(VTC News) - Đó là câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đặt ra cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên chất vấn sáng 13/6.
Xã hội hoá có đồng nghĩa với tư nhân hoá?
Ủng hộ chủ trương xã hội hoá, nhưng đại biểu Nguyễn Tiến Sinh lại tỏ ra lo ngại xã hội hoá là tư nhân hóa công trình quan trọng của nhà nước và tạo đặc quyền cho doanh nghiệp.
"Dự án mở rộng QL1A đang về đích trước thời hạn, trong đó 50% là nguồn vốn xã hội hoá. Vậy cơ chế huy động và quản lý nguồn xã hội hoá như thế nào? Chống thất thoát đội giá ra sao?", đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đặt câu hỏi.
Trước băn khoăn này của đại biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh xã hội hóa hạ tầng không phải là tư nhân hóa vì chúng ta không buông lỏng quản lý nhà nước đối với vấn đề này. Đơn vị xây dựng sẽ thu phí để hoàn vốn một thời gian rồi giao lại cho Nhà nước sử dụng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo tính toán của Bộ GTVT về nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông thì cần số tiền là 1.015 ngàn tỷ đồng để phục vụ nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông.
Trong khi đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chỉ cân đối được 38%, thiếu đến 62%. Bài toán đặt ra phải là xã hội hoá đầu tư các nguồn lực, và việc nhân dân đóng góp.
“Cái gì cũng phải là công sức của toàn dân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về việc xã hội hóa có trở thành tư nhân hóa hay không, Phó Thủ tướng cho rằng đây là một câu hỏi "rất hay". Ông cũng khẳng định, xã hội hoá không đồng nghĩa với tư nhân hóa. Vì xã hội hoá giao thông là BT tức là chuyển giao hoặc PPP là hợp tác chuyển giao. Sau một thời gian, khi nhà đầu tư hoàn vốn sẽ trả lại công trình hạ tầng đó cho nhà nước bằng 0 đồng”.
Ta xã hội hóa nhưng không buông lỏng quản lý của nhà nước: nhà nước vẫn phải quản giá thu phí, chuyển nhượng dự án và đặc biệt là quản lý đất đai. Phải quản lý sao cho cả nhân dân, nhà đầu tư và Nhà nước đều có lợi.
Về quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng cho biết, cơ chế đầu tư là theo cơ chế BOT - xây dựng, kinh doanh, chuyển giao. Chất lượng công trình phải bảo hành 4 năm, khi giải ngân phải có 4 nhà giám sát kiểm tra chất về chất lượng, chọn nhà đầu tư phải minh bạch.
"Tôi yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, chính quyền và nhân dân địa phương phải tăng cường giám sát chất lượng công trình để dự án hoàn thành đáp ứng đúng mong mỏi người dân", ông Phúc nói.
Nợ công ở mức 62% GDP
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân băn khoăn khi kỳ họp cuối năm 2014, Thủ tướng có giải trình chi tiết về nợ công nhưng cử tri vẫn lo lắng vô cùng về an toàn nợ công.
"Chính phủ nói nợ công tăng cao, tăng nhanh nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn nhưng dân vẫn lo? Tại sao lại có độ vênh trong nhận thức về đánh giá về nợ công giữa người dân và chính phủ?", đại biểu đặt câu hỏi.
Về vấn đề này, theo Phó Thủ tướng, vấn đề quan trọng nhất của nợ công là vay và khả năng trả nợ.
Đến nay nợ công của nước ta ở mức 62% GDP, trong khi giới hạn là 65% nên Chính phủ rất thận trọng trong các khoản vay.
Thủ tướng đã ký Chỉ thị về quản lý nợ công với nhiều giải pháp quyết liệt, cụ thể, quản lý chặt chẽ các khoản vay.
Giải pháp sắp tới vẫn là phải Tăng cường quàn lý chi tiêu công. Cơ cấu lại nợ công, tăng vay trong nước, giảm vay nước ngoài, vay ODA lãi suất thấp, tăng vay dài hạn, giảm vay ngắn hạn, tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ thất thoát. Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô- đây là quan trọng vì tạo môi trường đầu tư tốt thì kích thích sản xuất.
Cải thiện môi trường đầu tư
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) chất vấn các biện pháp để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển.
Phó Thủ tướng cho biết: Chúng ta có gần 500.000 doanh nghiệp và 4 triệu hộ kinh doanh cá thể có thể phát triển thành doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp của chúng ta quy mô nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao vì môi trường kinh doanh chưa tốt, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập nên một số doanh nghiệp chưa yên tâm đầu tư để có lợi cho mình, cho đất nước.
Để phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, không hình sự hóa quan hệ dân sự kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phải tốt hơn, phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, tiếp tục cải cách hành chính tạo môi trường tốt hơn để doanh nghiệp phát triển, trong đó có doanh nghiệp tư nhân.
Châu Anh
Xã hội hoá có đồng nghĩa với tư nhân hoá?
Ủng hộ chủ trương xã hội hoá, nhưng đại biểu Nguyễn Tiến Sinh lại tỏ ra lo ngại xã hội hoá là tư nhân hóa công trình quan trọng của nhà nước và tạo đặc quyền cho doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Trước băn khoăn này của đại biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh xã hội hóa hạ tầng không phải là tư nhân hóa vì chúng ta không buông lỏng quản lý nhà nước đối với vấn đề này. Đơn vị xây dựng sẽ thu phí để hoàn vốn một thời gian rồi giao lại cho Nhà nước sử dụng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo tính toán của Bộ GTVT về nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông thì cần số tiền là 1.015 ngàn tỷ đồng để phục vụ nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông.
Trong khi đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chỉ cân đối được 38%, thiếu đến 62%. Bài toán đặt ra phải là xã hội hoá đầu tư các nguồn lực, và việc nhân dân đóng góp.
“Cái gì cũng phải là công sức của toàn dân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về việc xã hội hóa có trở thành tư nhân hóa hay không, Phó Thủ tướng cho rằng đây là một câu hỏi "rất hay". Ông cũng khẳng định, xã hội hoá không đồng nghĩa với tư nhân hóa. Vì xã hội hoá giao thông là BT tức là chuyển giao hoặc PPP là hợp tác chuyển giao. Sau một thời gian, khi nhà đầu tư hoàn vốn sẽ trả lại công trình hạ tầng đó cho nhà nước bằng 0 đồng”.
Ta xã hội hóa nhưng không buông lỏng quản lý của nhà nước: nhà nước vẫn phải quản giá thu phí, chuyển nhượng dự án và đặc biệt là quản lý đất đai. Phải quản lý sao cho cả nhân dân, nhà đầu tư và Nhà nước đều có lợi.
Về quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng cho biết, cơ chế đầu tư là theo cơ chế BOT - xây dựng, kinh doanh, chuyển giao. Chất lượng công trình phải bảo hành 4 năm, khi giải ngân phải có 4 nhà giám sát kiểm tra chất về chất lượng, chọn nhà đầu tư phải minh bạch.
"Tôi yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, chính quyền và nhân dân địa phương phải tăng cường giám sát chất lượng công trình để dự án hoàn thành đáp ứng đúng mong mỏi người dân", ông Phúc nói.
Nợ công ở mức 62% GDP
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân băn khoăn khi kỳ họp cuối năm 2014, Thủ tướng có giải trình chi tiết về nợ công nhưng cử tri vẫn lo lắng vô cùng về an toàn nợ công.
"Chính phủ nói nợ công tăng cao, tăng nhanh nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn nhưng dân vẫn lo? Tại sao lại có độ vênh trong nhận thức về đánh giá về nợ công giữa người dân và chính phủ?", đại biểu đặt câu hỏi.
Về vấn đề này, theo Phó Thủ tướng, vấn đề quan trọng nhất của nợ công là vay và khả năng trả nợ.
Đến nay nợ công của nước ta ở mức 62% GDP, trong khi giới hạn là 65% nên Chính phủ rất thận trọng trong các khoản vay.
Thủ tướng đã ký Chỉ thị về quản lý nợ công với nhiều giải pháp quyết liệt, cụ thể, quản lý chặt chẽ các khoản vay.
Giải pháp sắp tới vẫn là phải Tăng cường quàn lý chi tiêu công. Cơ cấu lại nợ công, tăng vay trong nước, giảm vay nước ngoài, vay ODA lãi suất thấp, tăng vay dài hạn, giảm vay ngắn hạn, tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ thất thoát. Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô- đây là quan trọng vì tạo môi trường đầu tư tốt thì kích thích sản xuất.
Cải thiện môi trường đầu tư
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) chất vấn các biện pháp để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển.
Phó Thủ tướng cho biết: Chúng ta có gần 500.000 doanh nghiệp và 4 triệu hộ kinh doanh cá thể có thể phát triển thành doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp của chúng ta quy mô nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao vì môi trường kinh doanh chưa tốt, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập nên một số doanh nghiệp chưa yên tâm đầu tư để có lợi cho mình, cho đất nước.
Để phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, không hình sự hóa quan hệ dân sự kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phải tốt hơn, phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, tiếp tục cải cách hành chính tạo môi trường tốt hơn để doanh nghiệp phát triển, trong đó có doanh nghiệp tư nhân.
Châu Anh
Bình luận