(VTC News) - Xây dựng đảo đá trái luật ảnh hưởng an ninh hàng hải và chủ quyền của mỗi quốc gia, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Biển Đông Á lần thứ 5 diễn ra chiều 16/11 tại Đà Nẵng.
Phát biểu đặc biệt tại sự kiện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, Đại hội Biển Đông Á là sự kiện quan trọng của khu vực Đông Á với Chủ đề “Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương-Thiết lập chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các Biển Đông Á sau năm 2015”, là diễn đàn của các nhà khoa học, các nhà quản lý biển, vùng kinh tế bờ biển, và hải đảo trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, thành tựu, về quản lý phát triển bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường đại dương, đặc biệt là các biển Đông Á.
Theo Phó Thủ tướng, đây cũng là dịp để các tổ chức và các bên liên quan trong khu vực xác định mục tiêu trọng điểm, khẳng định cam kết và thiết lập chương trình nghị sự phát triển bền vững vùng biển Đông Á, thông qua Chiến lược cập nhật phát triển bền vững Đông Á, xác định các mục tiêu chiến lược sau năm 2015 của PEMSEA và thông qua phương án tái cơ cấu PEMSEA thành tổ chức quốc tế độc lập, tự chủ về tài chính.
"Hiện nay Biển Đông Á chiếm khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới lưu thông trên tuyến hàng hải nối với Châu Âu, trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang dần cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm kiểm, khai thác các tài nguyên,bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm…
Biển và hải đảo có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng. Biển và hải đảo có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và giao thương của hầu hết các quốc gia trên thế giới", Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hoàng Trung Hải nói.
"Những tác động xấu do hoạt động của con người, nhất là việc xây dựng, cải tạo đảo, đá trên quy mô lớn trái quy luật, trái luật pháp quốc tế đã đe dọa nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên, môi trường của đại dương thế giới và của Biển Đông Á; ảnh hưởng tới an ninh hàng hải và chủ quyền của mỗi quốc gia, tới cuộc sống của chúng ta.
Việt Nam là một quốc gia biển có đường bờ biển dài trên 3.000 km, vùng đặc quyền kinh tế giàu tài nguyên, rộng hơn 1 triệu km2, có lịch sử khai thác, sử dụng và quản lý biển từ lâu đời. Biển luôn chiếm vị trí rất quan trọng trong tâm thức và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi có mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020 trở thành Quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển; kinh tế biển đóng góp khoảng 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu", Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Đại hội biển Đông Á do Tổ chức Đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) và các quốc gia thành viên tổ chức định kỳ 3 năm một lần, luân phiên tại các quốc gia thành viên nhằm tăng cường sự hợp tác, đồng thuận giữa các quốc gia, đối tác về chiến lược, phương pháp giải quyết các mối đe dọa đối với môi trường và phát triển bền vững của vùng biển Đông Á theo các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững.
Với chủ đề “Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương-Thiết lập chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các Biển Đông Á sau năm 2015”, Đại hội lần này sẽ gồm 3 phiên chính với các nội dung đánh giá những thành tựu, những bài học kinh nghiệm và những tiến bộ đạt được, mở rộng hoạt động thực tiễn có hiệu quả và hướng tới xây dựng nền kinh tế đại dương xanh, xác định các mục tiêu và kế hoạch mới cho khu vực Đông Á theo các cam kết toàn cầu.
Được biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về xây dựng, nền kinh tế xanh và phát triển bền vững; tăng cường hợp tác kinh tế biển với các quốc gia, trong đó có các quốc gia biển Đông Á. Và đã đạt nhiều tiến bộ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, ngăn chặn xu thế suy thoái của rừng ngập mặn, khôi phục đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, phát triển khoa học công nghệ biển, bước đầu giảm được xu thế suy thoái rạn san hô và nhiều hệ sinh thái quan trọng khác.
"Với mong muốn chia sẻ những bài học kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý biển và hải đảo, chúng tôi đề nghị các bạn cùng chung tay: nỗ lực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở các vùng biển Đông Á", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
Xuân Mai
Phát biểu đặc biệt tại sự kiện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, Đại hội Biển Đông Á là sự kiện quan trọng của khu vực Đông Á với Chủ đề “Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương-Thiết lập chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các Biển Đông Á sau năm 2015”, là diễn đàn của các nhà khoa học, các nhà quản lý biển, vùng kinh tế bờ biển, và hải đảo trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, thành tựu, về quản lý phát triển bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường đại dương, đặc biệt là các biển Đông Á.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Biển Đông Á lần thứ 5 |
Theo Phó Thủ tướng, đây cũng là dịp để các tổ chức và các bên liên quan trong khu vực xác định mục tiêu trọng điểm, khẳng định cam kết và thiết lập chương trình nghị sự phát triển bền vững vùng biển Đông Á, thông qua Chiến lược cập nhật phát triển bền vững Đông Á, xác định các mục tiêu chiến lược sau năm 2015 của PEMSEA và thông qua phương án tái cơ cấu PEMSEA thành tổ chức quốc tế độc lập, tự chủ về tài chính.
"Hiện nay Biển Đông Á chiếm khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới lưu thông trên tuyến hàng hải nối với Châu Âu, trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang dần cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm kiểm, khai thác các tài nguyên,bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm…
Biển và hải đảo có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng. Biển và hải đảo có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và giao thương của hầu hết các quốc gia trên thế giới", Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hoàng Trung Hải nói.
"Những tác động xấu do hoạt động của con người, nhất là việc xây dựng, cải tạo đảo, đá trên quy mô lớn trái quy luật, trái luật pháp quốc tế đã đe dọa nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên, môi trường của đại dương thế giới và của Biển Đông Á; ảnh hưởng tới an ninh hàng hải và chủ quyền của mỗi quốc gia, tới cuộc sống của chúng ta.
Việt Nam là một quốc gia biển có đường bờ biển dài trên 3.000 km, vùng đặc quyền kinh tế giàu tài nguyên, rộng hơn 1 triệu km2, có lịch sử khai thác, sử dụng và quản lý biển từ lâu đời. Biển luôn chiếm vị trí rất quan trọng trong tâm thức và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi có mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020 trở thành Quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển; kinh tế biển đóng góp khoảng 55% GDP và 60% kim ngạch xuất khẩu", Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Đại hội biển Đông Á do Tổ chức Đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) và các quốc gia thành viên tổ chức định kỳ 3 năm một lần, luân phiên tại các quốc gia thành viên nhằm tăng cường sự hợp tác, đồng thuận giữa các quốc gia, đối tác về chiến lược, phương pháp giải quyết các mối đe dọa đối với môi trường và phát triển bền vững của vùng biển Đông Á theo các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững.
Đại hội Biển Đông Á lần thứ 5 có sự tham dự của hơn 400 đại biểu là các quan chức cấp cao, nhà khoa học, đại diện các địa phương đến từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. |
Với chủ đề “Mục tiêu toàn cầu, lợi ích địa phương-Thiết lập chương trình nghị sự cho phát triển bền vững các Biển Đông Á sau năm 2015”, Đại hội lần này sẽ gồm 3 phiên chính với các nội dung đánh giá những thành tựu, những bài học kinh nghiệm và những tiến bộ đạt được, mở rộng hoạt động thực tiễn có hiệu quả và hướng tới xây dựng nền kinh tế đại dương xanh, xác định các mục tiêu và kế hoạch mới cho khu vực Đông Á theo các cam kết toàn cầu.
Được biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về xây dựng, nền kinh tế xanh và phát triển bền vững; tăng cường hợp tác kinh tế biển với các quốc gia, trong đó có các quốc gia biển Đông Á. Và đã đạt nhiều tiến bộ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, ngăn chặn xu thế suy thoái của rừng ngập mặn, khôi phục đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, phát triển khoa học công nghệ biển, bước đầu giảm được xu thế suy thoái rạn san hô và nhiều hệ sinh thái quan trọng khác.
Với vai trò địa phương đăng cai, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cam kết tạo điều kiện tốt nhất để Đại hội diễn ra thành công |
"Với mong muốn chia sẻ những bài học kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý biển và hải đảo, chúng tôi đề nghị các bạn cùng chung tay: nỗ lực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở các vùng biển Đông Á", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
Xuân Mai
Bình luận