Trong đó có 52 doanh nghiệp taxi, 17 doanh nghiệp vận tải khách và 2 doanh nghiệp vận tải container đăng ký điều chỉnh giảm giá cước.
Về mức giảm, có 17 doanh nghiệp kê khai giá cước vận tải hành khách tuyến cố định với mức giảm từ 5.000 - 60.000 đồng một hành khách (giảm 4 - 16,67%).
2 doanh nghiệp kê khai giá cước vận tải hàng hóa bằng container với mức giá điều chỉnh giảm 3 - 4% (giảm 800 - 900 đồng/tấn/km).
55 doanh nghiệp kê khai giá cước vận tải hành khách bằng taxi giảm 4 - 9% (tương đương 500 - 1.000 đồng/km) so với mức giá kê khai gần nhất.
Còn theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính đến ngày 3/12, Sở đã nhận được thông báo giá cước của 38 doanh nghiệp taxi, trong đó có 32 đơn vị đăng ký giảm giá, còn lại có 6 đơn vị giữ nguyên giá cước.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã giảm liên tiếp nhiều lần, nhưng cước vận tải vẫn gần như "bất động" đã khiến cho dư luận băn khoăn. Mới đây, Bộ Tài chính cũng có công văn yêu cầu các Sở Tài chính kiểm tra giám sát việc thực hiện kê khai giảm giá cước vận tải bằng xe ô tô phù hợp với biến động giảm của giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu thế giới giảm sâu, giá xăng bán lẻ trong nước cũng đã được điều chỉnh giảm liên tiếp song một số doanh nghiệp vận tải vẫn không điều chỉnh giảm giá cước vận tải.
Cụ thể, giá xăng bán lẻ trong nước đã giảm lần thứ 10 với mức giảm 5.391 đồng/lít xăng, tuy nhiên một số doanh nghiệp vận tải và hàng hóa tiêu dùng vẫn chưa chịu giảm giá cước vận tải và giá hàng hóa tiêu dùng cho thấy việc tăng giá theo giá xăng rõ ràng là hành động "té nước theo mưa" của doanh nghiệp và tiểu thương.
Sau lần nhắc nhở gần đây của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô đã thực hiện giảm giá cước vận tải và kê khai lại giá với Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải địa phương.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài chính: qua theo dõi cho thấy đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô chưa thực hiện kê khai giảm cước trong khi giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu thêm 2 đợt trong tháng 11/2014.
Chính vì vậy, ngay ngày đầu tiên của tháng 12, Bộ Tài chính lại một lần nữa đánh công văn số 17496 yêu cầu các Sở Tài chính địa phương có động thái rõ rệt hơn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai lại giá cước cho phù hợp với biến động của chi phí nhiện liệu và các yếu tố đầu vào trong giá thành vận tải.
Tuy có động thái giảm giá, nhưng mức giá giảm của các doanh nghiệp khá ít, chỉ dao động quanh mức 200 - 600 đồng/km. Theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, hiện hãng taxi Hương Lúa đã thực hiện giảm 200 đồng/km.
Theo đó, mức giá khởi điểm của hãng taxi này là 11.500 đồng/km cho 20 km đầu và từ 21km trở lên là 9.500 đồng/km.
Còn hãng taxi CP đã thực hiện giảm 600 đồng/km. Theo đó, giá khởi điểm của hãng taxi này là 12.000 đồng/km.
Theo hiệp hội các doanh nghiệp vận tải Việt Nam, giá xăng dầu chiếm khoảng 40-60% giá thành vận tải do vậy khi xăng dầu giảm sẽ là yếu tố tích cực tác động giúp làm giảm giá cước vận tải.
Châu Anh
Cước vận tải giảm nhỏ giọt |
2 doanh nghiệp kê khai giá cước vận tải hàng hóa bằng container với mức giá điều chỉnh giảm 3 - 4% (giảm 800 - 900 đồng/tấn/km).
55 doanh nghiệp kê khai giá cước vận tải hành khách bằng taxi giảm 4 - 9% (tương đương 500 - 1.000 đồng/km) so với mức giá kê khai gần nhất.
Còn theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính đến ngày 3/12, Sở đã nhận được thông báo giá cước của 38 doanh nghiệp taxi, trong đó có 32 đơn vị đăng ký giảm giá, còn lại có 6 đơn vị giữ nguyên giá cước.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã giảm liên tiếp nhiều lần, nhưng cước vận tải vẫn gần như "bất động" đã khiến cho dư luận băn khoăn. Mới đây, Bộ Tài chính cũng có công văn yêu cầu các Sở Tài chính kiểm tra giám sát việc thực hiện kê khai giảm giá cước vận tải bằng xe ô tô phù hợp với biến động giảm của giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu thế giới giảm sâu, giá xăng bán lẻ trong nước cũng đã được điều chỉnh giảm liên tiếp song một số doanh nghiệp vận tải vẫn không điều chỉnh giảm giá cước vận tải.
Cụ thể, giá xăng bán lẻ trong nước đã giảm lần thứ 10 với mức giảm 5.391 đồng/lít xăng, tuy nhiên một số doanh nghiệp vận tải và hàng hóa tiêu dùng vẫn chưa chịu giảm giá cước vận tải và giá hàng hóa tiêu dùng cho thấy việc tăng giá theo giá xăng rõ ràng là hành động "té nước theo mưa" của doanh nghiệp và tiểu thương.
Sau lần nhắc nhở gần đây của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô đã thực hiện giảm giá cước vận tải và kê khai lại giá với Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải địa phương.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài chính: qua theo dõi cho thấy đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô chưa thực hiện kê khai giảm cước trong khi giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu thêm 2 đợt trong tháng 11/2014.
Chính vì vậy, ngay ngày đầu tiên của tháng 12, Bộ Tài chính lại một lần nữa đánh công văn số 17496 yêu cầu các Sở Tài chính địa phương có động thái rõ rệt hơn trong việc yêu cầu các doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai lại giá cước cho phù hợp với biến động của chi phí nhiện liệu và các yếu tố đầu vào trong giá thành vận tải.
Tuy có động thái giảm giá, nhưng mức giá giảm của các doanh nghiệp khá ít, chỉ dao động quanh mức 200 - 600 đồng/km. Theo tìm hiểu của phóng viên VTC News, hiện hãng taxi Hương Lúa đã thực hiện giảm 200 đồng/km.
Theo đó, mức giá khởi điểm của hãng taxi này là 11.500 đồng/km cho 20 km đầu và từ 21km trở lên là 9.500 đồng/km.
Còn hãng taxi CP đã thực hiện giảm 600 đồng/km. Theo đó, giá khởi điểm của hãng taxi này là 12.000 đồng/km.
Theo hiệp hội các doanh nghiệp vận tải Việt Nam, giá xăng dầu chiếm khoảng 40-60% giá thành vận tải do vậy khi xăng dầu giảm sẽ là yếu tố tích cực tác động giúp làm giảm giá cước vận tải.
Châu Anh
Bình luận