xây một căn nhà vậy. Ngoài việc xây nhà, giá trị của chúng còn phụ thuộc vào nội thất bên trong.
Chiếc xe buýt hai tầng đang được chạy thử nghiệm ở Hà Nội cũng là chiếc xe buýt đầu tiên mà Thaco sản xuất, nội thất bên trong của chúng hiện vẫn chưa được hoàn thiện, tuy nhiên, giá trị của chúng có thể giao động từ 5,5 – 6,5 tỷ đồng”, ông Nghê nói.
Video: Hé lộ nội thất cực sang của xe buýt hai tầng
Trong năm 2016, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 21,8 triệu lượt, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 4 triệu lượt, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2015; khách du lịch nội địa đạt 17,8 triệu lượt, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Hiện nay, nhân dân và du khách có nhu cầu thăm quan du lịch các địa điểm danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, các khu bảo tàng trong nội thành Thành phố Hà Nội sử dụng các hình thức sau: xe buýt nội đô, xe hợp đồng, xe taxi và xe điện quanh khu vực phố cổ.
Tuy nhiên, các hình thức trên có hạn chế nhất định, chưa tạo được sự thuận tiện cũng như tạo ra nét riêng biệt cho loại hình vận chuyển khách du lịch gắn với những đặc trưng, kỳ thú của du lịch Thủ đô và thiếu thông tin chuyên nghiệp để hướng dẫn cho khách tìm hiểu về văn hóa, ý nghĩa lịch sử của các địa danh: các tuyến xe buýt nội đô chỉ phục vụ chủ yếu nhu cầu di lại của học sinh, sinh viên, người đi làm không kết nối được các điểm danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí,....
Xe taxi có năng lực vận chuyển thấp và chi phí cao, không phù hợp các đoàn khách du lịch. Xe điện phạm vi hoạt động hẹp, chỉ quanh phố cổ và tính kết nối thấp. Xe hợp đồng chi phí cao, khó khăn trong việc hoạt động, dừng đỗ phương tiện tại các tuyến phố cấm. Việc tập trung nhiều xe du lịch, sức chứa lớn tại các vị trí thăm quan du lịch dẫn đến tình trạng ùn tắc, cản trở giao thông.
Với xu hướng lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng trưởng cao trong những năm gần đây và hiện trạng của những hạn chế của các loại hình vận tải đang phục vụ khách du lịch gắn với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô, đặc biệt là các điểm thăm quan du lịch.
Hà Nội tiếp tục xây dựng thêm xe buýt hai tầng để khắc phục những hạn chế của các loại hình vận tải bên trên.
Bình luận