'Không được hỏi ý kiến, cũng không được xem thiết kế của công trình này, nên không có chuyện đồng ý', đó là nhận định chung của đại diện Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam và Hội quy hoạch Phát triển đô thị VN sau khi Hội KTS thành phố HN lên tiếng cho rằng, dự án xây dựng công trình này đã xin ý kiến của nhiều bên.
Không có chuyện Hội KTS Việt Nam đồng ý!
TS.KTS Ngô Doãn Đức - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN khẳng định: "Tôi được UBND quận Hoàn Kiếm mời làm việc đúng một lần, đó thời điểm xây dựng các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhưng tại thời điểm đó, Hội không thống nhất với quan điểm xây dựng công trình này".
Bên cạnh đó, ông Đức cũng nói cụ thể: "Bản thân tôi là người đại diện cho Hội sang tham gia, nhưng đó không phải cuộc làm việc riêng về công trình này".
Trước việc, ông Phạm Cao Nguyên - Chủ tịch Hội KTS thành phố HN cho rằng trong cuộc làm việc với UBND quận Hoàn Kiếm năm 2012, Hội KTS VN cũng đã thông qua thiết kế công trình này, ông Đức bức xúc: "Chẳng qua, họ đang lựa để làm nên cứ nói như vậy, giờ phải chứng minh, chúng tôi đồng ý bằng văn bản nào, ở đâu, tôi khẳng định không có chuyện Hội KTS VN đồng ý".
Hơn nữa, theo ông Đức, Chủ tịch Hội KTS VN là ông Nguyễn Tấn Vạn cũng đã lên tiếng phản đối công trình này.
Ông Đức cũng nhắc lại một lần nữa, rằng trước đây, khi Hội KTS hỏi ngược lại UBND quận rằng tại sao lại vẫn làm khi Hội có ý kiến không nên xây dựng, thì được trả lời rằng: Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng kiến trúc và quy hoạch thành phố, được sự nhất trí của Đảng, bộ chính quyền, thậm chí đã xin ý kiến nhiều lần và nhận được sự đồng ý, nên kiên quyết làm.
Nên chuyện UBND quận đưa ra giải thích rằng đã xin ý kiến các bên trong đó có Hội KTS, rồi Hội KTS thành phố HN nói đã xin ý kiến Hội, ông Đức cho biết: "Đó chỉ là lý lẽ để trốn tránh trách nhiệm, chứng tỏ mục đích xây bằng được".
Cho biết thêm, ông Đức nói: "Thời điểm đó, chúng tôi chỉ cho ý kiến, đó là phương án xử lý quá khó khăn, thì nếu cần hãy tổ chức một cuộc thi, lấy đề xuất của nhà chuyên môn và xã hội, từ đó sẽ được hiến kế, để cho những đơn vị liên quan không bị khó khăn trong việc đưa giải pháp, để không luẩn quẩn với bài toán xây hay không xây. Chứ còn nếu quyết tâm xây thì sẽ phức tạp câu chuyện".
Bao biện kiểu "xôi thịt"?
Trong một góc độ khác, theo chia sẻ của ông Phạm Cao Nguyên - Chủ tịch Hội KTS thành phố HN thì thực tế lúc bấy giờ, nhìn kỹ khu nhà phía sau rất lộn xộn, cảnh quan xấu, các khu phụ của căn hộ quay ra bên ngoài làm mất cảnh quan, cho nên tạo ra một cái gì để che đi là phù hợp, nhưng tuyệt đối cái nhà xây nên không được phục vụ riêng cho một mục đích khác, hoặc trụ sở cho một BQL nào đấy, hoàn toàn không được.
Bởi ông Nguyên cho rằng: "Nếu không xây thì sẽ để lại khu hoang phế, thành chỗ đổ rác cho người dân, rồi cứ bịt hàng rào bằng tôn, lại còn xấu hơn. Nên Hội mới đặt mục tiêu xây dựng làm sao cho nó vẫn đảm bảo cảnh quan, nhưng không để hoang phế".
Phản đối ý kiến này, ông Đức cho rằng: "Nếu nói, khu vực đó không xây nhà thì xấu, thì đó là một tư tưởng quá xôi thịt, bao biện. Giả dụ tôi làm một bức tranh, bức phù điêu lớn, đặt chỗ đó thì sao, cũng là một ý tưởng tốt hơn hết đó chứ".
Bên cạnh đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị VN, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: "Tôi chỉ đặt ra câu hỏi đơn giản: Ai hỏi tôi? Nói Hội đồng ý, vậy ai phát biểu? Tôi khẳng định thêm một lần nữa là tôi chưa từng được hỏi, tôi không được mời, không được dự để góp ý cho công trình này".
Trước đó, ông Phạm Cao Nguyên trao đổi với báo Đất Việt, ngày 17/11 khẳng định: "Hội di sản quốc gia VN, Hội KTS VN cũng đã cho hết ý kiến cụ thể về đề án này".
Cụ thể, ông cho biết, năm 2012, Hội đồng KTS TP Hà Nội thống nhất và đồng tình với dự án xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, dùng để trưng bày các hiện vật mang ý nghĩa lịch sử của khu vực này.
Với quan điểm là trước mắt nên đảm bảo làm sao cho khu đất đó không bị hoang phế. Tuy nhiên, Hội cũng đưa ra các điều kiện cụ thể, đó là chỉ nên làm một công trình vừa phải, mang tính chất công cộng chứ không phục vụ cho lợi ích của một tổ chức nào. Nếu đưa vào sử dụng mục đích khác thì Hội hoàn toàn phản đối.
Ông Nguyên khẳng định: "Trong thiết kế được duyệt hoàn toàn không có chuyện đưa vào sử dụng với mục đích kinh doanh, nó hoàn toàn là nơi trưng bày hiện vật. Tòa nhà sẽ che đi dãy nhà phía sau, thực chất vốn dĩ rất xấu, làm ảnh hưởng đến không gian. Cũng vì lý do đó, nên cần làm một công trình gì để cho nó che đi, nên mới tạm thời đồng ý xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm".
Còn thời điểm hiện tại, điều quan trọng và cơ bản nhất theo ông Nguyên, đó chính là nên xem kỹ thiết kế được duyệt, giám sát xem nhà thầu, chủ đầu tư có thi công đúng với thiết kế hay không?
Tuy nhiên, theo ông Nguyên chia sẻ thì hiện nay Hội cũng chưa nắm bắt được là nhà thầu thi công, UBND quận Hoàn Kiếm có thực hiện đúng với thiết kế được phê duyệt hay không, vì Hội không có chức năng giám sát, mà chỉ góp ý.
Theo ĐVO
TS.KTS Ngô Doãn Đức - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN khẳng định: "Tôi được UBND quận Hoàn Kiếm mời làm việc đúng một lần, đó thời điểm xây dựng các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhưng tại thời điểm đó, Hội không thống nhất với quan điểm xây dựng công trình này".
Bên cạnh đó, ông Đức cũng nói cụ thể: "Bản thân tôi là người đại diện cho Hội sang tham gia, nhưng đó không phải cuộc làm việc riêng về công trình này".
Trước việc, ông Phạm Cao Nguyên - Chủ tịch Hội KTS thành phố HN cho rằng trong cuộc làm việc với UBND quận Hoàn Kiếm năm 2012, Hội KTS VN cũng đã thông qua thiết kế công trình này, ông Đức bức xúc: "Chẳng qua, họ đang lựa để làm nên cứ nói như vậy, giờ phải chứng minh, chúng tôi đồng ý bằng văn bản nào, ở đâu, tôi khẳng định không có chuyện Hội KTS VN đồng ý".
Mảnh đất dự kiến xây dựng Trung tâm thông tin vẫn đang được rào kín. |
Hơn nữa, theo ông Đức, Chủ tịch Hội KTS VN là ông Nguyễn Tấn Vạn cũng đã lên tiếng phản đối công trình này.
Ông Đức cũng nhắc lại một lần nữa, rằng trước đây, khi Hội KTS hỏi ngược lại UBND quận rằng tại sao lại vẫn làm khi Hội có ý kiến không nên xây dựng, thì được trả lời rằng: Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng kiến trúc và quy hoạch thành phố, được sự nhất trí của Đảng, bộ chính quyền, thậm chí đã xin ý kiến nhiều lần và nhận được sự đồng ý, nên kiên quyết làm.
Nên chuyện UBND quận đưa ra giải thích rằng đã xin ý kiến các bên trong đó có Hội KTS, rồi Hội KTS thành phố HN nói đã xin ý kiến Hội, ông Đức cho biết: "Đó chỉ là lý lẽ để trốn tránh trách nhiệm, chứng tỏ mục đích xây bằng được".
Cho biết thêm, ông Đức nói: "Thời điểm đó, chúng tôi chỉ cho ý kiến, đó là phương án xử lý quá khó khăn, thì nếu cần hãy tổ chức một cuộc thi, lấy đề xuất của nhà chuyên môn và xã hội, từ đó sẽ được hiến kế, để cho những đơn vị liên quan không bị khó khăn trong việc đưa giải pháp, để không luẩn quẩn với bài toán xây hay không xây. Chứ còn nếu quyết tâm xây thì sẽ phức tạp câu chuyện".
Bao biện kiểu "xôi thịt"?
Trong một góc độ khác, theo chia sẻ của ông Phạm Cao Nguyên - Chủ tịch Hội KTS thành phố HN thì thực tế lúc bấy giờ, nhìn kỹ khu nhà phía sau rất lộn xộn, cảnh quan xấu, các khu phụ của căn hộ quay ra bên ngoài làm mất cảnh quan, cho nên tạo ra một cái gì để che đi là phù hợp, nhưng tuyệt đối cái nhà xây nên không được phục vụ riêng cho một mục đích khác, hoặc trụ sở cho một BQL nào đấy, hoàn toàn không được.
Bởi ông Nguyên cho rằng: "Nếu không xây thì sẽ để lại khu hoang phế, thành chỗ đổ rác cho người dân, rồi cứ bịt hàng rào bằng tôn, lại còn xấu hơn. Nên Hội mới đặt mục tiêu xây dựng làm sao cho nó vẫn đảm bảo cảnh quan, nhưng không để hoang phế".
Phản đối ý kiến này, ông Đức cho rằng: "Nếu nói, khu vực đó không xây nhà thì xấu, thì đó là một tư tưởng quá xôi thịt, bao biện. Giả dụ tôi làm một bức tranh, bức phù điêu lớn, đặt chỗ đó thì sao, cũng là một ý tưởng tốt hơn hết đó chứ".
Bên cạnh đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị VN, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: "Tôi chỉ đặt ra câu hỏi đơn giản: Ai hỏi tôi? Nói Hội đồng ý, vậy ai phát biểu? Tôi khẳng định thêm một lần nữa là tôi chưa từng được hỏi, tôi không được mời, không được dự để góp ý cho công trình này".
Trước đó, ông Phạm Cao Nguyên trao đổi với báo Đất Việt, ngày 17/11 khẳng định: "Hội di sản quốc gia VN, Hội KTS VN cũng đã cho hết ý kiến cụ thể về đề án này".
Cụ thể, ông cho biết, năm 2012, Hội đồng KTS TP Hà Nội thống nhất và đồng tình với dự án xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, dùng để trưng bày các hiện vật mang ý nghĩa lịch sử của khu vực này.
Với quan điểm là trước mắt nên đảm bảo làm sao cho khu đất đó không bị hoang phế. Tuy nhiên, Hội cũng đưa ra các điều kiện cụ thể, đó là chỉ nên làm một công trình vừa phải, mang tính chất công cộng chứ không phục vụ cho lợi ích của một tổ chức nào. Nếu đưa vào sử dụng mục đích khác thì Hội hoàn toàn phản đối.
Ông Nguyên khẳng định: "Trong thiết kế được duyệt hoàn toàn không có chuyện đưa vào sử dụng với mục đích kinh doanh, nó hoàn toàn là nơi trưng bày hiện vật. Tòa nhà sẽ che đi dãy nhà phía sau, thực chất vốn dĩ rất xấu, làm ảnh hưởng đến không gian. Cũng vì lý do đó, nên cần làm một công trình gì để cho nó che đi, nên mới tạm thời đồng ý xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm".
Còn thời điểm hiện tại, điều quan trọng và cơ bản nhất theo ông Nguyên, đó chính là nên xem kỹ thiết kế được duyệt, giám sát xem nhà thầu, chủ đầu tư có thi công đúng với thiết kế hay không?
Tuy nhiên, theo ông Nguyên chia sẻ thì hiện nay Hội cũng chưa nắm bắt được là nhà thầu thi công, UBND quận Hoàn Kiếm có thực hiện đúng với thiết kế được phê duyệt hay không, vì Hội không có chức năng giám sát, mà chỉ góp ý.
Theo ĐVO
Bình luận