Cháu bé qua giai đoạn nguy kịch
Ngày 28/10, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ba ngày sau tai nạn kinh hoàng, bé sơ sinh bị văng ra từ bụng mẹ đã qua được giai đoạn nguy kịch, hiện cháu bé đã bú được sữa. Các bác sĩ đang tính đến phương án cài máy thở cho bé.
Tuy nhiên, TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, điều đáng ngại hiện nay là vết thương ở chân cháu bé còn nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao. Các bác sĩ còn nghi ngờ bé có dấu hiệu bị dập tim.
Trước đó, các y bác sĩ đã cố gắng tìm cách nối lại chân cho cháu bé nhưng không thể vì mô bị dập nát quá nhiều. Vì vậy, các bác sĩ phải lựa chọn giải pháp tháo bỏ khớp gối phải của bé. “Chẳng ai muốn nhưng ngậm ngùi chấp nhận phương án chờ sức khoẻ bé ổn định rồi sau này sẽ lắp chân giả”, bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, trường hợp của bệnh nhi này khá đặc biệt. Cháu không có chứng sinh hay bất kỳ giấy tờ gì khác. Hôm qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có công văn đề nghị Bảo hiểm Xã hội TP.HCM chi toàn bộ phí khám và điều trị cho bé.
Chiều cùng ngày, bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố xác nhận: Bé sơ sinh này vẫn được chi trả theo Bảo hiểm y tế. Hiện sức khỏe của cháu bé đã tương đối ổn.
Bác sĩ Trần Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng Trợ giúp xã hội - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hiện đã nhận được trên 120 triệu đồng và 850 USD trợ giúp cho cháu bé. Từ sáng đến trưa hôm qua 28/10, bệnh viện cũng đã tiếp nhận thêm gần 30 triệu đồng. “Bệnh viện tạm thời mở tài khoản để giữ số tiền trên cho bé. Chúng tôi sẽ tổng kết số tiền trợ giúp và giao cho gia đình.
Phương án thứ nhất là gia đình nhận về để lo cho cháu, chi trả những đợt điều trị tiếp theo mà bảo hiểm không chi trả. Phương án thứ hai là bệnh viện sẽ giữ tài khoản này để chi trả cho bé trong những lần điều trị sau” - bác sĩ Mai cho biết.
Về sức khỏe của anh Nam, anh Nguyễn Văn Mẩn - em ruột anh Nam cho biết, anh Nam đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM tiếp tục theo dõi vết cắt cụt ở cẳng chân phải và các chấn thương ở ngực, bụng. Hiện sức khỏe của anh Nam đã ổn hơn trước, nhưng bệnh viện còn phải tiếp tục theo dõi.
Thỉnh thoảng anh Nam vẫn có biểu hiện mệt và mê man, hiện anh phải thở bằng ống oxy. Từ lúc tỉnh lại tới nay, anh Nam luôn miệng hỏi về tình trạng sức khỏe cháu bé. Vì lo anh bị sốc, mọi người đều phải nói dối là em bé sức khỏe tốt, chứ không dám nói cháu phải tháo bỏ khớp gối.
Không muốn tin những gì diễn ra
Chiều muộn ngày 27/10, PV tìm về ấp Kinh Đào (xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), thăm gia đình chị Nguyễn Thị Kim Ngọc (27 tuổi) đã tử vong trong vụ TNGT sáng 25/10. Khi chúng tôi đến, dù trời mưa nặng hạt, nhưng trong ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Khoảnh (51 tuổi) và bà Thái Thanh Nga (54 tuổi), là cha và mẹ ruột chị Ngọc, vẫn ken kín người đến thăm hỏi, động viên gia đình.
Ông Khoảnh nghẹn ngào kể, thấy dấu hiệu vợ sắp sinh nên từ sáng, hai vợ chồng nó (chị Ngọc và anh Nguyễn Văn Nam) đã chuẩn bị đồ đạc vào viện. Khi tôi chuẩn bị vào thăm cháu thì nhận được hung tin con bị TNGT. Hai vợ chồng tôi hớt hải cùng cháu Nguyễn Thị Kim Huyền (5 tuổi, con của Nam và Ngọc) ra hiện trường. “Chúng tôi vô cùng choáng váng, không muốn tin những gì diễn ra. Nước mắt tôi cứ tuôn trào, nói không nên lời”, ông Khoảnh ngậm ngùi.
“Vừa biết tin đứa bé sơ sinh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, chúng tôi phần nào an lòng, nhưng nó cũng bị mất một chân như cha nó”, ngồi kế bên chồng, bà Nga bật khóc.
Theo lời ông Khoảnh, đầu năm 2009, Nam và Ngọc cưới nhau. Thấy hoàn cảnh Nam khó khăn, gia đình lại không có con trai nên ông kêu Nam về ở rể. Từ đó, Nam trở thành lao động chính trong gia đình. Còn vợ anh ở nhà, chăm con và làm thêm nghề chằm nón lá.
“Thấy vợ chồng nó chí thú làm ăn, tôi có chia cho ba công ruộng để chúng tự canh tác, tích lũy lo cho con cái sau này. Gần đây, khi hai đứa báo tin có thai cháu trai, cả gia đình ai cũng mừng. Vậy mà nào ngờ...”, ông Khoảnh nghẹn ngào.
Trong lúc ông Khoảnh, bà Nga trò chuyện cùng chúng tôi, cháu Huyền vẫn chạy tới chạy lui đùa giỡn với mấy đứa trẻ khác. “Cháu nó mới 5 tuổi nên chưa cảm nhận được nỗi đau mất mẹ. Ban ngày, cháu chơi vậy, nhưng khi đi ngủ cháu cứ hỏi mẹ đâu, ba đâu. Chúng tôi không thể cầm được nước mắt và phải nói dối cháu là ba mẹ đi núi (đi du lịch trên núi) chưa về”, bà Nga kể.
Sáng 28/10, PV có mặt tại nhà của mẹ ruột anh Nam là bà Võ Thị Bé Ba (56 tuổi) tại ấp An Thới, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bà Ba kể, hai ông bà sinh được bốn người con, ba trai, một gái. Nam là con thứ ba trong gia đình.
Chồng bà mất khi Nam mới 10 tuổi, em út của Nam là Nguyễn Văn Mẫn mới bốn tuổi. Nghề chính của gia đình là làm nón lá. Trung bình mỗi ngày, một người làm được một chiếc nón lá hoàn chỉnh chỉ bán được 16 - 17 nghìn đồng. Bà hiện đang sống với vợ chồng người con út. Ngoài nghề làm nón lá, gia đình chỉ có bốn công ruộng để canh tác nên cuộc sống rất khó khăn.
Khi được hỏi tại sao bà lại không vào thăm con trai cũng như không qua viếng con dâu, bà Ba buồn bã nói: “Hôm nghe tin mấy đứa nó bị tai nạn, tôi bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu. Mỗi lần nhớ đến việc con, cháu bị nạn tôi lại ngất xỉu không thể đi được. Mấy hôm nay đã xỉu lên, xỉu xuống 4-5 lần rồi nên bà con, chú bác không cho đi. Hôm qua đỡ hơn nên tôi mới sang nhà anh chị sui đốt nhang cho cháu.”
Theo GTVT
Ngày 28/10, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ba ngày sau tai nạn kinh hoàng, bé sơ sinh bị văng ra từ bụng mẹ đã qua được giai đoạn nguy kịch, hiện cháu bé đã bú được sữa. Các bác sĩ đang tính đến phương án cài máy thở cho bé.
Tuy nhiên, TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, điều đáng ngại hiện nay là vết thương ở chân cháu bé còn nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao. Các bác sĩ còn nghi ngờ bé có dấu hiệu bị dập tim.
Trước đó, các y bác sĩ đã cố gắng tìm cách nối lại chân cho cháu bé nhưng không thể vì mô bị dập nát quá nhiều. Vì vậy, các bác sĩ phải lựa chọn giải pháp tháo bỏ khớp gối phải của bé. “Chẳng ai muốn nhưng ngậm ngùi chấp nhận phương án chờ sức khoẻ bé ổn định rồi sau này sẽ lắp chân giả”, bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, trường hợp của bệnh nhi này khá đặc biệt. Cháu không có chứng sinh hay bất kỳ giấy tờ gì khác. Hôm qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có công văn đề nghị Bảo hiểm Xã hội TP.HCM chi toàn bộ phí khám và điều trị cho bé.
Chiều cùng ngày, bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố xác nhận: Bé sơ sinh này vẫn được chi trả theo Bảo hiểm y tế. Hiện sức khỏe của cháu bé đã tương đối ổn.
Ngôi nhà nơi mẹ và em ruột anh Nam đang sinh sống |
Bác sĩ Trần Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng Trợ giúp xã hội - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hiện đã nhận được trên 120 triệu đồng và 850 USD trợ giúp cho cháu bé. Từ sáng đến trưa hôm qua 28/10, bệnh viện cũng đã tiếp nhận thêm gần 30 triệu đồng. “Bệnh viện tạm thời mở tài khoản để giữ số tiền trên cho bé. Chúng tôi sẽ tổng kết số tiền trợ giúp và giao cho gia đình.
Phương án thứ nhất là gia đình nhận về để lo cho cháu, chi trả những đợt điều trị tiếp theo mà bảo hiểm không chi trả. Phương án thứ hai là bệnh viện sẽ giữ tài khoản này để chi trả cho bé trong những lần điều trị sau” - bác sĩ Mai cho biết.
Về sức khỏe của anh Nam, anh Nguyễn Văn Mẩn - em ruột anh Nam cho biết, anh Nam đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM tiếp tục theo dõi vết cắt cụt ở cẳng chân phải và các chấn thương ở ngực, bụng. Hiện sức khỏe của anh Nam đã ổn hơn trước, nhưng bệnh viện còn phải tiếp tục theo dõi.
Thỉnh thoảng anh Nam vẫn có biểu hiện mệt và mê man, hiện anh phải thở bằng ống oxy. Từ lúc tỉnh lại tới nay, anh Nam luôn miệng hỏi về tình trạng sức khỏe cháu bé. Vì lo anh bị sốc, mọi người đều phải nói dối là em bé sức khỏe tốt, chứ không dám nói cháu phải tháo bỏ khớp gối.
Không muốn tin những gì diễn ra
Chiều muộn ngày 27/10, PV tìm về ấp Kinh Đào (xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), thăm gia đình chị Nguyễn Thị Kim Ngọc (27 tuổi) đã tử vong trong vụ TNGT sáng 25/10. Khi chúng tôi đến, dù trời mưa nặng hạt, nhưng trong ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Khoảnh (51 tuổi) và bà Thái Thanh Nga (54 tuổi), là cha và mẹ ruột chị Ngọc, vẫn ken kín người đến thăm hỏi, động viên gia đình.
Ông Khoảnh nghẹn ngào kể, thấy dấu hiệu vợ sắp sinh nên từ sáng, hai vợ chồng nó (chị Ngọc và anh Nguyễn Văn Nam) đã chuẩn bị đồ đạc vào viện. Khi tôi chuẩn bị vào thăm cháu thì nhận được hung tin con bị TNGT. Hai vợ chồng tôi hớt hải cùng cháu Nguyễn Thị Kim Huyền (5 tuổi, con của Nam và Ngọc) ra hiện trường. “Chúng tôi vô cùng choáng váng, không muốn tin những gì diễn ra. Nước mắt tôi cứ tuôn trào, nói không nên lời”, ông Khoảnh ngậm ngùi.
“Vừa biết tin đứa bé sơ sinh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, chúng tôi phần nào an lòng, nhưng nó cũng bị mất một chân như cha nó”, ngồi kế bên chồng, bà Nga bật khóc.
Theo lời ông Khoảnh, đầu năm 2009, Nam và Ngọc cưới nhau. Thấy hoàn cảnh Nam khó khăn, gia đình lại không có con trai nên ông kêu Nam về ở rể. Từ đó, Nam trở thành lao động chính trong gia đình. Còn vợ anh ở nhà, chăm con và làm thêm nghề chằm nón lá.
“Thấy vợ chồng nó chí thú làm ăn, tôi có chia cho ba công ruộng để chúng tự canh tác, tích lũy lo cho con cái sau này. Gần đây, khi hai đứa báo tin có thai cháu trai, cả gia đình ai cũng mừng. Vậy mà nào ngờ...”, ông Khoảnh nghẹn ngào.
Trong lúc ông Khoảnh, bà Nga trò chuyện cùng chúng tôi, cháu Huyền vẫn chạy tới chạy lui đùa giỡn với mấy đứa trẻ khác. “Cháu nó mới 5 tuổi nên chưa cảm nhận được nỗi đau mất mẹ. Ban ngày, cháu chơi vậy, nhưng khi đi ngủ cháu cứ hỏi mẹ đâu, ba đâu. Chúng tôi không thể cầm được nước mắt và phải nói dối cháu là ba mẹ đi núi (đi du lịch trên núi) chưa về”, bà Nga kể.
Sáng 28/10, PV có mặt tại nhà của mẹ ruột anh Nam là bà Võ Thị Bé Ba (56 tuổi) tại ấp An Thới, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bà Ba kể, hai ông bà sinh được bốn người con, ba trai, một gái. Nam là con thứ ba trong gia đình.
Chồng bà mất khi Nam mới 10 tuổi, em út của Nam là Nguyễn Văn Mẫn mới bốn tuổi. Nghề chính của gia đình là làm nón lá. Trung bình mỗi ngày, một người làm được một chiếc nón lá hoàn chỉnh chỉ bán được 16 - 17 nghìn đồng. Bà hiện đang sống với vợ chồng người con út. Ngoài nghề làm nón lá, gia đình chỉ có bốn công ruộng để canh tác nên cuộc sống rất khó khăn.
Khi được hỏi tại sao bà lại không vào thăm con trai cũng như không qua viếng con dâu, bà Ba buồn bã nói: “Hôm nghe tin mấy đứa nó bị tai nạn, tôi bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu. Mỗi lần nhớ đến việc con, cháu bị nạn tôi lại ngất xỉu không thể đi được. Mấy hôm nay đã xỉu lên, xỉu xuống 4-5 lần rồi nên bà con, chú bác không cho đi. Hôm qua đỡ hơn nên tôi mới sang nhà anh chị sui đốt nhang cho cháu.”
Theo GTVT
Bình luận