(VTC News) - Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí khi xảy ra những vụ việc gây bức xúc.
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6524-QĐ/TU về Quy chế hội nghị thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội.
Quy chế bao gồm 5 chương, 18 điều, cụ thể hóa các quy định của Đảng trong việc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý về cung cấp thông tin và trả lời báo chí tại hội nghị giao ban thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội.
Theo nội dung quy chế, thành phần tham gia Hội nghị giao ban thông tin báo chí gồm Ban Tuyên giáo Thành ủy, UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố; đại diện các sở, ban, ngành thành phố; đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố; lãnh đạo Ban Tuyên giáo của cấp có đơn vị tham dự Hội nghị giao ban thông tin báo chí; các cơ quan báo chí của trung ương, địa phương và thành phố Hà Nội.
Hội nghị giao ban thông tin báo chí được tổ chức định kỳ vào 14h00 thứ ba hàng tuần.
Ngoài các nội dung như tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của thành phố, hội nghị giao ban còn nhằm thông tin kịp thời những vấn đề được nhân dân và dư luận quan tâm, được báo chí phản ánh.
Ban Tuyên giáo Thành ủy là cơ quan thường trực được Thành ủy Hà Nội giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị giao ban.
Quy chế cũng nêu rõ, khi xảy ra những vụ việc, vấn đề gây bức xúc, các sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố liên quan phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo thành phố, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của thành phố; đồng thời phải cung cấp thông tin chính xác cho báo chí, trong đó cần nêu rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả, phương hướng, biện pháp xử lý, giải quyết.
Thành ủy Hà Nội đề nghị các cơ quan báo chí chú trọng phản ánh những thành tựu, kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực của Thủ đô và đất nước, các phong trào thi đua yêu nước, những điển hình tiên tiến, gương "Người tốt, việc tốt", những kinh nghiệm hay, mô hình tốt…
Việc thông tin những hạn chế, yếu kém và những khó khăn, bất cập trên báo chí cần khách quan, có tính xây dựng, không phiến diện một chiều. Những thông tin nhạy cảm, phức tạp, khi đăng tải có thể tạo nên những phản ứng tiêu cực từ xã hội cần được cân nhắc thận trọng.
Hữu Lê
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6524-QĐ/TU về Quy chế hội nghị thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội.
Quy chế bao gồm 5 chương, 18 điều, cụ thể hóa các quy định của Đảng trong việc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý về cung cấp thông tin và trả lời báo chí tại hội nghị giao ban thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội.
Theo nội dung quy chế, thành phần tham gia Hội nghị giao ban thông tin báo chí gồm Ban Tuyên giáo Thành ủy, UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố; đại diện các sở, ban, ngành thành phố; đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố; lãnh đạo Ban Tuyên giáo của cấp có đơn vị tham dự Hội nghị giao ban thông tin báo chí; các cơ quan báo chí của trung ương, địa phương và thành phố Hà Nội.
Hội nghị giao ban thông tin báo chí được tổ chức định kỳ vào 14h00 thứ ba hàng tuần.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu trong một cuộc họp thông tin báo chí. |
Ban Tuyên giáo Thành ủy là cơ quan thường trực được Thành ủy Hà Nội giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị giao ban.
Quy chế cũng nêu rõ, khi xảy ra những vụ việc, vấn đề gây bức xúc, các sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố liên quan phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo thành phố, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của thành phố; đồng thời phải cung cấp thông tin chính xác cho báo chí, trong đó cần nêu rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả, phương hướng, biện pháp xử lý, giải quyết.
Thành ủy Hà Nội đề nghị các cơ quan báo chí chú trọng phản ánh những thành tựu, kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực của Thủ đô và đất nước, các phong trào thi đua yêu nước, những điển hình tiên tiến, gương "Người tốt, việc tốt", những kinh nghiệm hay, mô hình tốt…
Việc thông tin những hạn chế, yếu kém và những khó khăn, bất cập trên báo chí cần khách quan, có tính xây dựng, không phiến diện một chiều. Những thông tin nhạy cảm, phức tạp, khi đăng tải có thể tạo nên những phản ứng tiêu cực từ xã hội cần được cân nhắc thận trọng.
Hữu Lê
Bình luận